Chính phủ thừa nhận nộp lại quà tặng còn hình thức
Chính phủ thừa nhận tình trạng lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà, cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ vụ lợi còn khá phổ biến
Những năm trước ít, nhiều đều có, còn năm nay thì không có trường hợp nào được thống kê đã nộp lại quà tặng.
Nộp lại quà tặng là một nội dung được thể hiện riêng tại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ hàng năm.
Những năm trước, phần này luôn có những con số. Chẳng hạn năm 2013 có 364 trường hợp, đến 2014 còn 32 người nộp lại quà tặng.
Năm 2016, Chính phủ khẳng định chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm. Nhưng, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu báo cáo, qua theo dõi cho thấy, quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, không quy định về chế tài, thiếu khả thi.
Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức, Chính phủ nhìn nhận.
Trong khi đó, vẫn theo Chính phủ, tình trạng lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà, cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ vụ lợi còn khá phổ biến.
Đánh giá chung, Chính phủ cho biết, các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2016 gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng 838m2 đất, đã thu hồi 92 tỷ 460 triệu đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý mới 65 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 646 tỷ 616 triệu đồng, đã giải quyết xong 41 vụ việc, tương ứng với số tiền 45 tỷ 605 triệu đồng.
Tuy nhiên, tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi. Công tác phòng chống tham nhũng nói chung chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh khá nhiều đến yếu tố cán bộ, như là nguyên nhân quan trọng khiến cho tham nhũng được phòng chống chưa đạt yêu cầu.
Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga nêu rõ, trong công tác cán bộ, bên cạnh những hạn chế trong việc điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức thì còn thiếu tiêu chí khoa học, khách quan để người đứng đầu đánh giá chính xác cán bộ, công chức.
Sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức chưa được coi là tiêu chí, thước đo quyết định sự tồn tại và thăng tiến của cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến tình trạng trì trệ, thiếu động lực làm việc, thậm chí vòi vĩnh, nhũng nhiễu.
Với quy định “biên chế suốt đời”, “có vào không có ra”, “có lên không có xuống” đã tạo nên sức ì rất lớn, dù cán bộ, công chức làm việc không hiệu quả nhưng người đứng đầu rất khó để xem xét trách nhiệm và kỷ luật họ. Mặt khác, phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức trong đơn vị là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nên dễ nảy sinh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, “dễ mình dễ ta”.
Đây là những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ và là nguyên nhân quan trọng làm cho công tác cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị phục vụ phòng chống tham nhũng hiệu quả hạn chế. Đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn để xác định các giải pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới, báo cáo thẩm ra nêu rõ.
Tại báo cáo, Chính phủ cũng thừa nhận, trên thực tế số người đứng đầu bị xử lý còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý, một số vụ án lớn chưa quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân, có những trường hợp phạm tội tham nhũng phải xử lý trước pháp luật.
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ở một số nơi chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Bên cạnh đó là bệnh thành tích, né tránh trách nhiệm, bao che sai phạm trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tình trạng cán bộ, công chức có tâm lý thờ ơ, ngại đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ còn khá phổ biến, Tổng thanh tra đánh giá.
Nộp lại quà tặng là một nội dung được thể hiện riêng tại báo cáo công tác phòng chống tham nhũng của Chính phủ hàng năm.
Những năm trước, phần này luôn có những con số. Chẳng hạn năm 2013 có 364 trường hợp, đến 2014 còn 32 người nộp lại quà tặng.
Năm 2016, Chính phủ khẳng định chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm. Nhưng, Tổng thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu báo cáo, qua theo dõi cho thấy, quy định về việc nộp lại quà tặng còn hình thức, không quy định về chế tài, thiếu khả thi.
Việc thực hiện quy định này chưa nghiêm, hiệu quả thấp và trên thực tế cũng rất khó kiểm soát do phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, đạo đức của cán bộ, công chức, Chính phủ nhìn nhận.
Trong khi đó, vẫn theo Chính phủ, tình trạng lợi dụng truyền thống văn hóa về tặng quà, cảm ơn để biếu xén, đưa hối lộ vì động cơ vụ lợi còn khá phổ biến.
Đánh giá chung, Chính phủ cho biết, các vụ án, vụ việc tham nhũng năm 2016 gây thiệt hại trên 240 tỷ đồng 838m2 đất, đã thu hồi 92 tỷ 460 triệu đồng và kê biên 7 bất động sản, đạt 38,3%. Tổng cục Thi hành án dân sự đã thụ lý mới 65 vụ việc thuộc nhóm tội tham nhũng, tương ứng với số tiền 646 tỷ 616 triệu đồng, đã giải quyết xong 41 vụ việc, tương ứng với số tiền 45 tỷ 605 triệu đồng.
Tuy nhiên, tham nhũng vẫn đang diễn biến phức tạp, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và chưa bị đẩy lùi. Công tác phòng chống tham nhũng nói chung chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra và vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, báo cáo của Chính phủ nêu rõ.
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh khá nhiều đến yếu tố cán bộ, như là nguyên nhân quan trọng khiến cho tham nhũng được phòng chống chưa đạt yêu cầu.
Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Nga nêu rõ, trong công tác cán bộ, bên cạnh những hạn chế trong việc điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức thì còn thiếu tiêu chí khoa học, khách quan để người đứng đầu đánh giá chính xác cán bộ, công chức.
Sự hài lòng của người dân đối với việc thực hiện trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức, viên chức chưa được coi là tiêu chí, thước đo quyết định sự tồn tại và thăng tiến của cán bộ, công chức, viên chức dẫn đến tình trạng trì trệ, thiếu động lực làm việc, thậm chí vòi vĩnh, nhũng nhiễu.
Với quy định “biên chế suốt đời”, “có vào không có ra”, “có lên không có xuống” đã tạo nên sức ì rất lớn, dù cán bộ, công chức làm việc không hiệu quả nhưng người đứng đầu rất khó để xem xét trách nhiệm và kỷ luật họ. Mặt khác, phiếu tín nhiệm của cán bộ, công chức trong đơn vị là một trong những tiêu chí quan trọng để xem xét bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nên dễ nảy sinh tư tưởng “dĩ hòa vi quý”, “dễ mình dễ ta”.
Đây là những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ và là nguyên nhân quan trọng làm cho công tác cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị phục vụ phòng chống tham nhũng hiệu quả hạn chế. Đề nghị Chính phủ đánh giá rõ hơn để xác định các giải pháp khắc phục hiệu quả trong thời gian tới, báo cáo thẩm ra nêu rõ.
Tại báo cáo, Chính phủ cũng thừa nhận, trên thực tế số người đứng đầu bị xử lý còn ít so với số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý, một số vụ án lớn chưa quy trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu.
Báo cáo của Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận, một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, trong đó có những người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, không hoàn thành trách nhiệm, bổn phận trước Đảng, trước nhân dân, có những trường hợp phạm tội tham nhũng phải xử lý trước pháp luật.
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật ở một số nơi chưa tốt, kỷ cương, kỷ luật không nghiêm. Bên cạnh đó là bệnh thành tích, né tránh trách nhiệm, bao che sai phạm trong nội bộ còn xảy ra ở nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Tình trạng cán bộ, công chức có tâm lý thờ ơ, ngại đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong nội bộ còn khá phổ biến, Tổng thanh tra đánh giá.