Châu Á: Môi trường đe dọa tăng trưởng kinh tế
UNESCAP và OECD vừa đưa ra cảnh báo về ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đối với sự phát triển của kinh tế châu Á
Đà tăng trưởng kinh tế ấn tượng ở châu Á hiện nay có thể ngừng lại, nếu chính phủ các nước trong châu lục không tháo gỡ những vấn đề môi trường phát sinh trong quá trình phát triển công nghiệp nhanh chóng hiện nay.
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp mới đây về kinh tế châu Á và môi trường diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan, Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Theo dự báo của UNESCAP, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện chiếm khoảng 25% sản lượng kinh tế toàn cầu, sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm 2007, so với 7,1% năm 2006.
Thư ký điều hành UNESCAP, ông Kim Hak-Su, cho biết hai nền kinh tế đang nổi lên là Trung Quốc và Ấn Độ là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng xuất phát từ việc tiêu thụ tài nguyên ở mức cao này lại đi kèm với tình trạng ô nhiễm và tạo ra nhiều chất thải quá mức cho khu vực.
Ông nhấn mạnh rằng tuy tăng trưởng kinh tế làm giảm đáng kể tình trạng đói nghèo ở châu Á, nhưng tiêu chí tăng trưởng trước, môi trường tính sau có thể sẽ làm mất đà tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp mới đây về kinh tế châu Á và môi trường diễn ra tại Băng Cốc, Thái Lan, Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Theo dự báo của UNESCAP, khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hiện chiếm khoảng 25% sản lượng kinh tế toàn cầu, sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm 2007, so với 7,1% năm 2006.
Thư ký điều hành UNESCAP, ông Kim Hak-Su, cho biết hai nền kinh tế đang nổi lên là Trung Quốc và Ấn Độ là động lực cho sự tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Tuy nhiên, đà tăng trưởng xuất phát từ việc tiêu thụ tài nguyên ở mức cao này lại đi kèm với tình trạng ô nhiễm và tạo ra nhiều chất thải quá mức cho khu vực.
Ông nhấn mạnh rằng tuy tăng trưởng kinh tế làm giảm đáng kể tình trạng đói nghèo ở châu Á, nhưng tiêu chí tăng trưởng trước, môi trường tính sau có thể sẽ làm mất đà tăng trưởng kinh tế của khu vực.