Chính phủ cần “kích cầu” tâm thế dân tộc
Quốc hội thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
Chỉ có 11 ý kiến, phiên thảo luận về báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ chiều 25/3 kết thúc sau hơn 1 tiếng.
Theo ghi nhận của nhiều đại biểu, trong nhiệm kỳ qua Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã ghi được dấu ấn đậm nét trong công tác ngoại giao, nâng cao vị thế của đất nước và góp phần quan trọng tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho quá trình phát triển của đất nước, nhất là về mặt kinh tế.
Thủ tướng và Chính phủ cũng đã vượt qua những thử thách rất khắc nghiệt, quản lý điều hành kinh tế xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng còn có những băn khoăn, quan ngại trong quản lý điều hành của Chính phủ cũng như Thủ tướng.
“Thủ tướng chưa sử dụng hết quyền”
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Hồng Việt nhận xét, mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội Chính phủ đặt ra rất hợp lòng dân, đó là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Song tốc độ tăng trưởng 5 năm qua là 35,5%, trong khi đó chỉ số tiêu dùng đã lên đến 60%. Nhìn vào số liệu đó cũng đủ chứng minh rằng dù có tăng trưởng cao như trong báo cáo nhưng thực sự ý nghĩa của nó không mang lại thiết thực vì không phục vụ được việc cải thiện mức sống của các tầng lớp dân cư.
“Ngoài những nguyên nhân trong báo cáo cần xem xét thêm có nguyên nhân bệnh thành tích của Chính phủ không, điều hành của Chính phủ có quá tập trung mọi giá cho tăng trưởng mà chưa tính đến hệ quả của nó?”, ông Việt đặt câu hỏi.
Dẫn nhiều con số chi tiêu vượt kế hoạch và bội chi cao, đại biểu Việt kiến nghị Chính phủ cần chấp hành nghiêm nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách.
Rạch ròi hai ưu điểm và hai khuyết điểm, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng nhấn mạnh ưu điểm nổi bật của Thủ tướng mà cả nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đều thấy trong công tác đối ngoại và vượt qua nhiều thử thách tưởng như không vượt qua nổi trong tình hình rất ngổn ngang của nhiệm kỳ qua.
Còn hai khuyết điểm được vị đại biểu này nhấn mạnh, thứ nhất là tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, trong khi Thủ tướng là Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương. “Kết quả chống tham nhũng đã không đạt được yêu cầu, như Thủ tướng đã thừa nhận”.
Thứ hai là Đảng và nhân dân giao cho Thủ tướng quyền hành rất lớn, nhưng Thủ tướng chưa sử dụng hết quyền để xử lý cấp dưới sai phạm.
“Tôi còn nhớ Thủ tướng đã phát biểu tại diễn đàn Quốc hội là Thủ tướng học tập cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trên 30 năm làm Thủ tướng không xử lý ai. Bác Đồng có nhiều điều chúng ta phải học, nhưng nhân dân, cử tri cả nước có lẽ không muốn Thủ tướng học tập việc không xử lý kỷ luật ai”, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng nói.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng đề nghị Thủ tướng cần chọn lọc lại đội ngũ quan chức, để sao cho xứng đáng với trách nhiệm là đầy tớ của dân như Bác Hồ hằng mong muốn.
“Tình trạng cán bộ có tài sản vượt quá xa thu nhập chính đáng có lẽ ai cũng thấy, cần có biện pháp loại bỏ ra khỏi chức quyền những người không còn được dân yêu, dân tin cậy”, ông Dũng nói.
“Kích cầu” tâm thế
Chia sẻ rất nhiều việc đã làm tốt của Thủ tướng và Chính phủ, song đại biểu Dương Trung Quốc “phê” Chính phủ chưa làm tốt vai trò tham gia xây dựng luật, mà điển hình là chậm trễ trong dự án luật biển và sửa luật về đất đai.
Đề cập đến câu chuyện thời sự về ứng phó với thảm họa của nước Nhật và những gì đang diễn ra ở Trung Đông, châu Phi, đại biểu Quốc cho rằng Chính phủ chưa đầu tư đúng mức đối với vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống.
“Khi chúng ta gặp khủng hoảng về kinh tế, chúng ta có thể đầu tư để kích cầu về kinh tế, nhưng tôi chưa thấy Chính phủ kích cầu về tâm thế dân tộc, về đời sống xã hội, văn hóa. Tôi cho đó là điều đáng suy nghĩ nhất cho nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Quốc nói.
Từ góc tiếp cận riêng, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng lại góp ý về mối quan hệ của Chính phủ với Quốc hội. Chính phủ có đôi khi chưa lắng nghe hết ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Theo ông Hùng, quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội không chỉ đơn thuần là quan hệ với gần 500 đại biểu, mà về bản chất cũng là một mối quan hệ với dân. Cho nên khi phát biểu tại hội trường thì không phải ý kiến cá nhân đại biểu nữa, mà là một phần suy nghĩ, nguyện vọng, kiến nghị của người dân.
“Nếu Chính phủ có một cơ chế đầy đủ hơn trong việc tiếp thu, có những giải pháp để xử lý những vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu thì tôi nghĩ rằng hiệu quả sẽ tốt hơn”, ông Hùng góp ý.
Ví dụ được đại biểu Hùng nêu ra là từ năm 2008 có đại biểu đã nêu về vấn đề hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các tổng công ty. Và “nhiều bệnh y như đối với Vinashin, nhưng chúng ta có lẽ cũng chậm xử lý”, ông Hùng nhìn nhận.
Theo ghi nhận của nhiều đại biểu, trong nhiệm kỳ qua Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ đã ghi được dấu ấn đậm nét trong công tác ngoại giao, nâng cao vị thế của đất nước và góp phần quan trọng tạo ra những điều kiện, cơ hội thuận lợi cho quá trình phát triển của đất nước, nhất là về mặt kinh tế.
Thủ tướng và Chính phủ cũng đã vượt qua những thử thách rất khắc nghiệt, quản lý điều hành kinh tế xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội cũng còn có những băn khoăn, quan ngại trong quản lý điều hành của Chính phủ cũng như Thủ tướng.
“Thủ tướng chưa sử dụng hết quyền”
Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Trần Hồng Việt nhận xét, mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội Chính phủ đặt ra rất hợp lòng dân, đó là ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Song tốc độ tăng trưởng 5 năm qua là 35,5%, trong khi đó chỉ số tiêu dùng đã lên đến 60%. Nhìn vào số liệu đó cũng đủ chứng minh rằng dù có tăng trưởng cao như trong báo cáo nhưng thực sự ý nghĩa của nó không mang lại thiết thực vì không phục vụ được việc cải thiện mức sống của các tầng lớp dân cư.
“Ngoài những nguyên nhân trong báo cáo cần xem xét thêm có nguyên nhân bệnh thành tích của Chính phủ không, điều hành của Chính phủ có quá tập trung mọi giá cho tăng trưởng mà chưa tính đến hệ quả của nó?”, ông Việt đặt câu hỏi.
Dẫn nhiều con số chi tiêu vượt kế hoạch và bội chi cao, đại biểu Việt kiến nghị Chính phủ cần chấp hành nghiêm nghị quyết của Quốc hội về chi ngân sách.
Rạch ròi hai ưu điểm và hai khuyết điểm, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng nhấn mạnh ưu điểm nổi bật của Thủ tướng mà cả nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế đều thấy trong công tác đối ngoại và vượt qua nhiều thử thách tưởng như không vượt qua nổi trong tình hình rất ngổn ngang của nhiệm kỳ qua.
Còn hai khuyết điểm được vị đại biểu này nhấn mạnh, thứ nhất là tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng, trong khi Thủ tướng là Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương. “Kết quả chống tham nhũng đã không đạt được yêu cầu, như Thủ tướng đã thừa nhận”.
Thứ hai là Đảng và nhân dân giao cho Thủ tướng quyền hành rất lớn, nhưng Thủ tướng chưa sử dụng hết quyền để xử lý cấp dưới sai phạm.
“Tôi còn nhớ Thủ tướng đã phát biểu tại diễn đàn Quốc hội là Thủ tướng học tập cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, trên 30 năm làm Thủ tướng không xử lý ai. Bác Đồng có nhiều điều chúng ta phải học, nhưng nhân dân, cử tri cả nước có lẽ không muốn Thủ tướng học tập việc không xử lý kỷ luật ai”, đại biểu Nguyễn Đăng Trừng nói.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng cũng đề nghị Thủ tướng cần chọn lọc lại đội ngũ quan chức, để sao cho xứng đáng với trách nhiệm là đầy tớ của dân như Bác Hồ hằng mong muốn.
“Tình trạng cán bộ có tài sản vượt quá xa thu nhập chính đáng có lẽ ai cũng thấy, cần có biện pháp loại bỏ ra khỏi chức quyền những người không còn được dân yêu, dân tin cậy”, ông Dũng nói.
“Kích cầu” tâm thế
Chia sẻ rất nhiều việc đã làm tốt của Thủ tướng và Chính phủ, song đại biểu Dương Trung Quốc “phê” Chính phủ chưa làm tốt vai trò tham gia xây dựng luật, mà điển hình là chậm trễ trong dự án luật biển và sửa luật về đất đai.
Đề cập đến câu chuyện thời sự về ứng phó với thảm họa của nước Nhật và những gì đang diễn ra ở Trung Đông, châu Phi, đại biểu Quốc cho rằng Chính phủ chưa đầu tư đúng mức đối với vấn đề văn hóa, xã hội và đời sống.
“Khi chúng ta gặp khủng hoảng về kinh tế, chúng ta có thể đầu tư để kích cầu về kinh tế, nhưng tôi chưa thấy Chính phủ kích cầu về tâm thế dân tộc, về đời sống xã hội, văn hóa. Tôi cho đó là điều đáng suy nghĩ nhất cho nhiệm kỳ tiếp theo”, ông Quốc nói.
Từ góc tiếp cận riêng, đại biểu Đỗ Mạnh Hùng lại góp ý về mối quan hệ của Chính phủ với Quốc hội. Chính phủ có đôi khi chưa lắng nghe hết ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Theo ông Hùng, quan hệ giữa Chính phủ và Quốc hội không chỉ đơn thuần là quan hệ với gần 500 đại biểu, mà về bản chất cũng là một mối quan hệ với dân. Cho nên khi phát biểu tại hội trường thì không phải ý kiến cá nhân đại biểu nữa, mà là một phần suy nghĩ, nguyện vọng, kiến nghị của người dân.
“Nếu Chính phủ có một cơ chế đầy đủ hơn trong việc tiếp thu, có những giải pháp để xử lý những vấn đề mà đại biểu Quốc hội nêu thì tôi nghĩ rằng hiệu quả sẽ tốt hơn”, ông Hùng góp ý.
Ví dụ được đại biểu Hùng nêu ra là từ năm 2008 có đại biểu đã nêu về vấn đề hiệu quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, các tổng công ty. Và “nhiều bệnh y như đối với Vinashin, nhưng chúng ta có lẽ cũng chậm xử lý”, ông Hùng nhìn nhận.