Cần làm rõ thông tin bà Nga “chạy” tiền để vào Quốc hội
Tổng thư ký Quốc hội lên tiếng trước thông tin mới đây liên quan đến bà Châu Thị Thu Nga
“Có thông tin thế thì phải kiểm chứng lại ngay, đây là chuyện tày trời chứ có phải không đâu”, Chủ nhiệm Văn phòng - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi bên lề hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sáng 8/9, liên quan đến thông tin bà Châu Thị Thu Nga đã “chạy” tiền để vào được danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội khoá 13.
Trước đó, theo thông tin từ một tờ báo, bà Châu Thị Thu Nga - cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng nhà đất (Housing Group), người đã bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khoá 13 - khai nhận đã chi khoảng 1,5 triệu USD, tương đương 30 tỷ đồng, cho một doanh nghiệp về vàng bạc tại thành phố Hà Nội để nhờ lo các thủ tục cho bà Nga được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13.
Cho biết là hiện chưa có kết luận điều tra chính thức, song ông Phúc bình luận: “1,5 triệu đô thì kinh đấy chứ. Tôi chưa nắm được thông tin này. Tôi nghĩ rằng bây giờ bà Nga đang cần khai về khoản tiền bị cáo buộc chiếm đoạt đi đâu rồi, chẳng lẽ bảo là vào túi hết, nên đành phải nghĩ ra chỗ để sử dụng tiền. Chứ còn thông tin đó làm gì có cơ sở, không có bất cứ một bằng chứng nào về khoản tiền này, lời khai này 30 tỷ rất nhiều, rải đi đâu hết chỗ này, cục tiền lớn thế thì ném đi đâu”.
Theo ông có nên làm rõ thông tin này không, vì nó rõ ràng ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội?
Có quá chứ sao không. Có thông tin thế thì phải kiểm chứng lại ngay, cơ quan chức năng người ta sẽ làm ngay xem tiền thế, khai thế thì đưa đâu, đưa cho ai, để làm gì. Đây là chuyện tày trời chứ có phải không đâu.
Nhưng vấn đề là sử dụng một khoản tiền lớn như thế để vào Quốc hội mà làm gì, mục đích gì? Một số đại biểu được mời làm chuyên trách người ta còn đang ngại, đang muốn tránh, không chịu tham gia ấy chứ.
Trong mối liên hệ với thông tin về lời khai của bà Nga, quá trình bầu cử Quốc hội khoá 14 ông có nghe thông tin nào về việc “chạy” ai, vào danh sách ứng cử chưa, nhất là trong khối doanh nhân?
Chỉ có một ý kiến nhưng xét thấy không có cơ sở. Doanh nhân tự ứng cử vừa rồi chỉ có hai người trúng cử thôi.
Tôi nghĩ có cầu thì mới có cung. Phải xác định vào Quốc hội thì phải thế nào mới làm vậy chứ. Nhưng thực tế quyết định các vấn đề ở Quốc hội là ý kiến tập thể chứ có phải chỉ phụ thuộc vào 1-2 người đâu.
Ví dụ giờ anh muốn bảo vệ quan điểm về thuế để có lợi cho doanh nghiệp nhưng chỉ có mình anh, hay một nhóm một số doanh nghiệp thì cũng làm gì được, còn các đại diện từ cơ quan Chính phủ, bộ ngành, thẩm tra… chứ.
Nói vậy nghĩa là ông không tin có chuyện chạy tiền như thông tin về lời khai của bà Nga?
Tôi không tin, không tin vào việc lại bỏ một khoản tiền lớn như thế để chạy vào đại biểu Quốc hội, để làm gì.
Kể cả vì cái mác đi nữa thì pháp luật cũng có chừa ai đâu, có mác thì khi vi phạm vẫn bị xử lý mà, nhiều trường hợp thế rồi chứ có phải đeo mác đó là bất khả xâm phạm đâu.
Ông vừa nói từ khoá trước, cũng có một vài đại biểu đi tiếp xúc cử tri thì có tặng quà, hứa sẽ làm cái này cái kia cho nơi mình bầu cử. Như vậy không phải vô cớ mà dư luận cho rằng có việc “chạy” đại biểu Quốc hội nhất là trong giới doanh nhân?
Những vị có hành động như thế là do sự nhầm tưởng, tưởng ngồi vào Quốc hội thì có quyền quyết định thế nọ thế kia, nhưng một cá nhân thì không thể thay đổi hay tác động được gì cả.
Vậy có nên tranh cử thay vì vận động bầu cử để giải quyết câu chuyện này?
Vận động bầu cử phải lành mạnh, bình đẳng, không phải cậy có nhiều tiền mà muốn vận động thế nào cũng được, luật không cho phép như thế.
Trước đó, theo thông tin từ một tờ báo, bà Châu Thị Thu Nga - cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng nhà đất (Housing Group), người đã bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khoá 13 - khai nhận đã chi khoảng 1,5 triệu USD, tương đương 30 tỷ đồng, cho một doanh nghiệp về vàng bạc tại thành phố Hà Nội để nhờ lo các thủ tục cho bà Nga được ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13.
Cho biết là hiện chưa có kết luận điều tra chính thức, song ông Phúc bình luận: “1,5 triệu đô thì kinh đấy chứ. Tôi chưa nắm được thông tin này. Tôi nghĩ rằng bây giờ bà Nga đang cần khai về khoản tiền bị cáo buộc chiếm đoạt đi đâu rồi, chẳng lẽ bảo là vào túi hết, nên đành phải nghĩ ra chỗ để sử dụng tiền. Chứ còn thông tin đó làm gì có cơ sở, không có bất cứ một bằng chứng nào về khoản tiền này, lời khai này 30 tỷ rất nhiều, rải đi đâu hết chỗ này, cục tiền lớn thế thì ném đi đâu”.
Theo ông có nên làm rõ thông tin này không, vì nó rõ ràng ảnh hưởng đến uy tín của Quốc hội?
Có quá chứ sao không. Có thông tin thế thì phải kiểm chứng lại ngay, cơ quan chức năng người ta sẽ làm ngay xem tiền thế, khai thế thì đưa đâu, đưa cho ai, để làm gì. Đây là chuyện tày trời chứ có phải không đâu.
Nhưng vấn đề là sử dụng một khoản tiền lớn như thế để vào Quốc hội mà làm gì, mục đích gì? Một số đại biểu được mời làm chuyên trách người ta còn đang ngại, đang muốn tránh, không chịu tham gia ấy chứ.
Trong mối liên hệ với thông tin về lời khai của bà Nga, quá trình bầu cử Quốc hội khoá 14 ông có nghe thông tin nào về việc “chạy” ai, vào danh sách ứng cử chưa, nhất là trong khối doanh nhân?
Chỉ có một ý kiến nhưng xét thấy không có cơ sở. Doanh nhân tự ứng cử vừa rồi chỉ có hai người trúng cử thôi.
Tôi nghĩ có cầu thì mới có cung. Phải xác định vào Quốc hội thì phải thế nào mới làm vậy chứ. Nhưng thực tế quyết định các vấn đề ở Quốc hội là ý kiến tập thể chứ có phải chỉ phụ thuộc vào 1-2 người đâu.
Ví dụ giờ anh muốn bảo vệ quan điểm về thuế để có lợi cho doanh nghiệp nhưng chỉ có mình anh, hay một nhóm một số doanh nghiệp thì cũng làm gì được, còn các đại diện từ cơ quan Chính phủ, bộ ngành, thẩm tra… chứ.
Nói vậy nghĩa là ông không tin có chuyện chạy tiền như thông tin về lời khai của bà Nga?
Tôi không tin, không tin vào việc lại bỏ một khoản tiền lớn như thế để chạy vào đại biểu Quốc hội, để làm gì.
Kể cả vì cái mác đi nữa thì pháp luật cũng có chừa ai đâu, có mác thì khi vi phạm vẫn bị xử lý mà, nhiều trường hợp thế rồi chứ có phải đeo mác đó là bất khả xâm phạm đâu.
Ông vừa nói từ khoá trước, cũng có một vài đại biểu đi tiếp xúc cử tri thì có tặng quà, hứa sẽ làm cái này cái kia cho nơi mình bầu cử. Như vậy không phải vô cớ mà dư luận cho rằng có việc “chạy” đại biểu Quốc hội nhất là trong giới doanh nhân?
Những vị có hành động như thế là do sự nhầm tưởng, tưởng ngồi vào Quốc hội thì có quyền quyết định thế nọ thế kia, nhưng một cá nhân thì không thể thay đổi hay tác động được gì cả.
Vậy có nên tranh cử thay vì vận động bầu cử để giải quyết câu chuyện này?
Vận động bầu cử phải lành mạnh, bình đẳng, không phải cậy có nhiều tiền mà muốn vận động thế nào cũng được, luật không cho phép như thế.