Chất vấn và những “món nợ” của Bộ trưởng Hoàng
Ngày 1/4, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Như VnEconomy đã đưa tin, vào ngày 1/4 tới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời chất vấn trực tiếp tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Không phải nhiệm kỳ đầu của Bộ trưởng, có nghĩa là cơ hội trả lời chất vấn trước Quốc hội nhiều hơn một số thành viên khác của Chính phủ, song theo nhận xét của một số vị đại biểu thì ngành công thương nói chung và cá nhân “tư lệnh” ngành nói riêng có lẽ vẫn “nợ” cử tri khá nhiều.
Bởi, không ít vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Hoàng từng là tâm điểm cho các tranh luận căng thẳng từ Quốc hội khóa trước, nay vẫn còn nóng rừng rực tại nghị trường các phiên thảo luận ở các kỳ họp gần đây.
Một trong số đó chính là thủy điện.
Trao đổi với VnEconomy sáng 27/3, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Nghĩa nói rằng cử tri thành phố vẫn đang bức xúc trước hậu quả tiêu cực của thủy điện. Vì thế, là đại diện cho dân ông vẫn phải “truy” Bộ trưởng về vấn đề này.
Với không ít đại biểu khác thì câu trả lời thỏa đáng của ngành công thương về thủy điện vẫn còn là “món nợ” không hề nhỏ.
Cũng mới ở kỳ họp gần đây nhất của Quốc hội, đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật đã nói thẳng, ông “không hiểu Bộ trưởng nói gì”, khi nghe người đứng đầu ngành công thương phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về thủy điện, rằng: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công Thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Còn đại biểu Nguyễn Thái Học từng đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chính sách hỗ trợ cho đồng bào nghèo tại các công trình thủy điện. Khi theo yêu cầu của Quốc hội thì chính sách này phải được ban hành trong năm 2013, nhưng gần hết năm, Bộ trưởng lại trả lời đây là lĩnh vực thuộc trách nhiệm của bộ khác.
Thủy điện không phải là “hàng tồn kho” duy nhất được đại biểu nhắc đến.
Vào đầu kỳ họp Quốc hội thứ sáu, ở báo cáo về tình hình thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: “Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các nội dung đã hứa trước Quốc hội và cử tri toàn quốc”. Trong đó có kinh doanh xăng dầu.
Thế nhưng, ngay tại kỳ họp đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, bà có gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Công Thương và ông đã hứa sẽ sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu trước 30/9/2013. Nhưng đến ngày 19/11/2013, việc này cũng vẫn chưa được thực hiện.
Bên cạnh “đòi nợ” công khai ở nghị trường, nhiều vị đại biểu còn liên tục nhắc Bộ trưởng Hoàng “trả nợ” bằng văn bản. Bởi thế, gần như kỳ họp nào, Bộ trưởng cũng là người nhận được nhiều nhất các chất vấn được chuyển qua đường văn thư.
Tuy nhiên, mức độ hài lòng khi nhận được văn bản trả lời của Bộ trưởng lại không giữ được ngôi vị số 1 như vậy.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vào cuối năm 2013, gửi văn bản chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng trước những vấn đề tiêu cực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), song đại biểu Huỳnh Nghĩa cho biết ông không hài lòng với văn bản trả lời của Bộ trưởng Hoàng vì chưa đi thẳng vào vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Công Thương còn “nợ” đại biểu và cử tri rất nhiều, ông Nghĩa quả quyết.
Không ít các văn bản chất vấn của các đại biểu khác cũng đều chứa đựng sự sốt ruột về chuyển biến chậm chạp hoặc không có chuyển biến ở các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của ngành công thương.
Nêu vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng tiêu cực đến nhà nông, đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) nhấn mạnh đây là vấn đề không mới, đã được chất vấn nhiều lần nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thái Học thì ông gửi văn bản chất vấn Bộ trưởng Hoàng nhưng văn bản trả lời lại do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch ký và nói nội dung chất vấn thuộc trách nhiệm của bộ khác. Trong khi chính Bộ trưởng Bộ Công Thương đã hứa thực hiện nội dung đó.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, nhận được nhiều chất vấn bằng văn bản nhất, cũng được rất nhiều đại biểu đề nghị, song do đi công tác nước ngoài nên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không thể trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn.
Sau đó, vào đầu tháng 1/2014 ông xuất hiện tại phiên giải trình về công tác phòng chống buôn lậu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức. Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng tại đây khá chung chung và mờ nhạt. Cả báo cáo được chuẩn bị sẵn của ông, đại biểu cũng “phê” là không đề cập đến vấn đề gốc rễ của chống buôn lậu.
Buôn lậu, điện, xăng, dầu và cả việc xử lý tình trạng thương lái nước ngoài mua vét nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản gây rối loạn thị trường, đều trở lại trong nhóm vấn đề được chọn chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vào thứ ba ngày 1/4 tới đây. Nội dung rõ ràng là không mới, nhưng mức độ lo ngại mới của nó có lẽ cần sự “trả nợ” rốt ráo hơn của người đứng đầu ngành công thương.
Không phải nhiệm kỳ đầu của Bộ trưởng, có nghĩa là cơ hội trả lời chất vấn trước Quốc hội nhiều hơn một số thành viên khác của Chính phủ, song theo nhận xét của một số vị đại biểu thì ngành công thương nói chung và cá nhân “tư lệnh” ngành nói riêng có lẽ vẫn “nợ” cử tri khá nhiều.
Bởi, không ít vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ trưởng Hoàng từng là tâm điểm cho các tranh luận căng thẳng từ Quốc hội khóa trước, nay vẫn còn nóng rừng rực tại nghị trường các phiên thảo luận ở các kỳ họp gần đây.
Một trong số đó chính là thủy điện.
Trao đổi với VnEconomy sáng 27/3, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, ông Huỳnh Nghĩa nói rằng cử tri thành phố vẫn đang bức xúc trước hậu quả tiêu cực của thủy điện. Vì thế, là đại diện cho dân ông vẫn phải “truy” Bộ trưởng về vấn đề này.
Với không ít đại biểu khác thì câu trả lời thỏa đáng của ngành công thương về thủy điện vẫn còn là “món nợ” không hề nhỏ.
Cũng mới ở kỳ họp gần đây nhất của Quốc hội, đại biểu Ngô Văn Minh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật đã nói thẳng, ông “không hiểu Bộ trưởng nói gì”, khi nghe người đứng đầu ngành công thương phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về thủy điện, rằng: “Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công Thương... Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta”.
Còn đại biểu Nguyễn Thái Học từng đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công Thương trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chính sách hỗ trợ cho đồng bào nghèo tại các công trình thủy điện. Khi theo yêu cầu của Quốc hội thì chính sách này phải được ban hành trong năm 2013, nhưng gần hết năm, Bộ trưởng lại trả lời đây là lĩnh vực thuộc trách nhiệm của bộ khác.
Thủy điện không phải là “hàng tồn kho” duy nhất được đại biểu nhắc đến.
Vào đầu kỳ họp Quốc hội thứ sáu, ở báo cáo về tình hình thực hiện các nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết: “Bộ Công Thương đã tích cực triển khai các nội dung đã hứa trước Quốc hội và cử tri toàn quốc”. Trong đó có kinh doanh xăng dầu.
Thế nhưng, ngay tại kỳ họp đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, bà có gửi chất vấn đến Bộ trưởng Bộ Công Thương và ông đã hứa sẽ sửa đổi Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu trước 30/9/2013. Nhưng đến ngày 19/11/2013, việc này cũng vẫn chưa được thực hiện.
Bên cạnh “đòi nợ” công khai ở nghị trường, nhiều vị đại biểu còn liên tục nhắc Bộ trưởng Hoàng “trả nợ” bằng văn bản. Bởi thế, gần như kỳ họp nào, Bộ trưởng cũng là người nhận được nhiều nhất các chất vấn được chuyển qua đường văn thư.
Tuy nhiên, mức độ hài lòng khi nhận được văn bản trả lời của Bộ trưởng lại không giữ được ngôi vị số 1 như vậy.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vào cuối năm 2013, gửi văn bản chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng trước những vấn đề tiêu cực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), song đại biểu Huỳnh Nghĩa cho biết ông không hài lòng với văn bản trả lời của Bộ trưởng Hoàng vì chưa đi thẳng vào vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Công Thương còn “nợ” đại biểu và cử tri rất nhiều, ông Nghĩa quả quyết.
Không ít các văn bản chất vấn của các đại biểu khác cũng đều chứa đựng sự sốt ruột về chuyển biến chậm chạp hoặc không có chuyển biến ở các lĩnh vực thuộc trách nhiệm của ngành công thương.
Nêu vấn nạn phân bón giả, kém chất lượng ảnh hưởng tiêu cực đến nhà nông, đại biểu Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) nhấn mạnh đây là vấn đề không mới, đã được chất vấn nhiều lần nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Còn theo đại biểu Nguyễn Thái Học thì ông gửi văn bản chất vấn Bộ trưởng Hoàng nhưng văn bản trả lời lại do Vụ trưởng Vụ Kế hoạch ký và nói nội dung chất vấn thuộc trách nhiệm của bộ khác. Trong khi chính Bộ trưởng Bộ Công Thương đã hứa thực hiện nội dung đó.
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, nhận được nhiều chất vấn bằng văn bản nhất, cũng được rất nhiều đại biểu đề nghị, song do đi công tác nước ngoài nên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không thể trực tiếp đăng đàn trả lời chất vấn.
Sau đó, vào đầu tháng 1/2014 ông xuất hiện tại phiên giải trình về công tác phòng chống buôn lậu do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức. Tuy nhiên, phần trả lời của Bộ trưởng tại đây khá chung chung và mờ nhạt. Cả báo cáo được chuẩn bị sẵn của ông, đại biểu cũng “phê” là không đề cập đến vấn đề gốc rễ của chống buôn lậu.
Buôn lậu, điện, xăng, dầu và cả việc xử lý tình trạng thương lái nước ngoài mua vét nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản gây rối loạn thị trường, đều trở lại trong nhóm vấn đề được chọn chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vào thứ ba ngày 1/4 tới đây. Nội dung rõ ràng là không mới, nhưng mức độ lo ngại mới của nó có lẽ cần sự “trả nợ” rốt ráo hơn của người đứng đầu ngành công thương.