“Nhà nước nên thoái 100% vốn các doanh nghiệp không cần giữ”
Bình luận về kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới
Tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam với tên gọi “Việt Nam - điểm đến của nhà đầu tư Nhật Bản” tại Tokyo (Nhật Bản) cuối tháng 4/2014, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh thực hiện cải cách doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt chú trọng công tác cổ phần hóa gắn với niêm yết, thực hiện thoái vốn đầu tư ngoài ngành của khối này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, từ nay đến hết năm 2015, Việt Nam lên kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn đang tìm nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa ngay trong năm nay.
Trao đổi với VnEconomy về thông tin này, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho rằng trong tiến trình cổ phần hóa, Nhà nước nên giữ lại những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh cần phải giữ, còn nếu không cần giữ thì nên thoái toàn bộ vốn. Làm như vậy, theo ông, sẽ thu hút được vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài kiến nghị trên, Chủ tịch SSI cũng cho rằng, để tiến trình cổ phần hóa thành công, cơ quan quản lý nên công bố công khai danh sách doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn để nhà đầu tư nắm bắt và tìm kiếm cơ hội. Bên cạnh đó, nên bán đấu giá cổ phần qua các tổ chức trung gian, công khai các thông tin đấu giá trên phương tiện thông tin đại chúng...
Cũng theo ông Hưng, khi nhà nước thoái 100% vốn khỏi những doanh nghiệp này thì những cổ đông tư nhân sẽ tự “lèo lái” đưa doanh nghiệp hoạt động theo hướng thị trường hơn và hiệu quả hơn trước.
Chủ tịch SSI lưu ý, thường doanh nghiệp nhà nước đâu đó vẫn tồn đọng các khoản nợ xấu, nên việc thoái 100% vốn sẽ giúp nhà nước bớt đi gánh nặng nợ xấu, và trong tương lai cũng sẽ không phải lo phát sinh nợ xấu mới từ các doanh nghiệp đã thoái vốn.
Có cùng quan điểm trên, trao đổi với VnEconomy bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân cuối tháng 4 vừa qua, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng: “Doanh nghiệp nào mà nhà nước không cần nắm giữ thì không nên duy trì vốn nhà nước khi cổ phần hóa”.
Ông Lịch dẫn ví dụ, nếu cổ phần hóa một tổng công ty nằm trong danh mục nhà nước không cần nắm giữ, khi bán đấu giá chỉ bán 30%, nhà nước vẫn nắm 70%, thì không nhà đầu tư tư nhân nào dám mua cả. Vì khi mua, công ty đó vẫn là doanh nghiệp nhà nước. “Thay đổi được gì mà người ta bỏ tiền mua vào?”, ông đặt câu hỏi.
Nhưng với tổng công ty mà nhà nước không cần nắm giữ vốn, tư nhân họ có thể mua 100% vốn rồi thay đổi quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
“Nếu làm được như vậy thì mới tạo được niềm tin”, ông Lịch nói.
Cũng theo TS. Trần Du Lịch, trong hai năm 2014 và 2015, Trung ương yêu cầu phải tái cấu trúc đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại - tổ chức tài chính và tập đoàn - tổng công ty nhà nước. Đây là ba vấn đề phải làm để tạo động lực cho tái cấu trúc chung của cả nền kinh tế.
Riêng việc tái cấu trúc tập đoàn - tổng công ty nhà nước, theo ông Lịch, trong 1-2 năm nếu không cổ phần được 500 doanh nghiệp thì cũng phải cổ phần hóa một số tổng công ty lớn.
Ông cho rằng, sau thông điệp đầu năm của Thủ tướng thì tất cả đều khởi động, từ thuê tư vấn, định giá tài sản doanh nghiệp, doanh nghiệp nào xong thì đưa ra bán đấu giá, chưa xong thì để lại.
“Tôi cho rằng, thông điệp đầu năm của Thủ tướng là cực kỳ quan trọng, và đặc biệt một số ngành còn quy trách nhiệm nếu không cổ phần hóa thì cách chức lãnh đạo… Động thái là quan trọng, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng trong 2 năm có thể cổ phần hóa xong 500 doanh nghiệp nhà nước và đưa ra thị trường hết. Tôi không nghĩ có thể làm được như vậy, nhưng làm sao trong hai năm tới ít ra cũng thoái vốn khỏi 5-7 tổng công ty mà nhà nước không cần nắm giữ vốn”, ông nói.
“Làm được như vậy, sẽ tạo được niềm tin cho thị trường”.
Cũng theo Bộ trưởng Dũng, từ nay đến hết năm 2015, Việt Nam lên kế hoạch cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước, trong đó có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước lớn đang tìm nhà đầu tư chiến lược để cổ phần hóa ngay trong năm nay.
Trao đổi với VnEconomy về thông tin này, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), cho rằng trong tiến trình cổ phần hóa, Nhà nước nên giữ lại những doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh cần phải giữ, còn nếu không cần giữ thì nên thoái toàn bộ vốn. Làm như vậy, theo ông, sẽ thu hút được vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài kiến nghị trên, Chủ tịch SSI cũng cho rằng, để tiến trình cổ phần hóa thành công, cơ quan quản lý nên công bố công khai danh sách doanh nghiệp nhà nước sẽ thoái vốn để nhà đầu tư nắm bắt và tìm kiếm cơ hội. Bên cạnh đó, nên bán đấu giá cổ phần qua các tổ chức trung gian, công khai các thông tin đấu giá trên phương tiện thông tin đại chúng...
Cũng theo ông Hưng, khi nhà nước thoái 100% vốn khỏi những doanh nghiệp này thì những cổ đông tư nhân sẽ tự “lèo lái” đưa doanh nghiệp hoạt động theo hướng thị trường hơn và hiệu quả hơn trước.
Chủ tịch SSI lưu ý, thường doanh nghiệp nhà nước đâu đó vẫn tồn đọng các khoản nợ xấu, nên việc thoái 100% vốn sẽ giúp nhà nước bớt đi gánh nặng nợ xấu, và trong tương lai cũng sẽ không phải lo phát sinh nợ xấu mới từ các doanh nghiệp đã thoái vốn.
Có cùng quan điểm trên, trao đổi với VnEconomy bên lề Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân cuối tháng 4 vừa qua, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng: “Doanh nghiệp nào mà nhà nước không cần nắm giữ thì không nên duy trì vốn nhà nước khi cổ phần hóa”.
Ông Lịch dẫn ví dụ, nếu cổ phần hóa một tổng công ty nằm trong danh mục nhà nước không cần nắm giữ, khi bán đấu giá chỉ bán 30%, nhà nước vẫn nắm 70%, thì không nhà đầu tư tư nhân nào dám mua cả. Vì khi mua, công ty đó vẫn là doanh nghiệp nhà nước. “Thay đổi được gì mà người ta bỏ tiền mua vào?”, ông đặt câu hỏi.
Nhưng với tổng công ty mà nhà nước không cần nắm giữ vốn, tư nhân họ có thể mua 100% vốn rồi thay đổi quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
“Nếu làm được như vậy thì mới tạo được niềm tin”, ông Lịch nói.
Cũng theo TS. Trần Du Lịch, trong hai năm 2014 và 2015, Trung ương yêu cầu phải tái cấu trúc đầu tư công, hệ thống ngân hàng thương mại - tổ chức tài chính và tập đoàn - tổng công ty nhà nước. Đây là ba vấn đề phải làm để tạo động lực cho tái cấu trúc chung của cả nền kinh tế.
Riêng việc tái cấu trúc tập đoàn - tổng công ty nhà nước, theo ông Lịch, trong 1-2 năm nếu không cổ phần được 500 doanh nghiệp thì cũng phải cổ phần hóa một số tổng công ty lớn.
Ông cho rằng, sau thông điệp đầu năm của Thủ tướng thì tất cả đều khởi động, từ thuê tư vấn, định giá tài sản doanh nghiệp, doanh nghiệp nào xong thì đưa ra bán đấu giá, chưa xong thì để lại.
“Tôi cho rằng, thông điệp đầu năm của Thủ tướng là cực kỳ quan trọng, và đặc biệt một số ngành còn quy trách nhiệm nếu không cổ phần hóa thì cách chức lãnh đạo… Động thái là quan trọng, nhưng chúng ta đừng nghĩ rằng trong 2 năm có thể cổ phần hóa xong 500 doanh nghiệp nhà nước và đưa ra thị trường hết. Tôi không nghĩ có thể làm được như vậy, nhưng làm sao trong hai năm tới ít ra cũng thoái vốn khỏi 5-7 tổng công ty mà nhà nước không cần nắm giữ vốn”, ông nói.
“Làm được như vậy, sẽ tạo được niềm tin cho thị trường”.