Chi phí làm đường cao tốc Việt Nam vượt xa Trung Quốc
Suất vốn đầu tư bình quân cho tuyến đường ôtô cao tốc 6 làn xe vào khoảng 23,1 triệu USD/km
Bộ Xây dựng vừa hoàn tất dự thảo báo cáo Thủ tướng suất vốn đầu tư xây dựng công trình đường ôtô cao tốc.
Theo cơ quan này, việc triển khai xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2005, hiện nay đã đưa vào khai thác sử dụng khoảng 150 km, theo kế hoạch đến năm 2015 xây dựng khoảng 600 km đường cao tốc.
Đến thời điểm này, ngành giao thông đã đưa vào khai thác sử dụng một số tuyến đường cao tốc như: Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tp.HCM - Trung Lương, Đại lộ Thăng Long (Láng - Hòa Lạc) với quy mô từ 4 đến 6 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp.
Bên cạnh đó, hiện đang triển khai các dự án: đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, đường vành đai 3 giai đoạn 2, Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đang chuẩn bị các dự án: đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Theo Bộ Xây dựng, trên cơ sở báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (tổng hợp 13 dự án xây dựng đường ôtô cao tốc), sau khi quy đổi giá về thời điểm quý 2/2012, có thể thấy suất vốn đầu tư bình quân cho 1 km toàn tuyến đường ôtô cao tốc (bao gồm cả cầu và đường) vào khoảng 15,91 triệu USD/km (đường 4 làn xe), tương đương hơn 320 tỷ đồng; và khoảng 23,1 triệu USD/km (đường 6 làn xe), tương đương khoảng 480 tỷ đồng.
Những tuyến có suất vốn đầu tư cao nhất là những tuyến đi qua các vùng, khu vực phải xây dựng nhiều cầu như: tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ, Long Thành - Dầu Dây (4 làn xe) có suất vốn đầu tư cho 1 km: từ 17 triệu - 22 triệu USD/km. Riêng tuyến Bến Lức - Long Thành có suất vốn đầu tư là 37 triệu USD/km (do phải xây dựng khoảng 25,7 km cầu trên tổng số 57,8 km chiều dài tuyến).
Những tuyến có suất vốn đầu tư cao thứ hai là những tuyến đi qua các khu vực cần phải xử lý nền đất yếu lớn như: tuyến 4 làn xe: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tp.HCM - Trung Lương có suất vốn đầu tư: từ 10,75 - 11,85 triệu USD/km. Tuyến 6 làn xe: Hà Nội - Hải Phòng, Láng - Hòa Lạc có suất vốn đầu tư từ 20,34 - 25,86 triệu USD/km.
Những tuyến còn lại có suất vốn đầu tư dưới 10 triệu USD/km là những tuyến có tỷ lệ chiều dài cầu và tỷ lệ chiều dài cần xử lý đất yếu trên tuyến không lớn.
Ngoài hai yếu tố chính ảnh hưởng đến suất vốn đầu tư đường cao tốc là địa hình, địa chất của các vùng miền khác nhau, thì chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc.
Theo Bộ Xây dựng, nếu so sánh suất vốn đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam so với một số nước trên thế giới thì thấy có sự khác biệt lớn.
Cụ thể, so với Trung Quốc, nếu tính bình quân thì suất vốn đầu tư đường cao tốc (4 làn xe) của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc 1,4 lần. Suất vốn đầu tư đường cao tốc (6 làn xe) của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc 1,74 lần.
So với các nước châu Âu (Đức, Bồ Đào Nha, Hungari, Áo) thì suất vốn đầu tư đường cao tốc (6 làn xe) của Việt Nam cao hơn 1,63 lần.
Theo Bộ Xây dựng, qua tổng kết từ thực tế cho thấy suất vốn đầu tư đường cao tốc của Việt Nam cao hơn các nước trên thế giới là do một số nguyên nhân như: do cơ chế, chính sách quản lý của Việt Nam đặc biệt là công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, quy hoạch không hợp lý, không đồng bộ dẫn đến trong quá trình thực hiện phải thay đổi nhiều, thủ tục rườm rà…, khiến kéo dài thời gian xây dựng, tăng chi phí đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó còn do điều kiện địa hình, địa chất phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch hoặc do công tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị dự án không tốt nên thời gian thi công công trình thường bị kéo dài làm tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình…
Theo cơ quan này, việc triển khai xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2005, hiện nay đã đưa vào khai thác sử dụng khoảng 150 km, theo kế hoạch đến năm 2015 xây dựng khoảng 600 km đường cao tốc.
Đến thời điểm này, ngành giao thông đã đưa vào khai thác sử dụng một số tuyến đường cao tốc như: Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tp.HCM - Trung Lương, Đại lộ Thăng Long (Láng - Hòa Lạc) với quy mô từ 4 đến 6 làn xe chạy và hai làn dừng khẩn cấp.
Bên cạnh đó, hiện đang triển khai các dự án: đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, đường vành đai 3 giai đoạn 2, Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây và đang chuẩn bị các dự án: đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Dầu Giây - Phan Thiết, Bến Lức - Long Thành, Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Theo Bộ Xây dựng, trên cơ sở báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải (tổng hợp 13 dự án xây dựng đường ôtô cao tốc), sau khi quy đổi giá về thời điểm quý 2/2012, có thể thấy suất vốn đầu tư bình quân cho 1 km toàn tuyến đường ôtô cao tốc (bao gồm cả cầu và đường) vào khoảng 15,91 triệu USD/km (đường 4 làn xe), tương đương hơn 320 tỷ đồng; và khoảng 23,1 triệu USD/km (đường 6 làn xe), tương đương khoảng 480 tỷ đồng.
Những tuyến có suất vốn đầu tư cao nhất là những tuyến đi qua các vùng, khu vực phải xây dựng nhiều cầu như: tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận, tuyến Mỹ Thuận - Cần Thơ, Long Thành - Dầu Dây (4 làn xe) có suất vốn đầu tư cho 1 km: từ 17 triệu - 22 triệu USD/km. Riêng tuyến Bến Lức - Long Thành có suất vốn đầu tư là 37 triệu USD/km (do phải xây dựng khoảng 25,7 km cầu trên tổng số 57,8 km chiều dài tuyến).
Những tuyến có suất vốn đầu tư cao thứ hai là những tuyến đi qua các khu vực cần phải xử lý nền đất yếu lớn như: tuyến 4 làn xe: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Tp.HCM - Trung Lương có suất vốn đầu tư: từ 10,75 - 11,85 triệu USD/km. Tuyến 6 làn xe: Hà Nội - Hải Phòng, Láng - Hòa Lạc có suất vốn đầu tư từ 20,34 - 25,86 triệu USD/km.
Những tuyến còn lại có suất vốn đầu tư dưới 10 triệu USD/km là những tuyến có tỷ lệ chiều dài cầu và tỷ lệ chiều dài cần xử lý đất yếu trên tuyến không lớn.
Ngoài hai yếu tố chính ảnh hưởng đến suất vốn đầu tư đường cao tốc là địa hình, địa chất của các vùng miền khác nhau, thì chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cũng là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến suất vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc.
Theo Bộ Xây dựng, nếu so sánh suất vốn đầu tư đường cao tốc tại Việt Nam so với một số nước trên thế giới thì thấy có sự khác biệt lớn.
Cụ thể, so với Trung Quốc, nếu tính bình quân thì suất vốn đầu tư đường cao tốc (4 làn xe) của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc 1,4 lần. Suất vốn đầu tư đường cao tốc (6 làn xe) của Việt Nam cao hơn của Trung Quốc 1,74 lần.
So với các nước châu Âu (Đức, Bồ Đào Nha, Hungari, Áo) thì suất vốn đầu tư đường cao tốc (6 làn xe) của Việt Nam cao hơn 1,63 lần.
Theo Bộ Xây dựng, qua tổng kết từ thực tế cho thấy suất vốn đầu tư đường cao tốc của Việt Nam cao hơn các nước trên thế giới là do một số nguyên nhân như: do cơ chế, chính sách quản lý của Việt Nam đặc biệt là công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, quy hoạch không hợp lý, không đồng bộ dẫn đến trong quá trình thực hiện phải thay đổi nhiều, thủ tục rườm rà…, khiến kéo dài thời gian xây dựng, tăng chi phí đầu tư xây dựng.
Bên cạnh đó còn do điều kiện địa hình, địa chất phức tạp bị chia cắt bởi nhiều sông, rạch hoặc do công tác giải phóng mặt bằng và chuẩn bị dự án không tốt nên thời gian thi công công trình thường bị kéo dài làm tăng chi phí đầu tư xây dựng công trình…