Chính phủ rướn vay, lãi suất giảm
Lãi suất đang giảm, bất chấp Chính phủ tiếp tục tăng cường đi vay
Hai tuần sau sự kiện 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cùng giảm lãi suất huy động VND, thị trường đón nhiều chuyển động mới.
Trong cùng một ngân hàng, lãi suất mỗi chi nhánh có thể cao thấp khác nhau. Tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), có nơi cao nhất 7,6%/năm, có nơi chỉ áp tối đa 7,3%/năm.
Và ngày 10/10, một số điểm giao dịch SHB, mức cao nhất đã trượt về còn 7,2%/năm.
Mùa vàng trái phiếu
Như VnEconomy đề cập trong một bài viết gần đây, ngày 21/9 đánh dấu kế hoạch huy động vốn của Chính phủ qua trái phiếu cơ bản hoàn thành. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kế hoạch cả năm được hoàn thành sớm như vậy.
Năm ngày sau đó, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (chiếm trên dưới 50% thị phần) cùng quyết định giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động VND các kỳ hạn dưới 12 tháng.
Nhưng, cũng chỉ năm ngày sau, Kho bạc Nhà nước công bố huy động thêm 31.000 tỷ đồng nữa qua trái phiếu Chính phủ. Nhìn lại, đây là lần thứ hai kế hoạch huy động được điều chỉnh; một lần nữa Chính phủ rướn thêm trong kế hoạch vay nợ với quy mô khá lớn.
Cụ thể, đầu năm 2016, Kho bạc Nhà nước thông báo, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành cả năm là 220.000 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6, đầu mối này có thông báo điều chỉnh, nâng lên thành 250.000 tỷ đồng. Và đến nay, như trên, kế hoạch rướn thêm 31.000 tỷ nữa để nâng tổng dự kiến cả năm lên tới 281.000 tỷ đồng.
2016 theo đó trở thành năm mùa vàng đặc biệt của hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ: quy phát hành lớn và điều chỉnh tăng cao như trên, lãi suất phát hành liên tục giảm sâu.
Thành công lớn nhất nằm ở lãi suất trái phiếu - gánh nặng trả nợ của ngân sách trong tương lai. Nếu trong năm 2015, ở kỳ hạn 5 năm (kỳ hạn huy động chủ yếu), Chính phủ phải trả lãi phổ biến 6,4-6,5%/năm, thì năm nay đã giảm sâu dưới 6%/năm.
Và trong phiên đầu tiên của kế hoạch rướn thêm 31.000 tỷ nói trên, lãi suất kỳ hạn 5 năm đã giảm cực mạnh, xuống chỉ còn 4,9%/năm.
Chính phủ đẩy mạnh quy mô đi vay. Nguồn đáp ứng chủ yếu từ kênh ngân hàng thương mại. Nguồn cho vay đối với dân cư và doanh nghiệp bị chia sẻ (hiện tượng chèn lấn). Thế nhưng, như diễn biến gần đây, lãi suất đã có những chuyển động giảm.
Ngân hàng Nhà nước tăng điều tiết
Ngày 21/9 nói trên vẫn được nhắc lại. Vì từ thời điểm đó, kế hoạch huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ thuyên giảm, Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường điều tiết vốn, hạn chế tác động đến lạm phát, tỷ giá… 11 tỷ USD mua vào qua 9 tháng đồng nghĩa với khoảng 250.000 tỷ đưa ra.
Điểm nhận biết rõ nhất là Ngân hàng Nhà nước liên tục tăng lượng và tần suất phát hành tín phiếu hút bớt tiền về. Lượng tín phiếu lưu hành lần đầu tiên kể từ đầu năm ghi nhận vượt mốc 90.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi Kho bạc Nhà nước có kế hoạch rướn thêm 31.000 tỷ nói trên, Ngân hàng Nhà nước lại bớt nhịp độ hút tiền về, như gián tiếp tạo điều kiện, lượng tín phiếu lưu hành chỉ còn hơn 70.000 tỷ.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng đã nói, họ đã chủ động để hệ thống dư thừa vốn một cách hợp lý. Hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ cũng là một hướng nằm trong sự hợp lý đó. Và dù muộn hơn, lãi suất trên thị trường dân cư và doanh nghiệp cũng đã cho tín hiệu giảm.
Lãi suất huy động VND thực tế đã giảm khá mạnh ở 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Một số ngân hàng thương mại cổ phần trong hai tuần gần đây cũng đã lần lượt điều chỉnh giảm, dù trượt nhẹ ở mức thăm dò và hạn chế gây sốc đối với dòng tiền gửi trước mùa cao điểm giải ngân cuối năm.
Diễn biến trên cũng là những ghi nhận đầu tiên về mặt lãi suất, ở cả chi phí đi vay trong mùa vàng trái phiếu năm nay của Chính phủ, sau sáu tháng Ngân hàng Nhà nước làm mọi cách và tổng lực để có thể giảm được loại chi phí này trong nền kinh tế (bắt đầu từ tháng 4/2016, khi Chính phủ chính thức, rồi liên tiếp, đặt mục tiêu giảm lãi suất).
Đó là lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ rất lớn được chủ động trung hòa mức độ vừa phải; giãn lộ trình thực hiện một số giới hạn đối với các ngân hàng, mà nếu áp ngay sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với lãi suất; tái tạo nguồn hỗ trợ các ngân hàng qua tái cấp vốn trái phiếu VAMC; gần như cắt bỏ được những biến động có sức lôi kéo nguồn vốn mạnh từ vàng và ngoại tệ…
Gần đây, một số thông tin phản ánh một số ngân hàng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài. Thực chất, những loại lãi suất này chủ yếu chỉ dùng để tham chiếu tính lãi suất cho vay, đã điều chỉnh trong vài tháng trước, và quan trọng là nhóm ngân hàng này chiếm chưa đầy 5% tổng thị phần của toàn hệ thống - không đủ để đại diện cho một xu hướng.
Trong cùng một ngân hàng, lãi suất mỗi chi nhánh có thể cao thấp khác nhau. Tại Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), có nơi cao nhất 7,6%/năm, có nơi chỉ áp tối đa 7,3%/năm.
Và ngày 10/10, một số điểm giao dịch SHB, mức cao nhất đã trượt về còn 7,2%/năm.
Mùa vàng trái phiếu
Như VnEconomy đề cập trong một bài viết gần đây, ngày 21/9 đánh dấu kế hoạch huy động vốn của Chính phủ qua trái phiếu cơ bản hoàn thành. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kế hoạch cả năm được hoàn thành sớm như vậy.
Năm ngày sau đó, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (chiếm trên dưới 50% thị phần) cùng quyết định giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động VND các kỳ hạn dưới 12 tháng.
Nhưng, cũng chỉ năm ngày sau, Kho bạc Nhà nước công bố huy động thêm 31.000 tỷ đồng nữa qua trái phiếu Chính phủ. Nhìn lại, đây là lần thứ hai kế hoạch huy động được điều chỉnh; một lần nữa Chính phủ rướn thêm trong kế hoạch vay nợ với quy mô khá lớn.
Cụ thể, đầu năm 2016, Kho bạc Nhà nước thông báo, tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành cả năm là 220.000 tỷ đồng. Đến cuối tháng 6, đầu mối này có thông báo điều chỉnh, nâng lên thành 250.000 tỷ đồng. Và đến nay, như trên, kế hoạch rướn thêm 31.000 tỷ nữa để nâng tổng dự kiến cả năm lên tới 281.000 tỷ đồng.
2016 theo đó trở thành năm mùa vàng đặc biệt của hoạt động phát hành trái phiếu Chính phủ: quy phát hành lớn và điều chỉnh tăng cao như trên, lãi suất phát hành liên tục giảm sâu.
Thành công lớn nhất nằm ở lãi suất trái phiếu - gánh nặng trả nợ của ngân sách trong tương lai. Nếu trong năm 2015, ở kỳ hạn 5 năm (kỳ hạn huy động chủ yếu), Chính phủ phải trả lãi phổ biến 6,4-6,5%/năm, thì năm nay đã giảm sâu dưới 6%/năm.
Và trong phiên đầu tiên của kế hoạch rướn thêm 31.000 tỷ nói trên, lãi suất kỳ hạn 5 năm đã giảm cực mạnh, xuống chỉ còn 4,9%/năm.
Chính phủ đẩy mạnh quy mô đi vay. Nguồn đáp ứng chủ yếu từ kênh ngân hàng thương mại. Nguồn cho vay đối với dân cư và doanh nghiệp bị chia sẻ (hiện tượng chèn lấn). Thế nhưng, như diễn biến gần đây, lãi suất đã có những chuyển động giảm.
Ngân hàng Nhà nước tăng điều tiết
Ngày 21/9 nói trên vẫn được nhắc lại. Vì từ thời điểm đó, kế hoạch huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ thuyên giảm, Ngân hàng Nhà nước phải tăng cường điều tiết vốn, hạn chế tác động đến lạm phát, tỷ giá… 11 tỷ USD mua vào qua 9 tháng đồng nghĩa với khoảng 250.000 tỷ đưa ra.
Điểm nhận biết rõ nhất là Ngân hàng Nhà nước liên tục tăng lượng và tần suất phát hành tín phiếu hút bớt tiền về. Lượng tín phiếu lưu hành lần đầu tiên kể từ đầu năm ghi nhận vượt mốc 90.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau khi Kho bạc Nhà nước có kế hoạch rướn thêm 31.000 tỷ nói trên, Ngân hàng Nhà nước lại bớt nhịp độ hút tiền về, như gián tiếp tạo điều kiện, lượng tín phiếu lưu hành chỉ còn hơn 70.000 tỷ.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng đã nói, họ đã chủ động để hệ thống dư thừa vốn một cách hợp lý. Hỗ trợ phát hành trái phiếu Chính phủ cũng là một hướng nằm trong sự hợp lý đó. Và dù muộn hơn, lãi suất trên thị trường dân cư và doanh nghiệp cũng đã cho tín hiệu giảm.
Lãi suất huy động VND thực tế đã giảm khá mạnh ở 4 ngân hàng thương mại Nhà nước. Một số ngân hàng thương mại cổ phần trong hai tuần gần đây cũng đã lần lượt điều chỉnh giảm, dù trượt nhẹ ở mức thăm dò và hạn chế gây sốc đối với dòng tiền gửi trước mùa cao điểm giải ngân cuối năm.
Diễn biến trên cũng là những ghi nhận đầu tiên về mặt lãi suất, ở cả chi phí đi vay trong mùa vàng trái phiếu năm nay của Chính phủ, sau sáu tháng Ngân hàng Nhà nước làm mọi cách và tổng lực để có thể giảm được loại chi phí này trong nền kinh tế (bắt đầu từ tháng 4/2016, khi Chính phủ chính thức, rồi liên tiếp, đặt mục tiêu giảm lãi suất).
Đó là lượng tiền đưa ra mua ngoại tệ rất lớn được chủ động trung hòa mức độ vừa phải; giãn lộ trình thực hiện một số giới hạn đối với các ngân hàng, mà nếu áp ngay sẽ có ảnh hưởng bất lợi đối với lãi suất; tái tạo nguồn hỗ trợ các ngân hàng qua tái cấp vốn trái phiếu VAMC; gần như cắt bỏ được những biến động có sức lôi kéo nguồn vốn mạnh từ vàng và ngoại tệ…
Gần đây, một số thông tin phản ánh một số ngân hàng tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài. Thực chất, những loại lãi suất này chủ yếu chỉ dùng để tham chiếu tính lãi suất cho vay, đã điều chỉnh trong vài tháng trước, và quan trọng là nhóm ngân hàng này chiếm chưa đầy 5% tổng thị phần của toàn hệ thống - không đủ để đại diện cho một xu hướng.