Chính phủ chưa đánh giá sâu sắc “tình trạng suy giảm kinh tế”
Báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá sâu sắc thực trạng và giải pháp đối với một số vấn đề xã hội đang bức xúc
Ngay trước thềm kỳ họp Quốc hội thứ ba sẽ khai mạc vào sáng 21/5, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã gửi đến các vị đại biểu một số ý kiến về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2012.
Theo nhận định của cơ quan này, báo cáo đánh giá bổ sung năm 2011 và đầu năm 2012 của Chính phủ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đã nêu rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân cũng như các giải pháp để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, báo cáo chưa đánh giá sâu sắc thực trạng và giải pháp đối với một số vấn đề xã hội đang bức xúc được xã hội quan tâm, nhất là tình trạng suy giảm kinh tế dẫn đến việc hàng chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa , tình trạng thất nghiệp, mất việc làm gia tăng, đồng thời sức mua suy giảm, lượng tồn kho lớn đã gây đình đốn sản xuất, giảm thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó là tình trạng vỡ nợ ở một số doanh nghiệp, vỡ tín dụng đen, giá một số nông sản giảm (cà phê, cá tra, tôm, dừa…) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người lao động, một bộ phận dân cư và người lao động nghèo ở đô thị, nông thôn.
Ủy ban cũng cho rằng, một số nội dung thuộc lĩnh vực xã hội chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế tại các địa phương , như tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên (quá tải cả bệnh nhân lẫn người nhà tại bệnh viện), điều chỉnh giá viện phí, vấn đề tiền lương mới đáp ứng một phần nhu cầu thiết yếu cuộc sống, sự chênh lệch tiền lương giữa người lao động với lãnh đạo ở doanh nghiệp nhà nước với nhóm công chức nhà nước, chệnh lệch thu nhập trong các nhóm viên chức của khu vực dịch vụ công, khiếu kiện đất đai (khoảng hơn 70% số khiếu kiện)… là những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
Lương công chức chỉ đạt 48,6% mức sống tối thiểu
Đi vào những lĩnh vực cụ thể, Ủy ban đã nêu khá nhiều con số đáng chú ý về vấn đề tiền lương.
Cụ thể, từ tháng 10/2011, các doanh nghiệp đã áp dụng mức lương tối thiểu theo 4 vùng (vùng cao nhất đạt mức khoảng 2 triệu đồng/tháng, cao hơn so với công chức từ 68% đến 141%). Tuy nhiên, về cơ bản mức lương này mới bằng 57,4% đến 62,9% nhu cầu sống tối thiểu.
Còn mức lương tối thiểu công chức áp dụng từ 1/5/2012 là 1,05 triệu đồng và kể cả 25% phụ cấp công vụ thì cũng chỉ đạt gần 48,6% nhu cầu sống tối thiểu. Trong khi đó, biến động giá cả sinh hoạt khá lớn năm 2011 đã ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và mức sinh hoạt của người lao động ở khu vực đô thị, các khu công nghiệp tập trung và người dân ở nông thôn.
Thực trạng hiện nay, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, trong khu vực nhà nước có sự chênh lệch tiền lương giữa nhóm cán bộ, công chức, viên chức (của một số ngành nghề) và lương cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhà nước .
Bình quân lương các ngân hàng, công ty tài chính khoảng 15 triệu đồng (cấp lãnh đạo cao nhất tới hàng trăm triệu), ngành sản xuất xi măng, mía, đường khoảng 6 triệu thì lương công chức hành chính bình quân chỉ 2-3 triệu, con số so sánh được đưa ra.
Ý kiến của cử tri cho rằng, giá hầu hết các mặt hàng đều tăng, lương công chức, viên chức và người hưởng lương hưu đều tăng, trong khi đó đời sống của người dân ngày càng khó khăn so với mặt bằng chung của xã hội, báo cáo nêu rõ.
Kiến nghị đầu tiên với Chính phủ tại báo cáo là "quan tâm đến vấn đề cải cách tiền lương giai đoạn 2012 - 2020, trước mắt cần có biện pháp để điều chỉnh bất hợp lý đối với tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước và tiền lương trong khu vực hành chính nhà nước".
Giá thuốc quá đắt?
Sớm nghiên cứu cơ chế quản lý, đấu thầu giá thuốc và vật tư y tế để hạn chế tình trạng chi phí quá cao về thuốc, vật tư y tế trong chi phí y tế, là một kiến nghị khác của Ủy ban với Chính phủ.
Trong ý kiến gửi đến Quốc hội tại kỳ họp trước, Ủy ban Về các vấn đề xã hội từng nhận định, quản lý nhà nước về giá thuốc vẫn chưa có chuyển biến, việc quản lý nhà nước về giá thuốc, việc đấu thầu thuốc ở các bệnh viện công chưa phù hợp, thiếu thống nhất, vì vậy giá của một số thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, tình trạng hoa hồng cho người kê đơn thuốc… góp phần làm tăng giá, gây khó khăn cho việc bình ổn giá thuốc.
Nay, Ủy ban tiếp tục cho rằng, tình trạng đấu thầu thuốc ở bệnh viện "hầu như chưa có gì chuyển biến", đến tháng 3/2012 các bộ mới ban hành thông tư hướng dẫn về đấu thầu thuốc. Cho đến nay, việc đấu thầu thuốc được thực hiện theo từng tỉnh (thậm chí ở một số tỉnh tổ chức đấu thầu theo từng bệnh viện) vừa gây lãng phí, vừa tạo ra sự bất hợp lý về chi phí cho quỹ bảo hiểm y tế, một số giám đốc sở y tế, giám đốc bệnh viện đã bị truy tố liên quan đến đấu thầu giá thuốc.
Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí y tế ở mức trung bình , nhưng hiệu quả sử dụng kinh phí lại chưa cao, một trong những nguyên nhân là do chi phí cho tiền thuốc quá lớn. Sau nhận định này, Ủy ban đưa ra con số về chi tiền thuốc ở Việt Nam là 23 USD/người, so với Malaysia, Indonesia chỉ 10-12 USD/người, "điều đó cho thấy hoặc là giá thuốc ở Việt Nam quá đắt hoặc là người Việt Nam sử dụng nhiều hơn các loại thuốc tiên tiến...".
Theo nhận định của cơ quan này, báo cáo đánh giá bổ sung năm 2011 và đầu năm 2012 của Chính phủ về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước đã nêu rõ những kết quả, hạn chế, nguyên nhân cũng như các giải pháp để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, báo cáo chưa đánh giá sâu sắc thực trạng và giải pháp đối với một số vấn đề xã hội đang bức xúc được xã hội quan tâm, nhất là tình trạng suy giảm kinh tế dẫn đến việc hàng chục ngàn doanh nghiệp đóng cửa , tình trạng thất nghiệp, mất việc làm gia tăng, đồng thời sức mua suy giảm, lượng tồn kho lớn đã gây đình đốn sản xuất, giảm thu ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó là tình trạng vỡ nợ ở một số doanh nghiệp, vỡ tín dụng đen, giá một số nông sản giảm (cà phê, cá tra, tôm, dừa…) làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người lao động, một bộ phận dân cư và người lao động nghèo ở đô thị, nông thôn.
Ủy ban cũng cho rằng, một số nội dung thuộc lĩnh vực xã hội chưa phản ánh đầy đủ tình hình thực tế tại các địa phương , như tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên (quá tải cả bệnh nhân lẫn người nhà tại bệnh viện), điều chỉnh giá viện phí, vấn đề tiền lương mới đáp ứng một phần nhu cầu thiết yếu cuộc sống, sự chênh lệch tiền lương giữa người lao động với lãnh đạo ở doanh nghiệp nhà nước với nhóm công chức nhà nước, chệnh lệch thu nhập trong các nhóm viên chức của khu vực dịch vụ công, khiếu kiện đất đai (khoảng hơn 70% số khiếu kiện)… là những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
Lương công chức chỉ đạt 48,6% mức sống tối thiểu
Đi vào những lĩnh vực cụ thể, Ủy ban đã nêu khá nhiều con số đáng chú ý về vấn đề tiền lương.
Cụ thể, từ tháng 10/2011, các doanh nghiệp đã áp dụng mức lương tối thiểu theo 4 vùng (vùng cao nhất đạt mức khoảng 2 triệu đồng/tháng, cao hơn so với công chức từ 68% đến 141%). Tuy nhiên, về cơ bản mức lương này mới bằng 57,4% đến 62,9% nhu cầu sống tối thiểu.
Còn mức lương tối thiểu công chức áp dụng từ 1/5/2012 là 1,05 triệu đồng và kể cả 25% phụ cấp công vụ thì cũng chỉ đạt gần 48,6% nhu cầu sống tối thiểu. Trong khi đó, biến động giá cả sinh hoạt khá lớn năm 2011 đã ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và mức sinh hoạt của người lao động ở khu vực đô thị, các khu công nghiệp tập trung và người dân ở nông thôn.
Thực trạng hiện nay, theo Ủy ban Về các vấn đề xã hội, trong khu vực nhà nước có sự chênh lệch tiền lương giữa nhóm cán bộ, công chức, viên chức (của một số ngành nghề) và lương cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhà nước .
Bình quân lương các ngân hàng, công ty tài chính khoảng 15 triệu đồng (cấp lãnh đạo cao nhất tới hàng trăm triệu), ngành sản xuất xi măng, mía, đường khoảng 6 triệu thì lương công chức hành chính bình quân chỉ 2-3 triệu, con số so sánh được đưa ra.
Ý kiến của cử tri cho rằng, giá hầu hết các mặt hàng đều tăng, lương công chức, viên chức và người hưởng lương hưu đều tăng, trong khi đó đời sống của người dân ngày càng khó khăn so với mặt bằng chung của xã hội, báo cáo nêu rõ.
Kiến nghị đầu tiên với Chính phủ tại báo cáo là "quan tâm đến vấn đề cải cách tiền lương giai đoạn 2012 - 2020, trước mắt cần có biện pháp để điều chỉnh bất hợp lý đối với tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước và tiền lương trong khu vực hành chính nhà nước".
Giá thuốc quá đắt?
Sớm nghiên cứu cơ chế quản lý, đấu thầu giá thuốc và vật tư y tế để hạn chế tình trạng chi phí quá cao về thuốc, vật tư y tế trong chi phí y tế, là một kiến nghị khác của Ủy ban với Chính phủ.
Trong ý kiến gửi đến Quốc hội tại kỳ họp trước, Ủy ban Về các vấn đề xã hội từng nhận định, quản lý nhà nước về giá thuốc vẫn chưa có chuyển biến, việc quản lý nhà nước về giá thuốc, việc đấu thầu thuốc ở các bệnh viện công chưa phù hợp, thiếu thống nhất, vì vậy giá của một số thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng tăng cao, tình trạng hoa hồng cho người kê đơn thuốc… góp phần làm tăng giá, gây khó khăn cho việc bình ổn giá thuốc.
Nay, Ủy ban tiếp tục cho rằng, tình trạng đấu thầu thuốc ở bệnh viện "hầu như chưa có gì chuyển biến", đến tháng 3/2012 các bộ mới ban hành thông tư hướng dẫn về đấu thầu thuốc. Cho đến nay, việc đấu thầu thuốc được thực hiện theo từng tỉnh (thậm chí ở một số tỉnh tổ chức đấu thầu theo từng bệnh viện) vừa gây lãng phí, vừa tạo ra sự bất hợp lý về chi phí cho quỹ bảo hiểm y tế, một số giám đốc sở y tế, giám đốc bệnh viện đã bị truy tố liên quan đến đấu thầu giá thuốc.
Việt Nam là một trong những quốc gia có chi phí y tế ở mức trung bình , nhưng hiệu quả sử dụng kinh phí lại chưa cao, một trong những nguyên nhân là do chi phí cho tiền thuốc quá lớn. Sau nhận định này, Ủy ban đưa ra con số về chi tiền thuốc ở Việt Nam là 23 USD/người, so với Malaysia, Indonesia chỉ 10-12 USD/người, "điều đó cho thấy hoặc là giá thuốc ở Việt Nam quá đắt hoặc là người Việt Nam sử dụng nhiều hơn các loại thuốc tiên tiến...".