Các nền kinh tế mới nổi để mặc cho đồng nội tệ mất giá
Nhiều khả năng các nền kinh tế mới nổi sẽ tiếp tục cho phép đồng nội tệ mất giá trong năm 2016
Nhiều nền kinh tế mới nổi hàng đầu đang tận dụng lợi thế cạnh tranh xuất khẩu lớn hơn mà đồng nội tệ mất giá mang lại. Điều này khiến dự trữ ngoại hối của các nước này ít chịu tác động, Bloomberg cho biết.
Theo dữ liệu của hãng tin trên, dự trữ ngoại hối của 12 nền kinh tế mới nổi lớn nhất, không bao gồm Trung Quốc và các quốc gia thực hiện chế độ neo buộc tỷ giá, chỉ giảm khoảng 2% trong năm 2015, xuống còn 2,8 nghìn tỷ USD. Mức giảm thực tế có thể thấp hơn vì đồng USD mạnh lên làm giảm giá trị của các đồng tiền dự trữ khác như Euro.
Trong khi Trung Quốc rút hơn 400 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối trong năm 2015 để bình ổn tỷ giá đồng Nhân dân tệ, hầu hết các nền kinh tế mới nổi khác như Nga và Thái Lan lại để đồng tiền của mình mất giá, mang lại lợi ích cho lĩnh vực xuất khẩu.
Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản giảm sâu và mức nợ bằng USD thấp của chính phủ các nước này, đồng nội tệ yếu không khiến lạm phát tăng vọt hay làm suy yếu cán cân ngân sách như từng xảy ra trước đây.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ ngoại tệ so với GDP của các nước đang phát triển đã giảm xuống mức 25% vào năm 2013 từ mức 40% vào năm 1999. Tỷ lệ lạm phát trung bình tại các nền kinh tế mới nổi trong năm 2015 được IMF dự báo giảm còn 5,5% từ mức trung bình 6% của 5 năm.
Thực tế này dẫn tới những dự báo cho rằng ngân hàng trung ương các nước này sẽ tiếp tục cho phép đồng nội tệ mất giá trong năm 2016, trừ phi sự mất giá ra khỏi tầm kiểm soát.
Trong năm 2015, tất cả các đồng tiền của 24 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, trừ đồng Đôla Hồng Kông, đều mất giá so với USD do tăng trưởng kinh tế giảm tốc, giá hàng hóa cơ bản giảm, và việc Mỹ tăng lãi suất.
Một chỉ số của Bloomberg đo sức mạnh đồng tiền các nền kinh tế mới nổi đã giảm khoảng 15% trong năm 2015, sau khi giảm 12% trong năm 2014, đánh dấu chuỗi 2 năm giảm mạnh nhất kể từ ít nhất năm 1999.
Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế mới nổi đã chọn cách để mặc cho đồng tiền rớt giá.
Trong năm 2015, Nga không hề “động chạm” đến dự trữ ngoại hối 369 tỷ USD của mình, dù đồng Rúp sụt giá 19%. Hàn Quốc và Thái Lan duy trì dự trữ ngoại hối ở các mức tương ứng lần lượt là 368 tỷ USD và 148 tỷ USD. Dự trữ của Ấn Độ thậm chí tăng 11% lên mức 328 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đang cho thấy những tín hiệu sẽ “đối xử” khác với dự trữ ngoại hối 3,4 nghìn tỷ USD của mình.
Tháng 12, PBOC để đồng Nhân dân tệ giảm giá xuống mức thấp nhất 4 năm, sau khi chi 213 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối trong 4 tháng trước đó để bình ổn tỷ giá đồng tiền này.
Mặc dù vậy, vẫn có một số quốc gia sản xuất hàng hóa cơ bản không thể không rút dự trữ ngoại hối khi đồng nội tệ mất giá nhanh.
Dự trữ ngoại hối của Malaysia đã giảm 18% trong năm ngoái, còn 95 tỷ USD, khi đồng Ringgit của nước này mất giá 19%. Saudi Arabia đã phải chi 97 tỷ USD, tương đương 13% dự trữ ngoại hối, để duy trì neo buộc tỷ giá ở mức 3,73 Riyal đổi 1 USD.
Theo dữ liệu của hãng tin trên, dự trữ ngoại hối của 12 nền kinh tế mới nổi lớn nhất, không bao gồm Trung Quốc và các quốc gia thực hiện chế độ neo buộc tỷ giá, chỉ giảm khoảng 2% trong năm 2015, xuống còn 2,8 nghìn tỷ USD. Mức giảm thực tế có thể thấp hơn vì đồng USD mạnh lên làm giảm giá trị của các đồng tiền dự trữ khác như Euro.
Trong khi Trung Quốc rút hơn 400 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối trong năm 2015 để bình ổn tỷ giá đồng Nhân dân tệ, hầu hết các nền kinh tế mới nổi khác như Nga và Thái Lan lại để đồng tiền của mình mất giá, mang lại lợi ích cho lĩnh vực xuất khẩu.
Trong bối cảnh giá hàng hóa cơ bản giảm sâu và mức nợ bằng USD thấp của chính phủ các nước này, đồng nội tệ yếu không khiến lạm phát tăng vọt hay làm suy yếu cán cân ngân sách như từng xảy ra trước đây.
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tỷ lệ nợ ngoại tệ so với GDP của các nước đang phát triển đã giảm xuống mức 25% vào năm 2013 từ mức 40% vào năm 1999. Tỷ lệ lạm phát trung bình tại các nền kinh tế mới nổi trong năm 2015 được IMF dự báo giảm còn 5,5% từ mức trung bình 6% của 5 năm.
Thực tế này dẫn tới những dự báo cho rằng ngân hàng trung ương các nước này sẽ tiếp tục cho phép đồng nội tệ mất giá trong năm 2016, trừ phi sự mất giá ra khỏi tầm kiểm soát.
Trong năm 2015, tất cả các đồng tiền của 24 nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, trừ đồng Đôla Hồng Kông, đều mất giá so với USD do tăng trưởng kinh tế giảm tốc, giá hàng hóa cơ bản giảm, và việc Mỹ tăng lãi suất.
Một chỉ số của Bloomberg đo sức mạnh đồng tiền các nền kinh tế mới nổi đã giảm khoảng 15% trong năm 2015, sau khi giảm 12% trong năm 2014, đánh dấu chuỗi 2 năm giảm mạnh nhất kể từ ít nhất năm 1999.
Tuy nhiên, hầu hết các nền kinh tế mới nổi đã chọn cách để mặc cho đồng tiền rớt giá.
Trong năm 2015, Nga không hề “động chạm” đến dự trữ ngoại hối 369 tỷ USD của mình, dù đồng Rúp sụt giá 19%. Hàn Quốc và Thái Lan duy trì dự trữ ngoại hối ở các mức tương ứng lần lượt là 368 tỷ USD và 148 tỷ USD. Dự trữ của Ấn Độ thậm chí tăng 11% lên mức 328 tỷ USD.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) cũng đang cho thấy những tín hiệu sẽ “đối xử” khác với dự trữ ngoại hối 3,4 nghìn tỷ USD của mình.
Tháng 12, PBOC để đồng Nhân dân tệ giảm giá xuống mức thấp nhất 4 năm, sau khi chi 213 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối trong 4 tháng trước đó để bình ổn tỷ giá đồng tiền này.
Mặc dù vậy, vẫn có một số quốc gia sản xuất hàng hóa cơ bản không thể không rút dự trữ ngoại hối khi đồng nội tệ mất giá nhanh.
Dự trữ ngoại hối của Malaysia đã giảm 18% trong năm ngoái, còn 95 tỷ USD, khi đồng Ringgit của nước này mất giá 19%. Saudi Arabia đã phải chi 97 tỷ USD, tương đương 13% dự trữ ngoại hối, để duy trì neo buộc tỷ giá ở mức 3,73 Riyal đổi 1 USD.