Các “ông lớn” thoái vốn mạnh ở mảng bất động sản
Cả nước đã thoái được gần 5.000 tỷ đồng, nhưng tổng thu về đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng
“Cổ phần hóa về tổng thể thì chúng ta không mất mà chỉ làm cho doanh nghiệp mạnh lên. Đều là doanh nghiệp Việt Nam cả, và cách chúng ta làm là tạo điều kiện, khuyến khích để người dân làm kinh tế”.
Quan điểm trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra cuộc họp giao ban quý 1/2015 của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chiều 26/3.
Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, theo kế hoạch năm 2015, cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp này đều đã thành lập ban chỉ đạo, trong đó trên 200 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 81 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và 29 doanh nghiệp đã cổ phần hóa.
Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cả nước đã thoái được gần 5.000 tỷ đồng, nhưng tổng thu về đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 45% tổng thu từ thoái vốn.
Đáng chú ý là số doanh nghiệp thực hiện đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua hai sở giao dịch chứng khoán trong năm ngoái cao gấp 1,4 lần so với cả 3 năm trước.
Đến nay đã có 23 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong năm 2014 cũng như 3 tháng đầu năm 2015 đạt kết quả tích cực, thể hiện ở tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tăng lên, đạt 3,2 triệu tỷ đồng, vốn nhà nước cũng được bảo toàn và tăng lên 1,2 triệu tỷ đồng.
Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động đều tăng lên. Đặc biệt, cổ phần hóa đã tạo ra những doanh nghiệp mới, đa sở hữu, thu hút được vốn đầu tư ngoài xã hội, từ đó góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà lớn nhất là hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực về tài sản và vốn; một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ; năng suất lao động trong doanh nghiệp nhà nước thấp.
Việc tiến hành cổ phần hóa vẫn còn chậm và vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần.
“Phấn đấu trong 9 tháng còn lại của năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch. Việc cổ phần hóa phải gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Bắt buộc phải niêm yết khi đủ điều kiện”, Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tập trung và sớm phê duyệt phương án sắp xếp lại các nông, lâm trường. “Dứt khoát thu hẹp lại các nông lâm trường và giao cho dân”.
Quan điểm trên được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ra cuộc họp giao ban quý 1/2015 của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chiều 26/3.
Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, theo kế hoạch năm 2015, cả nước cần phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước. Tất cả các doanh nghiệp này đều đã thành lập ban chỉ đạo, trong đó trên 200 doanh nghiệp đang tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp, 81 doanh nghiệp đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và 29 doanh nghiệp đã cổ phần hóa.
Về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cả nước đã thoái được gần 5.000 tỷ đồng, nhưng tổng thu về đã lên tới gần 7.000 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực bất động sản chiếm 45% tổng thu từ thoái vốn.
Đáng chú ý là số doanh nghiệp thực hiện đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua hai sở giao dịch chứng khoán trong năm ngoái cao gấp 1,4 lần so với cả 3 năm trước.
Đến nay đã có 23 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế trình Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Thủ tướng đã phê duyệt 19 phương án, trong đó bổ sung 106 doanh nghiệp cổ phần hóa năm 2015 và 109 doanh nghiệp cổ phần hóa giai đoạn 2016-2020.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trong năm 2014 cũng như 3 tháng đầu năm 2015 đạt kết quả tích cực, thể hiện ở tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn tăng lên, đạt 3,2 triệu tỷ đồng, vốn nhà nước cũng được bảo toàn và tăng lên 1,2 triệu tỷ đồng.
Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động đều tăng lên. Đặc biệt, cổ phần hóa đã tạo ra những doanh nghiệp mới, đa sở hữu, thu hút được vốn đầu tư ngoài xã hội, từ đó góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhất là thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng cho rằng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế mà lớn nhất là hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực về tài sản và vốn; một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và thua lỗ; năng suất lao động trong doanh nghiệp nhà nước thấp.
Việc tiến hành cổ phần hóa vẫn còn chậm và vẫn còn nhiều doanh nghiệp nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần.
“Phấn đấu trong 9 tháng còn lại của năm 2015 phải hoàn thành cổ phần hóa 289 doanh nghiệp nhà nước theo kế hoạch. Việc cổ phần hóa phải gắn liền với việc niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Bắt buộc phải niêm yết khi đủ điều kiện”, Thủ tướng chỉ đạo.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu tập trung và sớm phê duyệt phương án sắp xếp lại các nông, lâm trường. “Dứt khoát thu hẹp lại các nông lâm trường và giao cho dân”.