11:32 11/05/2024

Cách điều hành độc đáo của những nhà lãnh đạo công nghệ hàng đầu

Sơn Trần

Từ việc cấm sử dụng PowerPoint cho đến nghiên cứu 50 báo cáo trực tiếp mỗi ngày, đây là những thói quen quản lý độc đáo của các nhà lãnh đạo công nghệ…

Một số nhà lãnh đạo công nghệ như Elon Musk và Tim Cook đang sử dụng nhiều phương pháp quản lý hoàn toàn kỳ lạ để điều hành công ty. 

Thông thường, công chúng chỉ quan tâm đến việc họ sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào, có chuyên cơ riêng ra sao, nhưng ít ai chú ý tới cách những doanh nhân này điều hành công ty và quản trị nhân sự. Dưới đây là một số thói quen kỳ lạ trong cách quản lý của những người đứng đầu các gã khổng lồ ngành công nghệ.

JEFF BEZOS

Đồng sáng lập Amazon Jeff Bezos có một số quy tắc đặc biệt trong các cuộc họp.
Đồng sáng lập Amazon Jeff Bezos có một số quy tắc đặc biệt trong các cuộc họp.

Khi còn là Giám đốc Điều hành Amazon, Jeff Bezos đã áp dụng "quy tắc hai chiếc bánh pizza" để giới hạn số người trong một nhóm, sao cho nhân viên có thể ăn hết hai chiếc pizza trong cuộc họp.

Trên thực tế, Bezos cho rằng chỉ nên tổ chức họp khi thực sự cần thiết. Càng nhiều người, hầu hết cuộc họp sẽ càng kém hiệu quả.

Ông cũng nổi tiếng với việc cấm sử dụng PowerPoint. Bất cứ khi nào nhân viên Amazon có ý tưởng thảo luận, họ được yêu cầu viết một bản ghi nhớ dài từ 4-6 trang mà công ty gọi là "tường thuật".

Sau đó, họ đưa bài thuyết trình đến cuộc họp nhóm, nơi thành viên tham dự phải dành 20 phút đầu tiên hoặc lâu hơn để đọc bản ghi nhớ. Cuối cùng, người thuyết trình sẽ giải đáp thắc mắc của từng người trong nhóm. Amazon tin rằng, phương pháp này giúp người tham dự buộc phải xem xét kỹ lưỡng các ý tưởng mới.

ELON MUSK

Elon Musk không thích việc mọi người tham gia cuộc họp mà không đóng góp giá trị.
Elon Musk không thích việc mọi người tham gia cuộc họp mà không đóng góp giá trị.

Elon Musk, Giám đốc Điều hành của nhiều công ty bao gồm Tesla và X, trước đây là Twitter, đã tự mô tả bản thân là "nhà quản lý nano". Kiên định với phong cách đó, Elon Musk không thích ủy thác. Năm ngoái, ông đã nói với nhân viên Tesla rằng ông muốn đích thân phê duyệt tất cả các nhân viên mới.

Elon Musk cũng khuyến khích mọi người rời cuộc họp sớm thay vì ở lại đến cuối cùng. Trong email cho nhân viên Tesla năm 2018, ông khuyên rằng nên tổ chức cuộc họp ít hơn, ngắn hơn và "hãy rời khỏi cuộc họp ngay khi bạn thấy rõ bản thân không tạo thêm được giá trị".

Ông cũng khuyến khích nhân viên có thể thoải mái hoàn thành công việc theo nhiều cách khác nhau.

"Bất cứ ai ở Tesla đều có thể và nên gửi email/nói chuyện với bất kỳ ai nếu cho rằng đó là cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề vì lợi ích toàn công ty", ông viết trong email gửi nhân viên Tesla vài năm trước. "Bạn có thể nói chuyện với người lãnh đạo của người lãnh đạo bạn mà không cần sự cho phép, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với một Phó Chủ tịch ở bộ phận khác, bạn có thể nói chuyện với tôi, bạn có thể nói chuyện với bất cứ ai mà không cần phải xin phép".

MARK ZUCKERBERG

Mark Zuckerberg đã thay đổi Meta trở thành tổ chức tinh gọn hơn sau đại dịch.
Mark Zuckerberg đã thay đổi Meta trở thành tổ chức tinh gọn hơn sau đại dịch.

Giám đốc Điều hành Meta Mark Zuckerberg cũng không thích ủy quyền. Ông rằng các nhà lãnh đạo nên "đưa ra càng nhiều quyết định và tham gia vào càng nhiều việc càng tốt".

Zuckerberg cố gắng cắt giảm sự nhân sự và tinh chỉnh bộ máy công ty gọn gàng hơn. Ông cho biết một số đợt cắt giảm trước đó là do các khoản đầu tư lớn sai thời điểm, bao gồm cả công nghệ metaverse và cần thực hiện cắt giảm sau khi tuyển dụng quá mức.

Mark Zuckerberg cũng nổi tiếng chỉ thích mặc một bộ trang phục mỗi ngày để tiết kiệm chất xám cho những quyết định quan trọng hơn.

JENSEN HUANG

Giám đốc Điều hành Nvidia Jensen Huang có số lượng báo cáo trực tiếp cực kỳ lớn.
Giám đốc Điều hành Nvidia Jensen Huang có số lượng báo cáo trực tiếp cực kỳ lớn.

Giám đốc Điều hành Nvidia Jensen Huang tin rằng, CEO nên có báo cáo trực tiếp từ các bộ phận. Và thực tế cho thấy, ông có đến 50 báo cáo trực tiếp hằng kỳ.

Theo Business Insider, khi Nvidia ở trong thời kỳ bùng nổ mà giá cổ phiếu công ty tăng vọt, Jensen Huang đã trao cho nhân viên "khoản trợ cấp đặc biệt từ Jensen", ghi nhận nỗ lực góp phần thúc đẩy giá cổ phiếu tăng 25%.

TIM COOK

Tốt hơn hết, nhân viên nên sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ CEO Tim Cook bất cứ lúc nào.
Tốt hơn hết, nhân viên nên sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ CEO Tim Cook bất cứ lúc nào.

Giám đốc Điều hành Apple Tim Cook sẽ liên tục chất vấn nhân viên trong các cuộc họp để đảm bảo họ nắm rõ nội dung quan trọng.

Một cựu nhân viên Apple chia sẻ với biên tập viên Leander Kahney của Cult of Mac trong cuốn sách năm 2019 về CEO Meta rằng "ông ấy sẽ hỏi bạn 10 câu hỏi, nếu bạn trả lời đúng liên tiếp trong vòng một năm, số lượng sẽ giảm một còn 9 câu hỏi. Tuy nhiên, nếu trả lời sai chỉ một lần, ông ấy sẽ hỏi bạn 20 và sau đó là 30 câu hỏi".

Khi mô tả phong cách quản lý của Tim Cook, ông Kahney viết rằng CEO Apple có thể "làm mọi người thất vọng thông qua loạt các câu hỏi vô tận".

LARRY PAGE VÀ SERGEY BRIN

Chính sách "20% thời gian" của những người đồng sáng lập Google.
Chính sách "20% thời gian" của những người đồng sáng lập Google.

Những người đồng sáng lập Google đã thực hiện chính sách "20% thời gian", khuyến khích nhân viên "dành 20% thời gian để làm những việc mà họ cho rằng sẽ mang đến nhiều lợi cho Google". Hoạt động này giống như dự án phụ bên cạnh công việc chính thường ngày.

Hai nhà đồng sáng lập cho rằng, phương pháp hướng tới việc trao quyền cho nhân viên thỏa sức sáng tạo, đổi mới và nhiều tiến bộ đã đến theo cách này. Trên thực tế, Page và Brin áp dụng chặt chẽ quy tắc khi tạo ra AdSense và Google News.