Cần quy định công chứng viên trung thành với Tổ quốc?
“Bao nhiêu cán bộ đảng viên tham nhũng ầm ầm, làm gì mà phải quy định công chứng viên phải trung thành với Tổ quốc, nghe ghê quá”
“Bao nhiêu cán bộ đảng viên tham nhũng ầm ầm, làm gì mà phải quy định công chứng viên phải trung thành với Tổ quốc, nghe ghê quá”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách cho ý kiến về dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi), sáng 10/4.
Tại báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, liên quan đến tiêu chuẩn công chứng viên, có ý kiến đề nghị không nên quy định “trung thành với Tổ quốc” là một tiêu chuẩn vì như vậy sẽ tạo sự khác biệt với các ngành nghề khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, công chứng viên là những người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện một loại dịch vụ công đặc biệt, thay mặt Nhà nước xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, giấy tờ, đòi hỏi tính chuyên môn và trách nhiệm pháp lý cao.
Do đó, ngoài các yêu cầu về chuyên môn, trong tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên còn cần có sự ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với chế độ.
“Trung thành với Tổ quốc” cũng là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để xem xét bổ nhiệm đối với nhiều chức danh tư pháp khác như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư… Do vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này như đã thể hiện trong dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiên trì quan điểm này.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu lại có cách nhìn khác.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), đặt tiêu chuẩn công chứng viên trung thành với Tổ quốc thì nghe cao xa quá. Đồng tình với quan điểm không cần đưa tiêu chuẩn công chứng viên phải trung thành với tổ quốc, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng quy định như vậy là quá đề cao công chứng viên. Trong khi công việc của họ cũng chưa ảnh hưởng gì đến an nguy của đất nước. Mặt khác quy định công chứng viên trung thành với Hiến pháp thì cũng là trung thành với Tổ quốc.
Một nội dung khác cũng được nhiều ý kiến cùng đồng tình là trách nhiệm của công chứng viên với việc công chứng hay chứng nhận bản dịch giấy tờ.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết còn có loại ý kiến băn khoăn về quy định công chứng viên thực hiện công chứng và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giấy tờ được dịch bởi quy định này khó bảo đảm tính khả thi, đặc biệt là trong các trường hợp các giấy tờ được dịch lại không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành. Để bảo đảm chất lượng của bản dịch, thì cần có quy định để quản lý tốt hơn các cá nhân, tổ chức thực hiện công việc dịch thuật và ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với những người này.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã bổ sung quy định công chứng viên chịu trách nhiệm trước người yêu cầu dịch về tính chính xác của nội dung bản dịch và chứng nhận nội dung bản dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội , nhằm đề cao trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động này. Để có thể kiểm soát chất lượng bản dịch, công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng cần lựa chọn cộng tác viên dịch thuật bảo đảm về uy tín, trình độ, đồng thời cộng tác viên dịch thuật phải chịu trách nhiệm đối với công chứng viên về tính chính xác của nội dung dịch theo quy định của pháp luật về dân sự.
Qua khảo sát, đa số công chứng viên rất sợ chứng thực nội dung bản dịch, vì không biết ngoại ngữ mà công chứng thì khác nào người mù chữ chứng cho người biết chữ, đại biểu Thuyền phân tích.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương và một số vị đại biểu khác cũng đồng tình là công chứng viên không thể chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch được. Vì số công chứng viên có khả năng ngoại ngữ để chịu trách nhiệm nội dung là không đáng kể, ông Cương nói.
Tại kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Công Chứng (sửa đổi).
Tại báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, liên quan đến tiêu chuẩn công chứng viên, có ý kiến đề nghị không nên quy định “trung thành với Tổ quốc” là một tiêu chuẩn vì như vậy sẽ tạo sự khác biệt với các ngành nghề khác.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, công chứng viên là những người được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện một loại dịch vụ công đặc biệt, thay mặt Nhà nước xác nhận tính hợp pháp của các giao dịch, giấy tờ, đòi hỏi tính chuyên môn và trách nhiệm pháp lý cao.
Do đó, ngoài các yêu cầu về chuyên môn, trong tiêu chuẩn để bổ nhiệm công chứng viên còn cần có sự ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ đối với Nhà nước, với chế độ.
“Trung thành với Tổ quốc” cũng là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để xem xét bổ nhiệm đối với nhiều chức danh tư pháp khác như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư… Do vậy, đề nghị Quốc hội cho giữ quy định này như đã thể hiện trong dự thảo luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiên trì quan điểm này.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu lại có cách nhìn khác.
Theo đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng), đặt tiêu chuẩn công chứng viên trung thành với Tổ quốc thì nghe cao xa quá. Đồng tình với quan điểm không cần đưa tiêu chuẩn công chứng viên phải trung thành với tổ quốc, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng quy định như vậy là quá đề cao công chứng viên. Trong khi công việc của họ cũng chưa ảnh hưởng gì đến an nguy của đất nước. Mặt khác quy định công chứng viên trung thành với Hiến pháp thì cũng là trung thành với Tổ quốc.
Một nội dung khác cũng được nhiều ý kiến cùng đồng tình là trách nhiệm của công chứng viên với việc công chứng hay chứng nhận bản dịch giấy tờ.
Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết còn có loại ý kiến băn khoăn về quy định công chứng viên thực hiện công chứng và chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giấy tờ được dịch bởi quy định này khó bảo đảm tính khả thi, đặc biệt là trong các trường hợp các giấy tờ được dịch lại không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ban hành. Để bảo đảm chất lượng của bản dịch, thì cần có quy định để quản lý tốt hơn các cá nhân, tổ chức thực hiện công việc dịch thuật và ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với những người này.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo luật đã bổ sung quy định công chứng viên chịu trách nhiệm trước người yêu cầu dịch về tính chính xác của nội dung bản dịch và chứng nhận nội dung bản dịch không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội , nhằm đề cao trách nhiệm của công chứng viên trong hoạt động này. Để có thể kiểm soát chất lượng bản dịch, công chứng viên hoặc tổ chức hành nghề công chứng cần lựa chọn cộng tác viên dịch thuật bảo đảm về uy tín, trình độ, đồng thời cộng tác viên dịch thuật phải chịu trách nhiệm đối với công chứng viên về tính chính xác của nội dung dịch theo quy định của pháp luật về dân sự.
Qua khảo sát, đa số công chứng viên rất sợ chứng thực nội dung bản dịch, vì không biết ngoại ngữ mà công chứng thì khác nào người mù chữ chứng cho người biết chữ, đại biểu Thuyền phân tích.
Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương và một số vị đại biểu khác cũng đồng tình là công chứng viên không thể chịu trách nhiệm về nội dung bản dịch được. Vì số công chứng viên có khả năng ngoại ngữ để chịu trách nhiệm nội dung là không đáng kể, ông Cương nói.
Tại kỳ họp thứ 7 sẽ khai mạc vào 20/5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự thảo Luật Công Chứng (sửa đổi).