“Cần một ủy ban độc lập để cắt 'khối u' nợ xấu”
Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu
Chỉ mình ngành ngân hàng thì không thể giải quyết được nợ xấu mà đã đến lúc cần thành lập một ủy ban độc lập để cắt “khối u” này.
TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nói như vậy khi trao đổi với VnEconomy bên hàng lang Quốc hội chiều 24/10 về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Thưa ông, ở phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay, nhiều đại biểu đã tỏ ra hết sức sốt ruột trước sự ì ạch của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Có ý kiến đề nghị cần thành lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế, ông có đồng tình?
Hiện nay phải điểm nghẽn quan trọng nhất của nền kinh tế là cục nợ xấu, không giải quyết cái này thì không giải quyết được vấn đề khác. Năm 2012, mong đợi của Chính phủ là điều hành lãi suất giảm, thông điệp đầu năm là lạm phát giảm thì lãi suất sẽ giảm, nhưng cuối cùng gần đây các ngân hàng lại cạnh tranh đẩy lãi suất đầu vào lên, vì sao vậy?
Vì do nợ xấu chặn hết, tạo thành điểm nghẽn. Nên, cần thành lập một ủy ban độc lập để cắt “khối u” nợ xấu này.
Cần thành lập một ủy ban sao, thưa ông?
Đúng, ủy ban này giống như hội đồng quản trị của một công ty xử lý nợ xấu vì việc này không phải là việc của ngân hàng nữa rồi.
Nếu xử lý được thì ngân hàng xử lý lâu rồi, nhưng ngân hàng không xử lý được, vì nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là bất động sản mà thị trường này đang đóng băng thì sao mà giải quyết. Hay nợ được bảo đảm bằng uy tín của doanh nghiệp nhà nước mà sau lưng là tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì làm sao thu hồi nợ được, vậy nên cần có ủy ban độc lập. Phải xem đây là là việc lớn, lớn lắm, 300 - 400 nghìn tỷ đồng là trọng số lớn lắm.
Chậm giải quyết nợ xấu thì đúng là trách nhiệm rất lớn thuộc về ngân hàng. Một số vị lãnh đạo vẫn thấy tự ngân hàng có thể giải quyết được. Nhưng như tôi đã phân tích là không thể, bởi căn cơ là bất động sản mà thị trường này đang đóng băng nên khi họ xử lý thì tức là tự họ “giết” họ, mà có ai tự giết mình đâu, nên không thể để ngân hàng tự giải quyết được, cần đến ủy ban độc lập thì mới làm rốt ráo được.
Ủy ban này sẽ được tổ chức với quy mô thế nào, theo ông?
Sẽ do Thủ tướng quyết định thành lập và do một phó thủ tướng đứng đầu, vì thành phần là liên bộ mà.
Đại điện ngân hàng đương nhiên phải có, rất cần đại diện Bộ Tài chính vì dính đến các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng phải có đại diện Bộ Xây dựng vì liên quan đến bất động sản. Ngoài ra rất cần thiết có thành viên đại diện Bộ Công an, vì liên quan đến xem xét có lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu hồ sơ giả hay không nữa.
Mặt khác, khi xử lý nợ xấu phải có vốn mồi, vốn ứng vì khi đánh giá tài sản cầm cố được rồi nếu bán chưa ai mua thì cần phải ứng vốn ra mua lại tài sản này để tạo cho dòng vốn lưu thông trở lại. Song các chuyên gia và nhân dân lo sợ liệu có đảm bảo tính lành mạnh, an toàn trong xử lý nợ xấu hay không? Vậy thì việc này cần phải có các ủy ban của Quốc hội tham gia giám sát chặt chẽ thì sẽ an toàn.
Nhưng hiện nay ngay các con số về nợ xấu được công bố cũng đang gây nhiều tranh cãi?
Theo tôi thì con số của thanh tra Ngân hàng Nhà nước là đáng tin cậy. Nợ xấu bắt đầu từ 2008, khi bong bóng bất động sản và chứng khoán nổ ra và càng ngày càng xấu, vì mỗi năm lại thêm lãi suất của chính món nợ đó dẫn đến xấu càng xấu thêm, nếu không giải quyết thì đã lớn nó càng ngày càng lớn.
Nước ngoài đánh giá mức độ tín nhiệm Việt Nam thấp vì cục nợ xấu này, nên càng cần phải giải quyết nó càng sớm càng tốt.
Khi thành lập được ủy ban, tôi hy vọng sẽ tách nợ xấu qua một bên để có thể lưu thông hàng hóa tiền tệ và các chính sách cũng được thông từ trên xuống dưới. Hiện nay có ngân hàng thừa vốn mà không biết doanh nghiệp nào tốt xấu thế nào mà cho vay, qua đây thì sẽ làm rõ được những thông tin đó.
Đồng thời, quá trình xử lý nợ xấu cũng sẽ thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, vì xử lý nợ xấu sẽ gây thiệt hại, sẽ cần sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và vốn tự có của ngân hàng, khi đó bộc lộ rõ thực lực của ngân hàng và giúp quá trình tái cơ cấu ngân hàng nhanh hơn. Hoặc với doanh nghiệp nhà nước, làm rõ nợ xấu rồi, nếu ông không còn đáng tồn tại thì phải bán hoặc phải cổ phần hóa, việc đó cũng thúc đẩy tái cơ cấu khu vực này. Vậy nên, lập ủy ban độc lập xử lý nợ xấu là phương án tối ưu hiện nay để mở ra các phương án khác.
Trước đây Chính phủ cũng từng có ban xử lý thanh toán bù trừ công nợ, thì bây giờ ủy ban này cũng phải thành lập càng sớm càng tốt và đã đến thời điểm chín muồi rồi. Có thể thời gian trước thấy nợ xấu còn nhỏ, ảnh hưởng không lớn lắm, bây giờ thấy nó quá lớn rồi, cần phải xử lý nhanh và rốt ráo.
Nếu thực sự đã rất cần thiết thì trong quyền hạn của mình Quốc hội có cần gây “sức ép” để ủy ban đó sớm ra đời không, thưa ông?
Trong báo cáo Thủ tướng đã nhìn nhận thấy khuyết điểm trong điều hành và đã thành khẩn nhận lỗi, điều đó tạo sự lạc quan về xu hướng cải thiện quản trị điều hành của Chính phủ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Chính phủ thì nhìn thấy yếu kém nhưng báo cáo của bộ phận tham mưu có "tô hồng" không, trong khi đời sống vật vật chất và tinh thần của dân suy giảm, tình trạng là cấp bách mà báo cáo chưa thấy rõ hết. Nên cái này cần phải được đánh giá cho thật hơn.
TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nói như vậy khi trao đổi với VnEconomy bên hàng lang Quốc hội chiều 24/10 về quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Thưa ông, ở phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay, nhiều đại biểu đã tỏ ra hết sức sốt ruột trước sự ì ạch của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Có ý kiến đề nghị cần thành lập Ủy ban Quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế, ông có đồng tình?
Hiện nay phải điểm nghẽn quan trọng nhất của nền kinh tế là cục nợ xấu, không giải quyết cái này thì không giải quyết được vấn đề khác. Năm 2012, mong đợi của Chính phủ là điều hành lãi suất giảm, thông điệp đầu năm là lạm phát giảm thì lãi suất sẽ giảm, nhưng cuối cùng gần đây các ngân hàng lại cạnh tranh đẩy lãi suất đầu vào lên, vì sao vậy?
Vì do nợ xấu chặn hết, tạo thành điểm nghẽn. Nên, cần thành lập một ủy ban độc lập để cắt “khối u” nợ xấu này.
Nếu xử lý được thì ngân hàng xử lý lâu rồi, nhưng ngân hàng không xử lý được, vì nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là bất động sản mà thị trường này đang đóng băng thì sao mà giải quyết. TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Cần thành lập một ủy ban sao, thưa ông?
Đúng, ủy ban này giống như hội đồng quản trị của một công ty xử lý nợ xấu vì việc này không phải là việc của ngân hàng nữa rồi.
Nếu xử lý được thì ngân hàng xử lý lâu rồi, nhưng ngân hàng không xử lý được, vì nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản là bất động sản mà thị trường này đang đóng băng thì sao mà giải quyết. Hay nợ được bảo đảm bằng uy tín của doanh nghiệp nhà nước mà sau lưng là tập đoàn, tổng công ty nhà nước thì làm sao thu hồi nợ được, vậy nên cần có ủy ban độc lập. Phải xem đây là là việc lớn, lớn lắm, 300 - 400 nghìn tỷ đồng là trọng số lớn lắm.
Chậm giải quyết nợ xấu thì đúng là trách nhiệm rất lớn thuộc về ngân hàng. Một số vị lãnh đạo vẫn thấy tự ngân hàng có thể giải quyết được. Nhưng như tôi đã phân tích là không thể, bởi căn cơ là bất động sản mà thị trường này đang đóng băng nên khi họ xử lý thì tức là tự họ “giết” họ, mà có ai tự giết mình đâu, nên không thể để ngân hàng tự giải quyết được, cần đến ủy ban độc lập thì mới làm rốt ráo được.
Ủy ban này sẽ được tổ chức với quy mô thế nào, theo ông?
Sẽ do Thủ tướng quyết định thành lập và do một phó thủ tướng đứng đầu, vì thành phần là liên bộ mà.
Đại điện ngân hàng đương nhiên phải có, rất cần đại diện Bộ Tài chính vì dính đến các tập đoàn kinh tế nhà nước, cũng phải có đại diện Bộ Xây dựng vì liên quan đến bất động sản. Ngoài ra rất cần thiết có thành viên đại diện Bộ Công an, vì liên quan đến xem xét có lừa đảo chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu hồ sơ giả hay không nữa.
Mặt khác, khi xử lý nợ xấu phải có vốn mồi, vốn ứng vì khi đánh giá tài sản cầm cố được rồi nếu bán chưa ai mua thì cần phải ứng vốn ra mua lại tài sản này để tạo cho dòng vốn lưu thông trở lại. Song các chuyên gia và nhân dân lo sợ liệu có đảm bảo tính lành mạnh, an toàn trong xử lý nợ xấu hay không? Vậy thì việc này cần phải có các ủy ban của Quốc hội tham gia giám sát chặt chẽ thì sẽ an toàn.
Nhưng hiện nay ngay các con số về nợ xấu được công bố cũng đang gây nhiều tranh cãi?
Theo tôi thì con số của thanh tra Ngân hàng Nhà nước là đáng tin cậy. Nợ xấu bắt đầu từ 2008, khi bong bóng bất động sản và chứng khoán nổ ra và càng ngày càng xấu, vì mỗi năm lại thêm lãi suất của chính món nợ đó dẫn đến xấu càng xấu thêm, nếu không giải quyết thì đã lớn nó càng ngày càng lớn.
Nước ngoài đánh giá mức độ tín nhiệm Việt Nam thấp vì cục nợ xấu này, nên càng cần phải giải quyết nó càng sớm càng tốt.
Khi thành lập được ủy ban, tôi hy vọng sẽ tách nợ xấu qua một bên để có thể lưu thông hàng hóa tiền tệ và các chính sách cũng được thông từ trên xuống dưới. Hiện nay có ngân hàng thừa vốn mà không biết doanh nghiệp nào tốt xấu thế nào mà cho vay, qua đây thì sẽ làm rõ được những thông tin đó.
Có thể thời gian trước thấy nợ xấu còn nhỏ, ảnh hưởng không lớn lắm, bây giờ thấy nó quá lớn rồi, cần phải xử lý nhanh và rốt ráo. TS. Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội Tp.HCM, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội
Đồng thời, quá trình xử lý nợ xấu cũng sẽ thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, vì xử lý nợ xấu sẽ gây thiệt hại, sẽ cần sử dụng quỹ dự phòng rủi ro và vốn tự có của ngân hàng, khi đó bộc lộ rõ thực lực của ngân hàng và giúp quá trình tái cơ cấu ngân hàng nhanh hơn. Hoặc với doanh nghiệp nhà nước, làm rõ nợ xấu rồi, nếu ông không còn đáng tồn tại thì phải bán hoặc phải cổ phần hóa, việc đó cũng thúc đẩy tái cơ cấu khu vực này. Vậy nên, lập ủy ban độc lập xử lý nợ xấu là phương án tối ưu hiện nay để mở ra các phương án khác.
Trước đây Chính phủ cũng từng có ban xử lý thanh toán bù trừ công nợ, thì bây giờ ủy ban này cũng phải thành lập càng sớm càng tốt và đã đến thời điểm chín muồi rồi. Có thể thời gian trước thấy nợ xấu còn nhỏ, ảnh hưởng không lớn lắm, bây giờ thấy nó quá lớn rồi, cần phải xử lý nhanh và rốt ráo.
Nếu thực sự đã rất cần thiết thì trong quyền hạn của mình Quốc hội có cần gây “sức ép” để ủy ban đó sớm ra đời không, thưa ông?
Trong báo cáo Thủ tướng đã nhìn nhận thấy khuyết điểm trong điều hành và đã thành khẩn nhận lỗi, điều đó tạo sự lạc quan về xu hướng cải thiện quản trị điều hành của Chính phủ trong thời gian tới.
Tuy nhiên, Chính phủ thì nhìn thấy yếu kém nhưng báo cáo của bộ phận tham mưu có "tô hồng" không, trong khi đời sống vật vật chất và tinh thần của dân suy giảm, tình trạng là cấp bách mà báo cáo chưa thấy rõ hết. Nên cái này cần phải được đánh giá cho thật hơn.