Chỉ số tồn kho đang ở mức báo động
Tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011
Quý 1/2012 kết thúc với những số liệu thống kê khá "đẹp" cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, một trong những "điểm đen" lớn vẫn xuất hiện trên bức tranh kinh tế là chỉ số tồn kho đang ở mức báo động.
Điều này cho thấy dấu hiệu của hiện tượng đình đốn trong sản xuất và cũng là nguyên nhân làm cho thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp đã bị loại ra khỏi thị trường.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng khá cao là: chế biến và bảo quản rau quả tăng 87,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sản xuất sắt, thép tăng 59,1%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 58%; sản xuất xi măng vôi, vữa tăng 55%; sản xuất xe có động cơ tăng 38,7%. Đây cũng là những ngành có chỉ số tồn kho liên tục tăng cao trong những tháng gần đây.
Giải thích nguyên nhân tồn kho tăng cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng, do năng lực tiêu dùng (sức mua) suy giảm đã tác động tiêu cực đến hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm. Điều đáng báo động là chỉ số hàng tồn kho liên tục tăng cao trong nhiều tháng nay đang cho thấy thị trường hàng hóa đang bị tắc nghẽn, hàng sản xuất ra không bán được.
Bên cạnh đó, do chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, khí đốt, chi phí nhân công tăng cao nhưng chỉ số giá tiêu dùng không tăng nhiều đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu gánh nặng với phần lớn các chi phí tăng lên mà không thể chuyển nhiều vào giá bán. Hơn nữa, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào vốn. Trong khi lãi suất ngân hàng vẫn cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng Trương Phú Cường cho rằng, hàng hóa tồn đọng, không tiêu thụ được, trong khi, hàng loạt các chi phí như vốn, vật liệu, thiết bị, nhân công,... đều tăng cao. Mặt khác, phần lớn đồng vốn của doanh nghiệp lại lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Đôi khi, vốn vay chiếm tỷ lệ gấp 2-5 lần vốn điều lệ doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp gần như đang không có lối thoát. Thực tế, lãi suất có giảm 1% cũng chưa thay đổi được gì.
Về nguyên tắc, tồn kho luôn tăng theo quy mô sản xuất mở rộng để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sản xuất và tồn kho, đồng thời là ổn định cung cầu giai đoạn sau đó, tức là mang tính "gối đầu". Với một nền sản xuất bình thường, chỉ số tồn kho tăng khoảng 12 - 15% so với cùng kỳ là hợp lý, nhưng trong thời điểm hiện tại, chỉ số tồn kho tăng cao tới 34,9% là điều bất thường đối với nền kinh tế.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) Cao Sỹ Kiêm, những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã có những tác động tích cực, tuy nhiên, việc thực hiện những giải pháp này trong thời gian qua đã làm nảy sinh một số nhân tố cản trở sức sản xuất của doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là lãi suất cao và khả năng tiếp cận vốn, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và việc giải thể, đóng cửa quy mô lớn là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp này, hậu quả sẽ không còn dừng lại ở kinh tế mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội, khi rất nhiều người lao động mất việc làm.
Tại phiên họp báo Chính phủ chiều 1/4/2012, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn.
Về tiền tệ và tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để bình ổn tiền tệ, tín dụng. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất linh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Điều này cho thấy dấu hiệu của hiện tượng đình đốn trong sản xuất và cũng là nguyên nhân làm cho thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp đã bị loại ra khỏi thị trường.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và đầu tư), tính đến 1/3/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 34,9% so với cùng thời điểm năm 2011. Trong khi đó, chỉ số tiêu thụ chỉ tăng 0,5% so với cùng kỳ.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng khá cao là: chế biến và bảo quản rau quả tăng 87,2%; sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 62,7%; sản xuất sắt, thép tăng 59,1%; sản xuất các sản phẩm thuốc lá, thuốc lào tăng 58%; sản xuất xi măng vôi, vữa tăng 55%; sản xuất xe có động cơ tăng 38,7%. Đây cũng là những ngành có chỉ số tồn kho liên tục tăng cao trong những tháng gần đây.
Giải thích nguyên nhân tồn kho tăng cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng, do năng lực tiêu dùng (sức mua) suy giảm đã tác động tiêu cực đến hệ thống sản xuất và phân phối sản phẩm. Điều đáng báo động là chỉ số hàng tồn kho liên tục tăng cao trong nhiều tháng nay đang cho thấy thị trường hàng hóa đang bị tắc nghẽn, hàng sản xuất ra không bán được.
Bên cạnh đó, do chi phí đầu vào như xăng dầu, điện, khí đốt, chi phí nhân công tăng cao nhưng chỉ số giá tiêu dùng không tăng nhiều đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải chịu gánh nặng với phần lớn các chi phí tăng lên mà không thể chuyển nhiều vào giá bán. Hơn nữa, năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất và phân phối hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào vốn. Trong khi lãi suất ngân hàng vẫn cao, quá sức chịu đựng của doanh nghiệp.
Chủ tịch Hiệp hội Xây dựng và vật liệu xây dựng Trương Phú Cường cho rằng, hàng hóa tồn đọng, không tiêu thụ được, trong khi, hàng loạt các chi phí như vốn, vật liệu, thiết bị, nhân công,... đều tăng cao. Mặt khác, phần lớn đồng vốn của doanh nghiệp lại lệ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng. Đôi khi, vốn vay chiếm tỷ lệ gấp 2-5 lần vốn điều lệ doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp gần như đang không có lối thoát. Thực tế, lãi suất có giảm 1% cũng chưa thay đổi được gì.
Về nguyên tắc, tồn kho luôn tăng theo quy mô sản xuất mở rộng để đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa sản xuất và tồn kho, đồng thời là ổn định cung cầu giai đoạn sau đó, tức là mang tính "gối đầu". Với một nền sản xuất bình thường, chỉ số tồn kho tăng khoảng 12 - 15% so với cùng kỳ là hợp lý, nhưng trong thời điểm hiện tại, chỉ số tồn kho tăng cao tới 34,9% là điều bất thường đối với nền kinh tế.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasme) Cao Sỹ Kiêm, những giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã có những tác động tích cực, tuy nhiên, việc thực hiện những giải pháp này trong thời gian qua đã làm nảy sinh một số nhân tố cản trở sức sản xuất của doanh nghiệp cũng như toàn nền kinh tế. Vấn đề lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là lãi suất cao và khả năng tiếp cận vốn, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp và việc giải thể, đóng cửa quy mô lớn là điều khó tránh khỏi. Trong trường hợp này, hậu quả sẽ không còn dừng lại ở kinh tế mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới xã hội, khi rất nhiều người lao động mất việc làm.
Tại phiên họp báo Chính phủ chiều 1/4/2012, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, hiện Chính phủ đang tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy thị trường trong nước, đưa hàng hóa dịch vụ về nông thôn.
Về tiền tệ và tín dụng, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều nỗ lực để bình ổn tiền tệ, tín dụng. Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và lãi suất linh hoạt, phù hợp với yêu cầu kiềm chế lạm phát, tăng trưởng tín dụng, giải quyết thanh khoản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.