Cần có Luật Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò mang lại độ tin cậy cho các thông tin tài chính
Kiểm toán độc lập là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường với vai trò mang lại độ tin cậy cho các thông tin tài chính thông qua các báo cáo tài chính đã được kiểm toán, qua đó tạo cơ sở cho các bên tiến hành các giao dịch kinh tế.
Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành và phát triển bằng việc thành lập công ty kiểm toán đầu tiên vào tháng 5/1991. Sau 18 năm hoạt động với những thay đổi và yêu cầu mới về kiểm toán độc lập ở Việt Nam, trong yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì khung pháp lý về kiểm toán độc lập tại Việt Nam cần được hoàn thiện và nâng cấp.
Đánh giá về khung pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, bà Hà Thị Thu Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, nói:
- Sau 18 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Đến nay cả nước đã có 165 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.400 người làm việc, có gần 1.500 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
Được hình thành và phát triển từ năm 1991 nhưng đến năm 1994 thì Chính phủ mới chính thức ban hành Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 về “kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Sau 10 năm thực hiện Nghị định 07, đến tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 07. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường dịch vụ tài chính và kiểm toán độc lập trong mấy năm gần đây, hiện Nghị định 105 cho thấy còn có những hạn chế. Bởi vì Nghị định về kiểm toán độc lập chưa tương xứng với vai trò, vị trí hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế.
Hiện nay mới chỉ có nghị định là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán,…nên không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình.
Theo kinh nghiệm của bà, thực tế ban hành luật kiểm toán độc lập ở các nước hiện nay như thế nào?
Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, cộng đồng châu Âu đều có luật hoặc các điều khoản luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng.
Ví dụ tại Anh, Mỹ, việc quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán được quy định cụ thể trong 1 chương của Luật Công ty. Tại Liên bang Nga có Luật Kiểm toán được Hội đồng Liên bang phê duyệt từ năm 2001. Ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có Luật Kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm qua trong đó đều có các qui định chung về các qui tắc hoạt động của các kế toán viên công chứng.
Luật Kiểm toán viên công chứng của Trung Quốc được ban hành nhằm qui định vai trò của kế toán viên công chứng (CPA)- các kiểm toán viên độc lập - trong nền kinh tế và xã hội, tăng cường quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập, qua đó bảo vệ lợi ích của cộng đồng cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Còn Luật Kiểm toán viên Công chứng của Hàn Quốc được ban hành nhằm xây dựng vững chắc một hệ thống cho các kế toán viên công chứng nhằm góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, quản lý tốt các doanh nghiệp, và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Từ thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới, bà có thể cho biết tại sao Việt Nam cần ban hành Luật kiểm toán độc lập?
Việc ban hành Luật kiểm toán độc lập trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, khách quan trên các phương diện sau:
Thứ nhất, việc ban hành luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, luật này nếu được ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng.
Thứ hai, luật này sẽ quy định các nội dung chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, điều kiện để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, điều kiện hành nghề kiểm toán,… quy định về các nguyên tắc kiểm toán, nội dung kiểm toán, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, của kiểm toán viên hành nghề và các điều bị cấm, hạn chế để đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ và tính độc lập của ngành nghề này.
Những nội dung đó là hết sức cần thiết, nhằm điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên trong suốt quá trình hoạt động. Đó cũng là tiêu chí, điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Tôi cho rằng việc ban hành khuôn khổ pháp lý cao, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho công tác giám sát chất lượng, phòng ngừa những thiệt hại có thể xảy ra với nền kinh tế cũng như các doanh nghiêp và các nhà đầu tư.
Thứ ba, việc ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Thứ tư, Luật kiểm toán độc lập ra đời sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, trong đó có doanh nghiệp có lợi ích công chúng bắt buộc phải kiểm toán. Đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực này.
Hiện nay trong các cam kết quốc tế như WTO, ASEAN… lĩnh vực dịch vụ kiểm toán đã mở cửa không hạn chế. Việc ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ xác lập vị trí pháp lý tương đồng với quốc tế nhằm thúc đẩy hội nhập trong lĩnh vực này, đồng thời có đầy đủ quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi.
Kế hoạch xây dựng dự thảo Luật kiểm toán độc lập hiện nay theo bà biết sẽ theo lộ trình như thế nào?
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong tháng 4 năm nay Bộ này sẽ trình Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng Luật Kiểm toán độc lập. Nếu Chính phủ phê duyệt thì đến tháng 11 năm nay, dự luật này sẽ được trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt để có thể đưa vào kế hoạch ban hành trong năm 2011.
Kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành và phát triển bằng việc thành lập công ty kiểm toán đầu tiên vào tháng 5/1991. Sau 18 năm hoạt động với những thay đổi và yêu cầu mới về kiểm toán độc lập ở Việt Nam, trong yêu cầu hội nhập và thực hiện các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì khung pháp lý về kiểm toán độc lập tại Việt Nam cần được hoàn thiện và nâng cấp.
Đánh giá về khung pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, bà Hà Thị Thu Thanh - Tổng giám đốc Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, nói:
- Sau 18 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp. Đến nay cả nước đã có 165 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.400 người làm việc, có gần 1.500 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên.
Được hình thành và phát triển từ năm 1991 nhưng đến năm 1994 thì Chính phủ mới chính thức ban hành Nghị định 07/CP ngày 29/01/1994 về “kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”. Sau 10 năm thực hiện Nghị định 07, đến tháng 3/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-CP thay thế Nghị định 07. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/03/2009.
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thị trường dịch vụ tài chính và kiểm toán độc lập trong mấy năm gần đây, hiện Nghị định 105 cho thấy còn có những hạn chế. Bởi vì Nghị định về kiểm toán độc lập chưa tương xứng với vai trò, vị trí hoạt động kiểm toán độc lập trong nền kinh tế.
Hiện nay mới chỉ có nghị định là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán,…nên không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình.
Theo kinh nghiệm của bà, thực tế ban hành luật kiểm toán độc lập ở các nước hiện nay như thế nào?
Tất cả các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, cộng đồng châu Âu đều có luật hoặc các điều khoản luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng.
Ví dụ tại Anh, Mỹ, việc quy định về báo cáo tài chính và kiểm toán được quy định cụ thể trong 1 chương của Luật Công ty. Tại Liên bang Nga có Luật Kiểm toán được Hội đồng Liên bang phê duyệt từ năm 2001. Ở Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore đều có Luật Kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều năm qua trong đó đều có các qui định chung về các qui tắc hoạt động của các kế toán viên công chứng.
Luật Kiểm toán viên công chứng của Trung Quốc được ban hành nhằm qui định vai trò của kế toán viên công chứng (CPA)- các kiểm toán viên độc lập - trong nền kinh tế và xã hội, tăng cường quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập, qua đó bảo vệ lợi ích của cộng đồng cũng như quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Còn Luật Kiểm toán viên Công chứng của Hàn Quốc được ban hành nhằm xây dựng vững chắc một hệ thống cho các kế toán viên công chứng nhằm góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích của người dân, quản lý tốt các doanh nghiệp, và phát triển nền kinh tế quốc gia.
Từ thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới, bà có thể cho biết tại sao Việt Nam cần ban hành Luật kiểm toán độc lập?
Việc ban hành Luật kiểm toán độc lập trong bối cảnh hiện nay là cần thiết, khách quan trên các phương diện sau:
Thứ nhất, việc ban hành luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, luật này nếu được ban hành sẽ khắc phục được những hạn chế của Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển cả về quy mô cũng như chất lượng.
Thứ hai, luật này sẽ quy định các nội dung chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, điều kiện để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, điều kiện hành nghề kiểm toán,… quy định về các nguyên tắc kiểm toán, nội dung kiểm toán, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, của kiểm toán viên hành nghề và các điều bị cấm, hạn chế để đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ và tính độc lập của ngành nghề này.
Những nội dung đó là hết sức cần thiết, nhằm điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên trong suốt quá trình hoạt động. Đó cũng là tiêu chí, điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
Tôi cho rằng việc ban hành khuôn khổ pháp lý cao, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho công tác giám sát chất lượng, phòng ngừa những thiệt hại có thể xảy ra với nền kinh tế cũng như các doanh nghiêp và các nhà đầu tư.
Thứ ba, việc ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
Thứ tư, Luật kiểm toán độc lập ra đời sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, trong đó có doanh nghiệp có lợi ích công chúng bắt buộc phải kiểm toán. Đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu hội nhập trong lĩnh vực này.
Hiện nay trong các cam kết quốc tế như WTO, ASEAN… lĩnh vực dịch vụ kiểm toán đã mở cửa không hạn chế. Việc ban hành Luật kiểm toán độc lập sẽ xác lập vị trí pháp lý tương đồng với quốc tế nhằm thúc đẩy hội nhập trong lĩnh vực này, đồng thời có đầy đủ quy phạm pháp luật để điều chỉnh các hành vi.
Kế hoạch xây dựng dự thảo Luật kiểm toán độc lập hiện nay theo bà biết sẽ theo lộ trình như thế nào?
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, trong tháng 4 năm nay Bộ này sẽ trình Chính phủ phê duyệt Dự án xây dựng Luật Kiểm toán độc lập. Nếu Chính phủ phê duyệt thì đến tháng 11 năm nay, dự luật này sẽ được trình ra Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt để có thể đưa vào kế hoạch ban hành trong năm 2011.