Các “tội đồ” khủng hoảng tài chính giờ sống ra sao?
Những nhân vật được cho là “tội đồ” trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn đang sống xa hoa như những ông hoàng
5 năm sau ngày hệ thống tài chính Mỹ gần như ngã gục trước những đòn “chí mạng” của khủng hoảng, nền kinh tế nước này vẫn phục hồi chậm chạp trong bối cảnh lạm phát cao, người tiêu dùng dè dặt chi tiêu và niềm tin của doanh nghiệp còn ở mức thấp.
Tuy nhiên, những người được cho là “tội đồ” trong cuộc khủng hoảng đó vẫn sống xa hoa như những ông hoàng.
Nói tới khủng hoảng tài chính, hẳn không ai quên sự kiện ngân hàng Lehman Brothers 158 tuổi phá sản với khối nợ hơn 600 tỷ USD. Vụ phá sản này xảy ra vào ngày 15/9/2008, châm ngòi cho sự bùng nổ của khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. Khi đó, người lãnh đạo Lehman là CEO Richard Fuld. 5 năm sau vụ phá sản đi vào lịch sử, Fuld đang có một cuộc sống khiến nhiều người phải mơ ước.
Theo tờ Huffington Post, Fuld có một biệt thự lớn ở Greenwich, bang Connecticut, cộng một điền trang rộng hơn 16 hectare ở Sun Valley, Idaho, cùng một căn nhà 5 phòng ngủ ở Jupiter Island, bang Florida. Căn hộ mà Fuld sở hữu ở Manhanttan để tiện cho việc đi làm tại Lehman đã được ông bán lại vào năm 2009 với giá 25,87 triệu USD.
4 vị CEO khác của các ngân hàng Phố Wall điêu đứng thời đó, bao gồm Jimmy Cayne của Bear Stearns, Stanley O’Neal của Merrill Lynch, Charles Prince của Citigroup, và Ken Lewis của Bank of America cũng đều sống “ẩn dật” trong xa hoa.
Nguồn cơn khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ hoạt động cho vay thiếu kiểm soát trên thị trường thế chấp nhà của Mỹ từ những năm đầu thập niên trước, khi giá nhà ở Mỹ liên tục tăng mạnh. Những khách hàng có điểm tín dụng thấp vẫn được các ngân hàng nước nàycho vay tiền để mua nhà, với lãi suất thả nổi và cao hơn so với những người có điểm tín dụng tốt. Những khoản nợ được gọi là nợ dưới chuẩn (sup-prime mortgage) này sau đó được các ngân hàng thực hiện chứng khoán hóa, biến thành chứng khoán đảm bảo bằng nợ dưới chuẩn bán (MBS, CDO) cho các nhà đầu tư.
Sau một thời gian phát triển bong bóng, thị trường địa ốc Mỹ chuyển sang lao dốc và những khoản vay dễ dàng ngày nào hiện rõ độ nguy hiểm. Các con nợ chứng kiến giá nhà rớt thảm, mất khả năng thanh toán, ngân hàng không đòi được nợ, giá chứng khoán MBS và CDO cũng rớt thảm, gây nên những cơn hoàng loạn nối tiếp trên thị trường.
Tháng 3/2008, Bear Stearns suýt phá sản nhưng may mắn được Bank of America mua lại. 6 tháng sau, Lehman phá sản, khởi động một “chuỗi phản ứng” hạ gục hàng chục ngân hàng và các nhà cho vay thế chấp khác. Vài tuần sau, Quốc hội Mỹ gấp rút phê chuẩn một gói giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD. Suy thoái kinh tế diễn ra ngay sau đó, khiến giá trị tài sản ở Mỹ “bốc hơi” 34.000 tỷ USD và tỷ lệ thất nghiệp lần đầu tiên vượt ngưỡng 10% trong 25 năm.
Rất nhiều phân tích, mổ xẻ, những lời buộc tội… được đưa ra sau đó nhằm vào những nhân vật được cho là góp phần gây nên cuộc khủng hoảng, bao gồm các CEO ngân hàng. Tuy nhiên, không một ai trong số họ phải ngồi tù, và chắc sẽ không bao giờ bị luật pháp “sờ gáy”. Ngoài ra, những nhà băng từng được xem là “quá lớn để đổ vỡ” phải nhờ tới tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ để sống sót qua khủng hoảng giờ trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Cựu CEO Lehman Brothers mở công ty tư vấn
Trở lại với cựu CEO Fuld của Lehman. Tờ Huffington Post cho biết, Fuld sống khép kín kể từ ngày đó, không xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn hay các sự kiện. Thi thoảng, ông gọi điện cho những người đồng nghiệp cũ ở Lehman mà ông coi là bạn bè để hỏi thăm tình hình. Kevin White, một sếp cũ ở Lehman cho hay, mỗi tháng Fuld gọi điện cho ông 1 lần, hỏi thăm chuyện gia đình, tình hình làm ăn của quỹ đầu cơ mà White thành lập sau khi rời Lehman.
“Richard là người của gia đình và ông ấy có cách nhìn nhận về vụ phá sản của Lehman như chuyện riêng tư”, White cho biết. White cũng thừa nhận rằng, một số đồng nghiệp cũ của ông ghét Fuld và không hiểu vì sao White vẫn giữ liên lạc với Fuld. Họ ghét Fuld vì cho rằng, Fuld đã cho phép Lehman vay nợ quá nhiều, dẫn tới đổ vỡ. Tính ra, cứ mỗi 1 USD tiền vốn mà Lehman có, ngân hàng này vay ít nhất 30 USD.
Fuld đã lẳng lặng mở công ty tư vấn riêng có tên Matrix Advisors đặt trụ sở ở Manhattan và đã có một số khách hàng. Tuy nhiên, theo một số nguồn thân cận, công ty này không có nhiều khách bởi mọi người không muốn dính líu tới cái tên Fuld. Một cựu nhân viên Lehman cho hay gần đây có bắt gặp Fuld tại một câu lạc bộ sang trọng ở khách sạn Sherry-Netherland Hotel ở Manhattan. Mọi nỗ lực nhằm liên lạc với Fuld thông qua luật sư của ông để phỏng vấn đều bất thành.
Ở thời hoàng kim của Lehman, khối cố phiếu ngân hàng này mà Fuld nắm giữ trị giá hơn 900 triệu USD. Khi Lehman phá sản, số cổ phiếu này trở thành giấy vụn. Fuld đã mất rất nhiều nhưng ông không trắng tay. Bởi từ năm 2000-2007, vai trò CEO Lehman đã đem về cho ông khoản thù lao 529 triệu USD tiền lương và thưởng tiền mặt.
Cựu CEO của Bear Stearns mải mê đánh bài
Nếu như Fuld còn mở công ty tư vấn, thì Jimmy Cayne, cựu CEO của Bear Stearns, đã rút hoàn toàn khỏi công việc. Hiện ông đang sống trong một căn hộ trị giá 25 triệu USD nằm trong khách sạn Plaza ở New York. Gần như ngày nào cũng có thể gặp ông trên mạng trong một trang đánh bài bridge. Mới tháng trước, Cayne tham gia giải đánh bài Spingold Cup trong khách sạn Hyatt Regency ở Atlanta.
Theo một số nguồn tin, Cayne trả cho hai người trong đội của ông mỗi năm 100.000 USD để họ giúp ông giữ vị trí cao trong xếp hạng thế giới. Theo Liên đoàn Cờ Bridge của Mỹ, Cayne hiện xếp hạng 22 thế giới.
Việc Cayne mê đánh bài và chơi gold không còn là chuyện lạ với những ai từng làm việc ở Bear Stearns. Ngay khi ngân hàng này lâm khủng hoảng, ngày thứ Năm tuần này Cayne cũng đáp máy bay trực thăng tới câu lạc bộ golf bờ biển. Cayne rời ghế CEO ở Bear. Hai tháng sau, ngân hàng này sụp đổ vì không chịu được sức nặng của những khoản đầu tư vào nợ địa ốc dưới chuẩn và bị JPMorgan Chase thâu tóm. So với Lehman, tỷ lệ vay nợ của Bear cũng chẳng hề thua kém, ở mức 38:1.
Giống như Fuld, Cayne mất khoảng 900 triệu USD cổ phiếu khi giá cổ phiếu của Bear rơi tự do. Tuy nhiên, từ năm 2000-2007, ông đã kiếm được 87,5 triệu USD tiền lương và thưởng tiền mặt, đồng thời bán số cổ phiếu Bear trị giá 289,1 triệu USD.
Ngoài căn hộ ở Plaza Hotel, vợ chồng Cayne còn có một căn hộ khác ở Park Avenue, New York có giá khoảng 15 triệu USD. Ngoài ra, họ còn sở hữu một biệt thự trị giá 8,2 triệu USD ở Jersey Shore, và một căn hộ 2,75 triệu USD ở Florida.
Cựu CEO Citigroup làm diễn giả
Tuy không đến nỗi bi đát như Bear Stearns và Lehman Brothers, nhưng vào tháng 11/2007, Citigroup cũng thông báo đã lỗ khoảng 8-11 tỷ USD vì đầu tư vào nợ dưới chuẩn. CEO Charles O. Prince III mất chức ngay sau đó, đem theo gói bồi thường thôi việc “cái dù vàng” (golden parachute) trị giá 33,6 triệu USD. Từ năm 2000 tới khi mất ghế, Prince đã được Citigroup trả 65,2 triệu USD lương và thưởng tiền mặt. Ngoài ra, ông còn được hưởng một gói quyền lợi bao gồm một văn phòng, một trợ lý, xe hơi và tài xế trong 5 năm, tính ra trị giá 1,5 triệu USD mỗi năm, sau khi mất chức.
Đến cuối năm 2008, Citigroup đã nhật 45 tỷ USD tiền cứu trợ từ Bộ Tài chính Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng đứng ra bảo lãnh nợ để cứu ngân hàng này khỏi nguy cơ sụp đổ.
Rời Citigroup một cách “êm thấm”, Prince gia nhập công ty tư vấn Stonebridge International. Sau đó, công ty này sáp nhập vào công ty Albright Group do cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright sáng lập, tạo nên Albright Stonebridge Group. Tuy nhiên, hiện nay, Prince không còn có tên trong danh sách điều hành công ty này.
Hiện Prince đang là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn Xerox và Johnson & Johnson. Ngoài ra, ông cũng là một diễn giả thuyết trình về một số vấn đề liên quan tới quản trị doanh nghiệp và khủng hoảng tài chính. Cuộc sống của ông cũng không có gì phải bàn khi ông có một căn nhà 3,6 triệu USD ở Nantuket và một căn nhà khác trị giá 2,7 triệu USD ở Florida.
Cựu CEO của Merrill Lynch ung dung ở Alcoa
Bị mất chức trước Prince vài ngày là CEO Stanley O’Neal của Merrill Lynch. O’Neal nhậm chức CEO ở Merrill khi ngân hàng này chủ yếu tập trung ở mảng môi giới. Sau đó, ông đưa Merrill trở thành một “nhà sản xuất chính” các loại chứng khoán đảm bảo bằng nợ địa ốc dưới chuẩn, và đây cũng chính là nguồn gốc của vấn đề. Đến năm 2006, trên sổ sách của Merrill có 55 tỷ USD giá trị chứng khoán này, và chẳng ai muốn mua.
Thua lỗ gia tăng, O’Neal tìm cách bán Merrill, dù không được Hội đồng Quản trị nhất trí. Tháng 10/2007, O’Neal mất chức nhưng không có gì phải hối tiếc bởi gói bồi thường thất nghiệp dành cho ông lên tới 161,5 triệu USD. Trước đó, ông đã kiếm 68,4 triệu USD tiền lương và thưởng tiền mặt ở ghế CEO ngân hàng này, chưa kể lợi nhuận khoảng 18,7 triệu USD từ bán cổ phiếu Merrill.
Người kế nhiệm O’Neal là John Thain sau đó đã thuyết phục được Bank of America mua Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD ngay khi Lehman vừa phá sản.
Hiện O’Neal đang ngồi một ghế trong Hội đồng Quản trị của hãng nhôm lớn nhất thế giới Alcoa. Vợ chồng ông đã bán căn hộ 10,75 triệu USD ở New York và hiện đang sở hữu một căn nhà ở Martha’s Vineyard với giá 12,4 triệu USD.
Cựu CEO Bank of America không lo thiếu tiền
Vào tháng 9/2008, khi đang ở ghế CEO của Bank of America, Kenneth Lewis đã được nhiều người xem như “người hùng” khi ra quyết định thâu tóm Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD, tránh cho Merrill kết cục thảm hại như Lehman. Nhưng hóa ra, Merrill không phải là một “món hời”. Trước đó, chính Lewis đã đưa Bank of America mua lại tập đoàn tài chính địa ốc Countrywide Financial ngay trước khi thị trường nhà đất Mỹ lao dốc.
Những vụ mua lại đầy sai lầm này đã buộc Bank of America phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ để tránh đổ vỡ.
Tháng 9/2009, Lewis nghỉ hưu cùng gói hỗ trợ trị giá 83 triệu USD, cho dù bản thân Bank of America lúc đó đang phụ thuộc vào tiền cứu trợ của liên bang để tồn tại. Từ năm 2000-2008, Lewis đã bán số cổ phiếu Bank of America trị giá ít nhất 86,4 triệu USD, cộng thêm nhận 52,4 triệu USD tiền lương và tiền thưởng.
Đầu năm nay, vợ chồng Lewis đã bán căn nhà ở Charlotte, bang North Carolina với giá 3,15 triệu USD và biệt thự ở Aspen với giá 13,5 triệu USD. Hiện họ chỉ còn một căn nhà trị giá 4,1 triệu USD ở Naples, Florida.
Không chỉ các sếp cũ ở Phố Wall sống bình yên, giá trị tài sản của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hiện cũng đã gia tăng mạnh so với thời gian trước khủng hoảng.
Trong đó, tài sản của JPMorgan Chase tăng lên mức 2,44 nghìn tỷ USD từ mức 1,78 nghìn tỷ USD trước thời điểm Lehman phá sản. Tài sản của Bank of America tăng lên 2,13 nghìn tỷ USD từ mức 1,72 nghìn tỷ USD, trong khi tài sản của Wells Fargo tăng gấp đôi lên 1,44 nghìn tỷ USD từ mức 609 tỷ USD. Citigroup là ngân hàng duy nhất trong nhóm 5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ chứng kiến giá trị tài sản giảm trong 5 năm qua.
Năm 2008, Goldman Sachs không nằm trong nhóm 50 ngân hàng lớn nhất của Mỹ vì khi đó, Goldman chỉ thuần hoạt động ở mảng ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, Goldman đã trở thành ngân hàng lớn thứ 5 ở Mỹ với tài sản 939 tỷ USD.
Tuy nhiên, những người được cho là “tội đồ” trong cuộc khủng hoảng đó vẫn sống xa hoa như những ông hoàng.
Nói tới khủng hoảng tài chính, hẳn không ai quên sự kiện ngân hàng Lehman Brothers 158 tuổi phá sản với khối nợ hơn 600 tỷ USD. Vụ phá sản này xảy ra vào ngày 15/9/2008, châm ngòi cho sự bùng nổ của khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu. Khi đó, người lãnh đạo Lehman là CEO Richard Fuld. 5 năm sau vụ phá sản đi vào lịch sử, Fuld đang có một cuộc sống khiến nhiều người phải mơ ước.
Theo tờ Huffington Post, Fuld có một biệt thự lớn ở Greenwich, bang Connecticut, cộng một điền trang rộng hơn 16 hectare ở Sun Valley, Idaho, cùng một căn nhà 5 phòng ngủ ở Jupiter Island, bang Florida. Căn hộ mà Fuld sở hữu ở Manhanttan để tiện cho việc đi làm tại Lehman đã được ông bán lại vào năm 2009 với giá 25,87 triệu USD.
4 vị CEO khác của các ngân hàng Phố Wall điêu đứng thời đó, bao gồm Jimmy Cayne của Bear Stearns, Stanley O’Neal của Merrill Lynch, Charles Prince của Citigroup, và Ken Lewis của Bank of America cũng đều sống “ẩn dật” trong xa hoa.
Nguồn cơn khủng hoảng
Cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ hoạt động cho vay thiếu kiểm soát trên thị trường thế chấp nhà của Mỹ từ những năm đầu thập niên trước, khi giá nhà ở Mỹ liên tục tăng mạnh. Những khách hàng có điểm tín dụng thấp vẫn được các ngân hàng nước nàycho vay tiền để mua nhà, với lãi suất thả nổi và cao hơn so với những người có điểm tín dụng tốt. Những khoản nợ được gọi là nợ dưới chuẩn (sup-prime mortgage) này sau đó được các ngân hàng thực hiện chứng khoán hóa, biến thành chứng khoán đảm bảo bằng nợ dưới chuẩn bán (MBS, CDO) cho các nhà đầu tư.
Sau một thời gian phát triển bong bóng, thị trường địa ốc Mỹ chuyển sang lao dốc và những khoản vay dễ dàng ngày nào hiện rõ độ nguy hiểm. Các con nợ chứng kiến giá nhà rớt thảm, mất khả năng thanh toán, ngân hàng không đòi được nợ, giá chứng khoán MBS và CDO cũng rớt thảm, gây nên những cơn hoàng loạn nối tiếp trên thị trường.
Tháng 3/2008, Bear Stearns suýt phá sản nhưng may mắn được Bank of America mua lại. 6 tháng sau, Lehman phá sản, khởi động một “chuỗi phản ứng” hạ gục hàng chục ngân hàng và các nhà cho vay thế chấp khác. Vài tuần sau, Quốc hội Mỹ gấp rút phê chuẩn một gói giải cứu tài chính trị giá 700 tỷ USD. Suy thoái kinh tế diễn ra ngay sau đó, khiến giá trị tài sản ở Mỹ “bốc hơi” 34.000 tỷ USD và tỷ lệ thất nghiệp lần đầu tiên vượt ngưỡng 10% trong 25 năm.
Rất nhiều phân tích, mổ xẻ, những lời buộc tội… được đưa ra sau đó nhằm vào những nhân vật được cho là góp phần gây nên cuộc khủng hoảng, bao gồm các CEO ngân hàng. Tuy nhiên, không một ai trong số họ phải ngồi tù, và chắc sẽ không bao giờ bị luật pháp “sờ gáy”. Ngoài ra, những nhà băng từng được xem là “quá lớn để đổ vỡ” phải nhờ tới tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ để sống sót qua khủng hoảng giờ trở nên lớn mạnh hơn bao giờ hết.
Cựu CEO Lehman Brothers mở công ty tư vấn
Trở lại với cựu CEO Fuld của Lehman. Tờ Huffington Post cho biết, Fuld sống khép kín kể từ ngày đó, không xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn hay các sự kiện. Thi thoảng, ông gọi điện cho những người đồng nghiệp cũ ở Lehman mà ông coi là bạn bè để hỏi thăm tình hình. Kevin White, một sếp cũ ở Lehman cho hay, mỗi tháng Fuld gọi điện cho ông 1 lần, hỏi thăm chuyện gia đình, tình hình làm ăn của quỹ đầu cơ mà White thành lập sau khi rời Lehman.
“Richard là người của gia đình và ông ấy có cách nhìn nhận về vụ phá sản của Lehman như chuyện riêng tư”, White cho biết. White cũng thừa nhận rằng, một số đồng nghiệp cũ của ông ghét Fuld và không hiểu vì sao White vẫn giữ liên lạc với Fuld. Họ ghét Fuld vì cho rằng, Fuld đã cho phép Lehman vay nợ quá nhiều, dẫn tới đổ vỡ. Tính ra, cứ mỗi 1 USD tiền vốn mà Lehman có, ngân hàng này vay ít nhất 30 USD.
Fuld đã lẳng lặng mở công ty tư vấn riêng có tên Matrix Advisors đặt trụ sở ở Manhattan và đã có một số khách hàng. Tuy nhiên, theo một số nguồn thân cận, công ty này không có nhiều khách bởi mọi người không muốn dính líu tới cái tên Fuld. Một cựu nhân viên Lehman cho hay gần đây có bắt gặp Fuld tại một câu lạc bộ sang trọng ở khách sạn Sherry-Netherland Hotel ở Manhattan. Mọi nỗ lực nhằm liên lạc với Fuld thông qua luật sư của ông để phỏng vấn đều bất thành.
Ở thời hoàng kim của Lehman, khối cố phiếu ngân hàng này mà Fuld nắm giữ trị giá hơn 900 triệu USD. Khi Lehman phá sản, số cổ phiếu này trở thành giấy vụn. Fuld đã mất rất nhiều nhưng ông không trắng tay. Bởi từ năm 2000-2007, vai trò CEO Lehman đã đem về cho ông khoản thù lao 529 triệu USD tiền lương và thưởng tiền mặt.
Cựu CEO của Bear Stearns mải mê đánh bài
Nếu như Fuld còn mở công ty tư vấn, thì Jimmy Cayne, cựu CEO của Bear Stearns, đã rút hoàn toàn khỏi công việc. Hiện ông đang sống trong một căn hộ trị giá 25 triệu USD nằm trong khách sạn Plaza ở New York. Gần như ngày nào cũng có thể gặp ông trên mạng trong một trang đánh bài bridge. Mới tháng trước, Cayne tham gia giải đánh bài Spingold Cup trong khách sạn Hyatt Regency ở Atlanta.
Theo một số nguồn tin, Cayne trả cho hai người trong đội của ông mỗi năm 100.000 USD để họ giúp ông giữ vị trí cao trong xếp hạng thế giới. Theo Liên đoàn Cờ Bridge của Mỹ, Cayne hiện xếp hạng 22 thế giới.
Việc Cayne mê đánh bài và chơi gold không còn là chuyện lạ với những ai từng làm việc ở Bear Stearns. Ngay khi ngân hàng này lâm khủng hoảng, ngày thứ Năm tuần này Cayne cũng đáp máy bay trực thăng tới câu lạc bộ golf bờ biển. Cayne rời ghế CEO ở Bear. Hai tháng sau, ngân hàng này sụp đổ vì không chịu được sức nặng của những khoản đầu tư vào nợ địa ốc dưới chuẩn và bị JPMorgan Chase thâu tóm. So với Lehman, tỷ lệ vay nợ của Bear cũng chẳng hề thua kém, ở mức 38:1.
Giống như Fuld, Cayne mất khoảng 900 triệu USD cổ phiếu khi giá cổ phiếu của Bear rơi tự do. Tuy nhiên, từ năm 2000-2007, ông đã kiếm được 87,5 triệu USD tiền lương và thưởng tiền mặt, đồng thời bán số cổ phiếu Bear trị giá 289,1 triệu USD.
Ngoài căn hộ ở Plaza Hotel, vợ chồng Cayne còn có một căn hộ khác ở Park Avenue, New York có giá khoảng 15 triệu USD. Ngoài ra, họ còn sở hữu một biệt thự trị giá 8,2 triệu USD ở Jersey Shore, và một căn hộ 2,75 triệu USD ở Florida.
Cựu CEO Citigroup làm diễn giả
Tuy không đến nỗi bi đát như Bear Stearns và Lehman Brothers, nhưng vào tháng 11/2007, Citigroup cũng thông báo đã lỗ khoảng 8-11 tỷ USD vì đầu tư vào nợ dưới chuẩn. CEO Charles O. Prince III mất chức ngay sau đó, đem theo gói bồi thường thôi việc “cái dù vàng” (golden parachute) trị giá 33,6 triệu USD. Từ năm 2000 tới khi mất ghế, Prince đã được Citigroup trả 65,2 triệu USD lương và thưởng tiền mặt. Ngoài ra, ông còn được hưởng một gói quyền lợi bao gồm một văn phòng, một trợ lý, xe hơi và tài xế trong 5 năm, tính ra trị giá 1,5 triệu USD mỗi năm, sau khi mất chức.
Đến cuối năm 2008, Citigroup đã nhật 45 tỷ USD tiền cứu trợ từ Bộ Tài chính Mỹ. Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng đứng ra bảo lãnh nợ để cứu ngân hàng này khỏi nguy cơ sụp đổ.
Rời Citigroup một cách “êm thấm”, Prince gia nhập công ty tư vấn Stonebridge International. Sau đó, công ty này sáp nhập vào công ty Albright Group do cựu Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright sáng lập, tạo nên Albright Stonebridge Group. Tuy nhiên, hiện nay, Prince không còn có tên trong danh sách điều hành công ty này.
Hiện Prince đang là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn Xerox và Johnson & Johnson. Ngoài ra, ông cũng là một diễn giả thuyết trình về một số vấn đề liên quan tới quản trị doanh nghiệp và khủng hoảng tài chính. Cuộc sống của ông cũng không có gì phải bàn khi ông có một căn nhà 3,6 triệu USD ở Nantuket và một căn nhà khác trị giá 2,7 triệu USD ở Florida.
Cựu CEO của Merrill Lynch ung dung ở Alcoa
Bị mất chức trước Prince vài ngày là CEO Stanley O’Neal của Merrill Lynch. O’Neal nhậm chức CEO ở Merrill khi ngân hàng này chủ yếu tập trung ở mảng môi giới. Sau đó, ông đưa Merrill trở thành một “nhà sản xuất chính” các loại chứng khoán đảm bảo bằng nợ địa ốc dưới chuẩn, và đây cũng chính là nguồn gốc của vấn đề. Đến năm 2006, trên sổ sách của Merrill có 55 tỷ USD giá trị chứng khoán này, và chẳng ai muốn mua.
Thua lỗ gia tăng, O’Neal tìm cách bán Merrill, dù không được Hội đồng Quản trị nhất trí. Tháng 10/2007, O’Neal mất chức nhưng không có gì phải hối tiếc bởi gói bồi thường thất nghiệp dành cho ông lên tới 161,5 triệu USD. Trước đó, ông đã kiếm 68,4 triệu USD tiền lương và thưởng tiền mặt ở ghế CEO ngân hàng này, chưa kể lợi nhuận khoảng 18,7 triệu USD từ bán cổ phiếu Merrill.
Người kế nhiệm O’Neal là John Thain sau đó đã thuyết phục được Bank of America mua Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD ngay khi Lehman vừa phá sản.
Hiện O’Neal đang ngồi một ghế trong Hội đồng Quản trị của hãng nhôm lớn nhất thế giới Alcoa. Vợ chồng ông đã bán căn hộ 10,75 triệu USD ở New York và hiện đang sở hữu một căn nhà ở Martha’s Vineyard với giá 12,4 triệu USD.
Cựu CEO Bank of America không lo thiếu tiền
Vào tháng 9/2008, khi đang ở ghế CEO của Bank of America, Kenneth Lewis đã được nhiều người xem như “người hùng” khi ra quyết định thâu tóm Merrill Lynch với giá 50 tỷ USD, tránh cho Merrill kết cục thảm hại như Lehman. Nhưng hóa ra, Merrill không phải là một “món hời”. Trước đó, chính Lewis đã đưa Bank of America mua lại tập đoàn tài chính địa ốc Countrywide Financial ngay trước khi thị trường nhà đất Mỹ lao dốc.
Những vụ mua lại đầy sai lầm này đã buộc Bank of America phải nhận 45 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ để tránh đổ vỡ.
Tháng 9/2009, Lewis nghỉ hưu cùng gói hỗ trợ trị giá 83 triệu USD, cho dù bản thân Bank of America lúc đó đang phụ thuộc vào tiền cứu trợ của liên bang để tồn tại. Từ năm 2000-2008, Lewis đã bán số cổ phiếu Bank of America trị giá ít nhất 86,4 triệu USD, cộng thêm nhận 52,4 triệu USD tiền lương và tiền thưởng.
Đầu năm nay, vợ chồng Lewis đã bán căn nhà ở Charlotte, bang North Carolina với giá 3,15 triệu USD và biệt thự ở Aspen với giá 13,5 triệu USD. Hiện họ chỉ còn một căn nhà trị giá 4,1 triệu USD ở Naples, Florida.
Không chỉ các sếp cũ ở Phố Wall sống bình yên, giá trị tài sản của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ hiện cũng đã gia tăng mạnh so với thời gian trước khủng hoảng.
Trong đó, tài sản của JPMorgan Chase tăng lên mức 2,44 nghìn tỷ USD từ mức 1,78 nghìn tỷ USD trước thời điểm Lehman phá sản. Tài sản của Bank of America tăng lên 2,13 nghìn tỷ USD từ mức 1,72 nghìn tỷ USD, trong khi tài sản của Wells Fargo tăng gấp đôi lên 1,44 nghìn tỷ USD từ mức 609 tỷ USD. Citigroup là ngân hàng duy nhất trong nhóm 5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ chứng kiến giá trị tài sản giảm trong 5 năm qua.
Năm 2008, Goldman Sachs không nằm trong nhóm 50 ngân hàng lớn nhất của Mỹ vì khi đó, Goldman chỉ thuần hoạt động ở mảng ngân hàng đầu tư. Tuy nhiên, đến nay, Goldman đã trở thành ngân hàng lớn thứ 5 ở Mỹ với tài sản 939 tỷ USD.