Câu hỏi chung về tội phạm của Phó thủ tướng và Bộ trưởng Công an
Hiện có 18 địa bàn trọng điểm về tội phạm trật tự xã hội, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của Ban Chỉ đạo 138/CP, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, đều có chung câu hỏi: vì sao làm quyết liệt nhưng tội phạm chưa giảm?
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo 138/CP, nguyên nhân khách quan do suy thoái kinh tế, lao động mất việc làm khiến “bần cùng sinh đạo tặc” là có, nhưng phải làm rõ các nguyên nhân chủ quan mới là điều mấu chốt trong trấn áp tội phạm.
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên mà ông đề cập đến là “sự suy thoái đạo đức xã hội, trong khi đó vai trò của gia đình, nhà trường trong giáo dục con người còn hạn chế”.
Tổng hợp lại tình hình tội phạm năm 2013, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết cả nước đã xảy ra 59 nghìn vụ, tăng 5,03% so với năm trước.
Tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội chiếm hơn 86% tổng số vụ giết người, có tới 84% là phạm tội lần đầu, nhiều vụ hành vi gây án hết sức dã man, tàn bạo.
Một điểm đáng chú ý là tội phạm chống người thi hành công vụ giảm nhưng hành vi chống đối ngày càng nguy hiểm, manh động và liều lĩnh, tình trạng chống đối tập thể có chiều hướng gia tăng. Tội phạm có tổ chức, hoạt động đan xen giữa kinh tế, hình sự, dưới dạng đâm thuê, chém mướn, bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi... Cầm đầu các băng nhóm, tội phạm hầu hết có tiền án, tiền sự, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng, vật liệu nổ gây án.
Theo Bộ Công an, hiện có 18 địa bàn trọng điểm về tội phạm trật tự xã hội, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng..., 10 địa bàn trọng điểm về tội phạm có tổ chức. Trong năm đã có 8 địa phương chưa có dấu hiệu chuyển biến về tình hình tội phạm.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, việc nắm tình hình, điều tra tại một số địa phương chưa sâu, hiệu quả giải quyết tội phạm, tinh thần trách nhiệm của một số đơn vị cá nhân chưa cao, năng lực cán bộ trong việc báo cáo xử lý kịp thời có vấn đề, phối hợp các ngành chưa tốt.
Về tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng, Bộ Công an cho biết, năm 2013, đã phát hiện, xử lý trên 12 nghìn vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về kinh tế, gần 450 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ, thu hồi, tạm giữ, kê biên gần 3.500 tỷ đồng. Hiện đang nổi lên tình hình buôn lậu vàng, ngoại tệ, thuốc lá, hàng tiêu dùng... diễn biến phức tạp.
Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Hứa Ngọc Thuận phản ánh, việc “phối hợp ngăn cản hàng cấm, hàng lậu qua các tỉnh về Tp.HCM, tuy được triển khai trong các đợt cao điểm nhưng còn hạn chế, do phối hợp giữa các tỉnh hết sức rời rạc”.
Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bày tỏ lo lắng “việc chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được tiến hành khá bài bản nhưng ngày càng nhiều các đối tượng buôn lậu theo hướng phân tán, nhỏ lẻ, lợi dụng các tuyến đường mòn, nên dù có căng hết lực lượng cũng chưa kiểm soát được”.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo 138/CP, nguyên nhân khách quan do suy thoái kinh tế, lao động mất việc làm khiến “bần cùng sinh đạo tặc” là có, nhưng phải làm rõ các nguyên nhân chủ quan mới là điều mấu chốt trong trấn áp tội phạm.
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên mà ông đề cập đến là “sự suy thoái đạo đức xã hội, trong khi đó vai trò của gia đình, nhà trường trong giáo dục con người còn hạn chế”.
Tổng hợp lại tình hình tội phạm năm 2013, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho biết cả nước đã xảy ra 59 nghìn vụ, tăng 5,03% so với năm trước.
Tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội chiếm hơn 86% tổng số vụ giết người, có tới 84% là phạm tội lần đầu, nhiều vụ hành vi gây án hết sức dã man, tàn bạo.
Một điểm đáng chú ý là tội phạm chống người thi hành công vụ giảm nhưng hành vi chống đối ngày càng nguy hiểm, manh động và liều lĩnh, tình trạng chống đối tập thể có chiều hướng gia tăng. Tội phạm có tổ chức, hoạt động đan xen giữa kinh tế, hình sự, dưới dạng đâm thuê, chém mướn, bảo kê, siết nợ, đòi nợ thuê, cho vay nặng lãi... Cầm đầu các băng nhóm, tội phạm hầu hết có tiền án, tiền sự, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng, vật liệu nổ gây án.
Theo Bộ Công an, hiện có 18 địa bàn trọng điểm về tội phạm trật tự xã hội, trong đó có Hà Nội, Tp.HCM, Hải Phòng..., 10 địa bàn trọng điểm về tội phạm có tổ chức. Trong năm đã có 8 địa phương chưa có dấu hiệu chuyển biến về tình hình tội phạm.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, việc nắm tình hình, điều tra tại một số địa phương chưa sâu, hiệu quả giải quyết tội phạm, tinh thần trách nhiệm của một số đơn vị cá nhân chưa cao, năng lực cán bộ trong việc báo cáo xử lý kịp thời có vấn đề, phối hợp các ngành chưa tốt.
Về tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng, Bộ Công an cho biết, năm 2013, đã phát hiện, xử lý trên 12 nghìn vụ phạm tội và vi phạm pháp luật về kinh tế, gần 450 vụ phạm tội về tham nhũng, chức vụ, thu hồi, tạm giữ, kê biên gần 3.500 tỷ đồng. Hiện đang nổi lên tình hình buôn lậu vàng, ngoại tệ, thuốc lá, hàng tiêu dùng... diễn biến phức tạp.
Phó chủ tịch UBND Tp.HCM Hứa Ngọc Thuận phản ánh, việc “phối hợp ngăn cản hàng cấm, hàng lậu qua các tỉnh về Tp.HCM, tuy được triển khai trong các đợt cao điểm nhưng còn hạn chế, do phối hợp giữa các tỉnh hết sức rời rạc”.
Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn bày tỏ lo lắng “việc chống buôn lậu và gian lận thương mại đã được tiến hành khá bài bản nhưng ngày càng nhiều các đối tượng buôn lậu theo hướng phân tán, nhỏ lẻ, lợi dụng các tuyến đường mòn, nên dù có căng hết lực lượng cũng chưa kiểm soát được”.