Châu Âu lo ngại đồng Nhân dân tệ yếu
EU đang lo ngại thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ tăng từ mức 128 tỷ USD năm 2006 lên mức 170 tỷ USD trong năm 2007
Liên minh châu Âu (EU) đang lo ngại thâm hụt thương mại với Trung Quốc sẽ tăng từ mức 128 tỷ USD năm 2006 lên mức 170 tỷ USD trong năm 2007, trong bối cảnh đồng Nhân dân tệ đang giảm giá tới 8% so với đồng EUR của châu Âu.
Chính vì vậy, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - EU lần thứ 10, diễn ra tại Bắc Kinh chiều 28/11.
Trung Quốc hứa giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại
Dư luận châu Âu đang lo ngại rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ quá thấp của Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu và đã khiến thâm hụt thương mại của châu Âu với Trung Quốc ngày càng tăng. Điều đáng lo ngại là kể từ khi Trung Quốc nới rộng biên độ tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền này tăng giá dần so với đồng USD, nhưng lại giảm giá tới 8% so với đồng EUR của châu Âu.
Kim ngạch thương mại Trung Quốc, châu Âu đã tăng rất nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 2003 lần đầu vượt mức 100 tỷ USD; năm 2005 đã vượt mức 200 tỷ USD và 9 tháng đầu năm nay đã đạt bằng mức năm 2006 là 250 tỷ USD và dự báo cả năm 2007 sẽ đạt 350 tỷ USD. Nhưng, đồng thời với việc kim ngạch thương mại tăng, thâm hụt thương mại cũng gia tăng. Dư luận cho rằng, trước kỳ họp này, thái độ của châu Âu với Trung Quốc đã cứng rắn hơn so với các kỳ họp trước; những bất đồng của hai bên cũng nhiều hơn.
Trong các buổi tiếp các quan chức phụ trách tài chính châu Âu, hôm 28/11 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo đã lên tiếng khẳng định: Trung Quốc sẽ chủ động từng bước hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ. Trung Quốc rất chú trọng việc châu Âu quan tâm tỷ giá đồng Nhân dân tệ và sẽ cùng nỗ lực từng bước giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại; sẽ cố gắng tăng cường nhập khẩu để thúc đẩy thương mại hai chiều trở nên cân đối.
Để giải quyết tình trạng mất cân đối thương mại song phương, Trung Quốc và EU đã quyết định thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại cấp cao. Cơ chế hợp tác này còn đề cập nhiều lĩnh vực khác liên quan tới kinh tế - thương mại, trong đó có bảo vệ môi trường, năng lượng, khoa học công nghệ cao.
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược
Tại hội nghị cấp cao Trung Quốc-EU lần này, hai bên đã đạt được nhận thức chung về cùng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược song phương toàn diện. Phía Trung Quốc đã đề xuất 5 điểm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương phát triển hơn nữa, bao gồm duy trì sự giao lưu mật thiết ở cấp độ cao, phát huy đầy đủ cơ chế đối thoại hiện nay, trao đổi ý kiến về các vấn đề song phương và toàn cầu một cách kịp thời; cải thiện kết cấu mậu dịch, mở rộng quy mô thương mại, xử lý tốt và ổn thỏa các vấn đề trong thương mại hai chiều; đẩy mạnh đàm phán về Hiệp định hợp tác đối tác Trung Quốc - châu Âu; sớm ấn định chương trình chung cho sự hợp tác khoa học kỹ thuật và ký Hiệp định hợp tác về giao lưu giáo dục, thực hiện chương trình về công tác đối thoại và hợp tác; tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậu, năng lượng và bảo vệ môi trường.
Thủ tướng J.Socrates của Bồ Đào Nha, Chủ tịch luân phiên EU, cho rằng sự hợp tác giữa Trung Quốc với EU có lợi cho việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu và quan hệ kinh tế giữa châu Âu và Trung Quốc hết sức thành công.
Bên lề Hội nghị cấp cao Trung Quốc-EU lần thứ 10, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã công bố quyết định cho Trung Quốc vay một khoản tín dụng 500 triệu EUR để tăng cường các nỗ lực hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là để giúp Trung Quốc triển khai chương trình quốc gia trong lĩnh vực này. Khoản tín dụng của EIB sẽ được đầu tư trên diện rộng trong lĩnh vực năng lượng và công nghệ nhằm giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các chất độc hại khác.
Khoản tín dụng nói trên nằm trong khuôn khổ quan hệ đối tác EU - Trung Quốc về biến đổi khí hậu, được khởi động từ năm 2005; cũng là khoản tín dụng đầu tiên mà EIB triển khai với danh nghĩa Cơ chế Năng lượng bền vững, được các Bộ trường Bộ Tài chính và Kinh tế châu Âu thông qua vào tháng 6/2007. Phía Trung Quốc sẽ trực tiếp lựa chọn các dự án trong khuôn khổ khoản vay này theo các tiêu chí xét duyệt chặt chẽ, đáp ứng được các yêu cầu môi trường và xã hội mà EIB đề ra.
Chính vì vậy, tỷ giá đồng Nhân dân tệ đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc - EU lần thứ 10, diễn ra tại Bắc Kinh chiều 28/11.
Trung Quốc hứa giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại
Dư luận châu Âu đang lo ngại rằng tỷ giá đồng Nhân dân tệ quá thấp của Trung Quốc là nguyên nhân chính khiến hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trường châu Âu và đã khiến thâm hụt thương mại của châu Âu với Trung Quốc ngày càng tăng. Điều đáng lo ngại là kể từ khi Trung Quốc nới rộng biên độ tỷ giá đồng Nhân dân tệ, đồng tiền này tăng giá dần so với đồng USD, nhưng lại giảm giá tới 8% so với đồng EUR của châu Âu.
Kim ngạch thương mại Trung Quốc, châu Âu đã tăng rất nhanh trong mấy năm gần đây. Năm 2003 lần đầu vượt mức 100 tỷ USD; năm 2005 đã vượt mức 200 tỷ USD và 9 tháng đầu năm nay đã đạt bằng mức năm 2006 là 250 tỷ USD và dự báo cả năm 2007 sẽ đạt 350 tỷ USD. Nhưng, đồng thời với việc kim ngạch thương mại tăng, thâm hụt thương mại cũng gia tăng. Dư luận cho rằng, trước kỳ họp này, thái độ của châu Âu với Trung Quốc đã cứng rắn hơn so với các kỳ họp trước; những bất đồng của hai bên cũng nhiều hơn.
Trong các buổi tiếp các quan chức phụ trách tài chính châu Âu, hôm 28/11 vừa qua, Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo đã lên tiếng khẳng định: Trung Quốc sẽ chủ động từng bước hoàn thiện cơ chế tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ. Trung Quốc rất chú trọng việc châu Âu quan tâm tỷ giá đồng Nhân dân tệ và sẽ cùng nỗ lực từng bước giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại; sẽ cố gắng tăng cường nhập khẩu để thúc đẩy thương mại hai chiều trở nên cân đối.
Để giải quyết tình trạng mất cân đối thương mại song phương, Trung Quốc và EU đã quyết định thiết lập cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại cấp cao. Cơ chế hợp tác này còn đề cập nhiều lĩnh vực khác liên quan tới kinh tế - thương mại, trong đó có bảo vệ môi trường, năng lượng, khoa học công nghệ cao.
Thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược
Tại hội nghị cấp cao Trung Quốc-EU lần này, hai bên đã đạt được nhận thức chung về cùng thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược song phương toàn diện. Phía Trung Quốc đã đề xuất 5 điểm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương phát triển hơn nữa, bao gồm duy trì sự giao lưu mật thiết ở cấp độ cao, phát huy đầy đủ cơ chế đối thoại hiện nay, trao đổi ý kiến về các vấn đề song phương và toàn cầu một cách kịp thời; cải thiện kết cấu mậu dịch, mở rộng quy mô thương mại, xử lý tốt và ổn thỏa các vấn đề trong thương mại hai chiều; đẩy mạnh đàm phán về Hiệp định hợp tác đối tác Trung Quốc - châu Âu; sớm ấn định chương trình chung cho sự hợp tác khoa học kỹ thuật và ký Hiệp định hợp tác về giao lưu giáo dục, thực hiện chương trình về công tác đối thoại và hợp tác; tăng cường hợp tác về biến đổi khí hậu, năng lượng và bảo vệ môi trường.
Thủ tướng J.Socrates của Bồ Đào Nha, Chủ tịch luân phiên EU, cho rằng sự hợp tác giữa Trung Quốc với EU có lợi cho việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu và quan hệ kinh tế giữa châu Âu và Trung Quốc hết sức thành công.
Bên lề Hội nghị cấp cao Trung Quốc-EU lần thứ 10, Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) đã công bố quyết định cho Trung Quốc vay một khoản tín dụng 500 triệu EUR để tăng cường các nỗ lực hạn chế hiện tượng biến đổi khí hậu, đặc biệt là để giúp Trung Quốc triển khai chương trình quốc gia trong lĩnh vực này. Khoản tín dụng của EIB sẽ được đầu tư trên diện rộng trong lĩnh vực năng lượng và công nghệ nhằm giảm bớt khí thải gây hiệu ứng nhà kính và các chất độc hại khác.
Khoản tín dụng nói trên nằm trong khuôn khổ quan hệ đối tác EU - Trung Quốc về biến đổi khí hậu, được khởi động từ năm 2005; cũng là khoản tín dụng đầu tiên mà EIB triển khai với danh nghĩa Cơ chế Năng lượng bền vững, được các Bộ trường Bộ Tài chính và Kinh tế châu Âu thông qua vào tháng 6/2007. Phía Trung Quốc sẽ trực tiếp lựa chọn các dự án trong khuôn khổ khoản vay này theo các tiêu chí xét duyệt chặt chẽ, đáp ứng được các yêu cầu môi trường và xã hội mà EIB đề ra.