Chiếm lĩnh thị trường nội địa, cách nào?
Khi đầu ra xuất khẩu bị co hẹp, thị trường nội địa sẽ đóng vai trò là cái "ao nhà" cho doanh nghiệp
Khi xuất khẩu gặp khó do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, xu thế chú trọng hơn tới thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng trở nên rõ nét.
Xu thế "hướng nội" - thể hiện dưới những hình thức khác nhau - cũng đang xuất hiện tại nhiều nước. Ở quốc gia láng giềng Trung Quốc, những ngày gần đây người ta nhắc nhiều đến chuyện Lenovo - tập đoàn sản xuất máy tính lớn nhất nước này - đang chuyển hướng chiến lược kinh doanh: tập trung vào thị trường nội địa, thay cho chủ trương toàn cầu hóa hoạt động từng được tập đoàn này định hình. Hay như chuyện khuyến khích "người Mỹ dùng hàng Mỹ", thể hiện trong gói giải pháp kinh tế của chính quyền Obama, cũng tốn không ít giấy mực của báo chí...
Điều này, như nhiều chuyên gia kinh tế đã lý giải, dường như đang là một lựa chọn được ưu tiên. Khi đầu ra xuất khẩu bị co hẹp, thị trường nội địa sẽ đóng vai trò là cái "ao nhà" cho doanh nghiệp. Trong trường hợp Việt Nam, cho dù mức sống chung của người dân còn khá thấp, song một thị trường 86 triệu dân, có dân số trẻ, năng động, rõ ràng ẩn chứa những tiềm năng rất lớn về sức mua.
Nhưng để không còn trở nên xa lạ với người tiêu dùng ngay trên chính mảnh đất quê hương, những doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen làm hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài nay chắc chắn sẽ phải đối mặt với những bài toán xây dựng và phát triển thị trường trong nước tuy cũ người, nhưng mới ta.
Lâu nay, trên nhiều lĩnh vực, hình bóng các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nội địa vẫn khá nhạt nhòa. Sức cạnh tranh - không nhất thiết về chất lượng - hơn hẳn về nhiều mặt của hàng ngoại, cộng thêm tâm lý xem thường hàng nội đi vào định kiến của không ít người tiêu dùng, càng khiến các sản phẩm nội bị chất thêm lực cản khi muốn vượt lên chính mình.
Bởi vậy, việc khai thác thị trường nội địa đang đặt ra nhiều vấn đề cần phân tích thấu đáo. Trong bối cảnh hiện tại, như nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, cuộc "tấn công" của các doanh nghiệp vào thị trường nội địa đang sở hữu những thuận lợi mới mà năm 2008 không có, khi lãi suất đã giảm và có thể còn được giảm tiếp; Chính phủ đã ban hành các chính sách chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó có giải pháp kích cầu đầu tư, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời, khả năng thanh khoản của các ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với năm 2008...
Các thông tin về hiện trạng thị trường nội địa, dự báo về xu thế sắp tới của thị trường cũng như những kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường của doanh nghiệp sẽ là những nội dung trọng tâm của cuộc hội thảo có chủ đề "Chiếm lĩnh thị trường nội địa", do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM ngày 11/3 tới.
Hội thảo sẽ có sự tham gia của các diễn giả: ông Trương Đình Tuyển - Thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia, ông Võ Văn Quyền - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ông Ralf Matthaes - Giám đốc Điều hành Công ty TNS Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Công ty Vinamit, ông Trần Bảo Minh - Phó tổng giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), ông Huỳnh Bửu Sơn - chuyên gia kinh tế độc lập.
Xu thế "hướng nội" - thể hiện dưới những hình thức khác nhau - cũng đang xuất hiện tại nhiều nước. Ở quốc gia láng giềng Trung Quốc, những ngày gần đây người ta nhắc nhiều đến chuyện Lenovo - tập đoàn sản xuất máy tính lớn nhất nước này - đang chuyển hướng chiến lược kinh doanh: tập trung vào thị trường nội địa, thay cho chủ trương toàn cầu hóa hoạt động từng được tập đoàn này định hình. Hay như chuyện khuyến khích "người Mỹ dùng hàng Mỹ", thể hiện trong gói giải pháp kinh tế của chính quyền Obama, cũng tốn không ít giấy mực của báo chí...
Điều này, như nhiều chuyên gia kinh tế đã lý giải, dường như đang là một lựa chọn được ưu tiên. Khi đầu ra xuất khẩu bị co hẹp, thị trường nội địa sẽ đóng vai trò là cái "ao nhà" cho doanh nghiệp. Trong trường hợp Việt Nam, cho dù mức sống chung của người dân còn khá thấp, song một thị trường 86 triệu dân, có dân số trẻ, năng động, rõ ràng ẩn chứa những tiềm năng rất lớn về sức mua.
Nhưng để không còn trở nên xa lạ với người tiêu dùng ngay trên chính mảnh đất quê hương, những doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen làm hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài nay chắc chắn sẽ phải đối mặt với những bài toán xây dựng và phát triển thị trường trong nước tuy cũ người, nhưng mới ta.
Lâu nay, trên nhiều lĩnh vực, hình bóng các doanh nghiệp trong nước trên thị trường nội địa vẫn khá nhạt nhòa. Sức cạnh tranh - không nhất thiết về chất lượng - hơn hẳn về nhiều mặt của hàng ngoại, cộng thêm tâm lý xem thường hàng nội đi vào định kiến của không ít người tiêu dùng, càng khiến các sản phẩm nội bị chất thêm lực cản khi muốn vượt lên chính mình.
Bởi vậy, việc khai thác thị trường nội địa đang đặt ra nhiều vấn đề cần phân tích thấu đáo. Trong bối cảnh hiện tại, như nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển, cuộc "tấn công" của các doanh nghiệp vào thị trường nội địa đang sở hữu những thuận lợi mới mà năm 2008 không có, khi lãi suất đã giảm và có thể còn được giảm tiếp; Chính phủ đã ban hành các chính sách chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó có giải pháp kích cầu đầu tư, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; đồng thời, khả năng thanh khoản của các ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với năm 2008...
Các thông tin về hiện trạng thị trường nội địa, dự báo về xu thế sắp tới của thị trường cũng như những kinh nghiệm xây dựng và phát triển thị trường của doanh nghiệp sẽ là những nội dung trọng tâm của cuộc hội thảo có chủ đề "Chiếm lĩnh thị trường nội địa", do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức tại Tp.HCM ngày 11/3 tới.
Hội thảo sẽ có sự tham gia của các diễn giả: ông Trương Đình Tuyển - Thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia, ông Võ Văn Quyền - Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ông Ralf Matthaes - Giám đốc Điều hành Công ty TNS Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Viên - Tổng giám đốc Công ty Vinamit, ông Trần Bảo Minh - Phó tổng giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), ông Huỳnh Bửu Sơn - chuyên gia kinh tế độc lập.