Cá tra Việt Nam đang mất dần lợi thế?
Có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, song cá tra Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mất thị phần
Mười năm qua, từ một loài cá bản địa, khai thác tự nhiên, con cá tra đã phát triển và trở thành sản phẩm chiến lược của Việt Nam.
Hiện cá tra đã được xuất khẩu đến 126 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước.
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này đã đạt trên 1,453 tỷ USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản (4,509 tỷ USD), tăng 48,4% so với năm 2007.
Lỏng lẻo từ sản xuất đến tiêu thụ
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó có nhóm sản phẩm cá tra. Quan trọng hơn, nghề này chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nước), nhưng tạo việc làm cho trên 16 triệu công nhân và ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
Vai trò quan trọng như vậy, song cho đến nay các khâu từ sản xuất tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cá tra vẫn còn quá nhiều bất cập.
Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ), con cá tra vùng này có lợi thế rất lớn, nhưng đến nay vẫn phát triển một cách bấp bênh, giá cả lên xuống thất thường.
Giá thành sản xuất cao, song con cá tra phải thường xuyên đối mặt với những đợt khủng hoảng cung cầu, nặng nề nhất là năm 2008, và đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất vẫn là ngư dân.
Nguyên nhân là do quản lý Nhà nước đối với con cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long. còn lỏng lẻo, thiếu quy hoạch, kế hoạch và thông tin.
Tại cuộc họp về sản xuất, tiêu thụ cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những yếu kém, trong đó nổi lên hai nhóm vấn đề chính.
Thứ nhất, quản lý Nhà nước bao gồm thể chế, cơ chế và những qui định của Nhà nước ở lĩnh vực này chưa đáp ứng kịp những yêu cầu mới. Chất lượng con giống đang ở mức báo động, sản phẩm xuất khẩu bị nước ngoài dựng hàng rào kỹ thuật đánh bật ra, gây tai tiếng. Thủ tướng cho rằng: "Trách doanh nghiệp một nhưng trách quản lý Nhà nước hai, ba phần".
Thứ hai là thiếu sự liên kết ngang, thiếu sự hợp tác trong chuỗi sản xuất cũng là chuỗi phân chia giá trị lợi nhuận. Từ ao nuôi cho tới bàn ăn, ra nước ngoài vào siêu thị, con cá tra là một sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu liên kết.
Thiếu liên kết từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, ngư dân nuôi cá, doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu... Do đó trong thời gian tới cần có sự hợp tác tự nguyện, sự gắn kết từng khâu trong chuỗi giá trị lại với nhau để đạt hiệu quả cao và bền vững hơn
Cạnh tranh sẽ gay gắt
Để khắc phục những yếu kém trên, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xây dựng Đề án Sản xuất - tiêu thụ cá tra, đồng bộ mang tầm quốc gia, trình Thủ tướng phê duyệt; thành lập Ban điều hành sản xuất - tiêu thụ cá tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban, các bộ, ngành liên quan và chủ tịch ủy ban nhân dân của 10 tỉnh có nuôi cá tra là thành viên.
Trong đề án cần lưu ý xác định con cá tra là sản phẩm lợi thế đặc biệt, đặc thù của đồng bằng có khả năng cạnh tranh cao, có lợi thế lớn, phải khai thác tối đa . Do đó, con cá tra phải được sản xuất lớn, theo hướng quy mô công nghiệp tiên tiến, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đủ sức thâm nhập thị trường thế giới, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, tránh làm ăn theo kiểu manh mún nhỏ lẻ như hiện nay.
Hiện nay, ngoài bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn được nuôi ở một số nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia... và là một trong 6 loài cá nuôi quan trọng nhất khu vực này.
Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, sản lượng cá tra nuôi chiếm 1/2 tổng sản lượng các loài cá nuôi khác. Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
Trong khi Việt Nam còn loay hoay với chiến lược thị trường cho cá tra và xử lý những doanh nghiệp "xé rào", hạ giá xuất khẩu và giá thu mua cá làm thiệt hại cho hàng vạn hộ nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long, thì con cá tra của Việt Nam sắp tới đây sẽ có các đối thủ cạnh tranh nặng ký.
Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước đầu tư cho con cá tra mạnh nhất. Thái Lan đã đầu tư 20 triệu USD nghiên cứu nuôi cá tra ao, hầm. Dự báo, một hoặc hai năm nữa lợi thế độc quyền của con cá tra Việt Nam sẽ không còn, và sẽ bị thu hẹp thị phần nếu những yếu kém từ sản xuất đến tiêu thụ chậm được khắc phục...
Hiện cá tra đã được xuất khẩu đến 126 quốc gia và vùng lãnh thổ với sản lượng nuôi tăng gấp 50 lần, vượt ngưỡng 1 triệu tấn mỗi năm, giá trị xuất khẩu tăng gấp 65 lần, đóng góp khoảng 2% GDP của cả nước.
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm này đã đạt trên 1,453 tỷ USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản (4,509 tỷ USD), tăng 48,4% so với năm 2007.
Lỏng lẻo từ sản xuất đến tiêu thụ
Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế chỉ đếm được trên đầu ngón tay, trong đó có nhóm sản phẩm cá tra. Quan trọng hơn, nghề này chỉ sử dụng một diện tích rất nhỏ (khoảng 6.000 ha mặt nước), nhưng tạo việc làm cho trên 16 triệu công nhân và ngư dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long.
Vai trò quan trọng như vậy, song cho đến nay các khâu từ sản xuất tiêu thụ, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm cá tra vẫn còn quá nhiều bất cập.
Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long (Đại học Cần Thơ), con cá tra vùng này có lợi thế rất lớn, nhưng đến nay vẫn phát triển một cách bấp bênh, giá cả lên xuống thất thường.
Giá thành sản xuất cao, song con cá tra phải thường xuyên đối mặt với những đợt khủng hoảng cung cầu, nặng nề nhất là năm 2008, và đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất vẫn là ngư dân.
Nguyên nhân là do quản lý Nhà nước đối với con cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long. còn lỏng lẻo, thiếu quy hoạch, kế hoạch và thông tin.
Tại cuộc họp về sản xuất, tiêu thụ cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ ra những yếu kém, trong đó nổi lên hai nhóm vấn đề chính.
Thứ nhất, quản lý Nhà nước bao gồm thể chế, cơ chế và những qui định của Nhà nước ở lĩnh vực này chưa đáp ứng kịp những yêu cầu mới. Chất lượng con giống đang ở mức báo động, sản phẩm xuất khẩu bị nước ngoài dựng hàng rào kỹ thuật đánh bật ra, gây tai tiếng. Thủ tướng cho rằng: "Trách doanh nghiệp một nhưng trách quản lý Nhà nước hai, ba phần".
Thứ hai là thiếu sự liên kết ngang, thiếu sự hợp tác trong chuỗi sản xuất cũng là chuỗi phân chia giá trị lợi nhuận. Từ ao nuôi cho tới bàn ăn, ra nước ngoài vào siêu thị, con cá tra là một sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng lại thiếu liên kết.
Thiếu liên kết từ sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, ngư dân nuôi cá, doanh nghiệp thu mua chế biến, xuất khẩu... Do đó trong thời gian tới cần có sự hợp tác tự nguyện, sự gắn kết từng khâu trong chuỗi giá trị lại với nhau để đạt hiệu quả cao và bền vững hơn
Cạnh tranh sẽ gay gắt
Để khắc phục những yếu kém trên, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm xây dựng Đề án Sản xuất - tiêu thụ cá tra, đồng bộ mang tầm quốc gia, trình Thủ tướng phê duyệt; thành lập Ban điều hành sản xuất - tiêu thụ cá tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm trưởng ban, các bộ, ngành liên quan và chủ tịch ủy ban nhân dân của 10 tỉnh có nuôi cá tra là thành viên.
Trong đề án cần lưu ý xác định con cá tra là sản phẩm lợi thế đặc biệt, đặc thù của đồng bằng có khả năng cạnh tranh cao, có lợi thế lớn, phải khai thác tối đa . Do đó, con cá tra phải được sản xuất lớn, theo hướng quy mô công nghiệp tiên tiến, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đủ sức thâm nhập thị trường thế giới, trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực, tránh làm ăn theo kiểu manh mún nhỏ lẻ như hiện nay.
Hiện nay, ngoài bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam, loài cá này còn được nuôi ở một số nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Indonesia... và là một trong 6 loài cá nuôi quan trọng nhất khu vực này.
Ở Campuchia, tỷ lệ cá tra thả nuôi chiếm 98% trong 3 loài thuộc họ cá tra, sản lượng cá tra nuôi chiếm 1/2 tổng sản lượng các loài cá nuôi khác. Thái Lan, Malaysia, Indonesia đã nuôi cá tra có hiệu quả từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
Trong khi Việt Nam còn loay hoay với chiến lược thị trường cho cá tra và xử lý những doanh nghiệp "xé rào", hạ giá xuất khẩu và giá thu mua cá làm thiệt hại cho hàng vạn hộ nuôi cá ở đồng bằng sông Cửu Long, thì con cá tra của Việt Nam sắp tới đây sẽ có các đối thủ cạnh tranh nặng ký.
Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Thái Lan và Trung Quốc là hai nước đầu tư cho con cá tra mạnh nhất. Thái Lan đã đầu tư 20 triệu USD nghiên cứu nuôi cá tra ao, hầm. Dự báo, một hoặc hai năm nữa lợi thế độc quyền của con cá tra Việt Nam sẽ không còn, và sẽ bị thu hẹp thị phần nếu những yếu kém từ sản xuất đến tiêu thụ chậm được khắc phục...