Chính thức gia hạn tăng vốn pháp định ngân hàng thêm một năm
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phương án gia hạn thêm một năm tiến độ tăng vốn pháp định của các ngân hàng
Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng các cơ quan liên quan trình Chính phủ trước ngày 15/12/2010 việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 141 theo hướng gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng đến 31/12/2011, thay vì 31/12/2010.
Trưa nay (14/12), Ngân hàng Nhà nước phát đi thông tin liên quan đến khả năng giãn tiến độ tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Cổng thông tin của cơ quan này dẫn ý kiến của ông Dương Quốc Anh, Chánh thanh tra - giám sát của Ngân hàng Nhà nước, với những điểm đáng chú ý.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có phương án đề xuất và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Thủ tướng đã có chỉ đạo giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng các cơ quan liên quan trình Chính phủ trước ngày 15/12/2010 việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 141 theo hướng gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng đến 31/12/2011.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Dương Quốc Anh cho biết, tại Việt Nam, gần 20 năm qua, khi hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được định hình và từng bước đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng, vấn đề nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng luôn được các cơ quan chức năng đặt ra như là một vấn đề cốt lõi không chỉ của từng tổ chức tín dụng mà còn là mục tiêu của cả hệ thống tài chính ngân hàng.
Vấn đề trên trở nên đặc biệt quan trọng hơn khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Bởi vì có nâng cao năng lực tài chính mới có thể tạo ra thực lực để hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nâng cao được khả năng chống đỡ rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khi cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và trên diện rộng.
Bên cạnh đó, kể từ khi ban hành Pháp lệnh Ngân hàng và hai luật vào những năm 90, hệ thống ngân hàng đã có thêm một bước tiến mới về sự đa dạng các loại hình tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các tổ chức tín dụng đã có sự phân hoá rõ rệt về năng lực hoạt động mà chủ yếu lại bắt nguồn từ năng lực tài chính. Thực tế, các tổ chức tín dụng có quy mô vốn nhỏ, nhìn chung lại là những đối tượng phải đặc biệt quan tâm, hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý, nhất là khi có biến cố bất thường của thị trường và sự đổi mới về cơ chế chính sách.
“Vì vậy, việc sàng lọc để duy trì các tổ chức tín dụng mạnh về tài chính, có khả năng quản trị điều hành để tồn tại vững vàng trên thị trường, loại bỏ những nhân tố yếu kém là một trong những mục tiêu dài hạn mà ngành ngân hàng và Chính phủ đặt ra. Theo đó, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ còn là một giải pháp hữu hiệu để góp phần quy hoạch lại hệ thống các tổ chức tín dụng”, ông Quốc Anh nói.
“Do vậy, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm ban hành Nghị định số 141 và phù hợp với chủ trương trong dài hạn của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững”.
Nghị định số 141 quy định mức vốn pháp định và lộ trình tăng vốn điều lệ đối với từng loại hình tổ chức tín dụng để đảm bảo mức vốn pháp định này. Theo đó, các tổ chức tín dụng có thời gian 4 năm (Nghị định 141 được ban hành ngày 22/11/2006) để thực hiện việc tăng vốn điều lệ với 2 giai đoạn cụ thể (giai đoạn 1 kết thúc 31/12/2008 và giai đoạn 2 kết thúc 31/12/2010).
Quy định này đã cho phép các tổ chức tín dụng có thời gian để chủ động kế hoạch tăng vốn điều lệ của mình, chủ động điều chỉnh tăng quy mô vốn phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị điều hành, có cơ sở đảm bảo việc tăng vốn điều lệ góp phần tăng năng lực tài chính, đồng thời duy trì tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lãnh đạo chức năng nói trên của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong giai đoạn 2, cơ quan này tiếp tục xây dựng lộ trình cụ thể chỉ đạo các tổ chức tín dụng sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý làm cơ sở triển khai việc tăng vốn điều lệ trong năm 2010 (yêu cầu chậm nhất 30/6/2010, các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ). Theo đó, đến cuối tháng 9/2010, hầu hết các tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận về vấn đề này.
“Về phía các tổ chức tín dụng, tất cả các tổ chức tín dụng thời gian qua đều đã và đang rất nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Nhiều tổ chức tín dụng đã thể hiện được khả năng chắc chắn hoàn thành việc tăng vốn đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan, khiến việc tăng vốn điều lệ từ các nguồn khác nhau của nhiều tổ chức tín dụng trong nước gặp phải một số khó khăn”, ông Anh giải thích.
Cụ thể, bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động đến nay chưa có nhiều dấu hiệu khả quan - điều này dẫn đến thị trường chứng khoán trong suốt một thời gian dài hoạt động cầm chừng, trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác. Vì thế hầu hết các nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu của tổ chức tín dụng như phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng hay phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài đều không thuận lợi.
Thứ hai, chủ trương của Chính phủ trong việc hạn chế các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và yêu cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các tổ chức tín dụng để tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu cũng là một khó khăn lớn cho các tổ chức tín dụng cổ phần có cổ đông hiện hữu là các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước này khi thực hiện tăng vốn điều lệ.
Thứ ba, một số tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.
Theo đó, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước đối với việc yêu cầu tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141 là: “Việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một chủ trương đúng đắn, có giá trị dài hạn, cần phải tiếp tục nhất quán thực hiện mục tiêu này. Những khó khăn vướng mắc là khách quan, tạm thời và có tính thời điểm. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giãn tiến độ tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng”.
Việc giãn tiến độ này được xác định theo các mục tiêu định hướng là tiếp tục duy trì mục tiêu tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để sớm đạt được mức vốn pháp định; giảm bớt áp lực về thời gian tăng vốn cho các tổ chức tín dụng chưa thể tăng đủ ngay mức vốn pháp định, nhưng đảm bảo có sự công bằng đối với những tổ chức tín dụng thời gian qua đã nỗ lực tăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn pháp định theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Anh cho biết Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương thực hiện.
Trưa nay (14/12), Ngân hàng Nhà nước phát đi thông tin liên quan đến khả năng giãn tiến độ tăng vốn pháp định của các tổ chức tín dụng. Cổng thông tin của cơ quan này dẫn ý kiến của ông Dương Quốc Anh, Chánh thanh tra - giám sát của Ngân hàng Nhà nước, với những điểm đáng chú ý.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã có phương án đề xuất và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Thủ tướng đã có chỉ đạo giao Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng các cơ quan liên quan trình Chính phủ trước ngày 15/12/2010 việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 141 theo hướng gia hạn thời gian tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng đến 31/12/2011.
Cũng theo nguồn tin trên, ông Dương Quốc Anh cho biết, tại Việt Nam, gần 20 năm qua, khi hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam được định hình và từng bước đa dạng hoá các loại hình tổ chức tín dụng, vấn đề nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng luôn được các cơ quan chức năng đặt ra như là một vấn đề cốt lõi không chỉ của từng tổ chức tín dụng mà còn là mục tiêu của cả hệ thống tài chính ngân hàng.
Vấn đề trên trở nên đặc biệt quan trọng hơn khi Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Bởi vì có nâng cao năng lực tài chính mới có thể tạo ra thực lực để hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam nâng cao được khả năng chống đỡ rủi ro, nâng cao năng lực cạnh tranh trong khi cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt và trên diện rộng.
Bên cạnh đó, kể từ khi ban hành Pháp lệnh Ngân hàng và hai luật vào những năm 90, hệ thống ngân hàng đã có thêm một bước tiến mới về sự đa dạng các loại hình tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, các tổ chức tín dụng đã có sự phân hoá rõ rệt về năng lực hoạt động mà chủ yếu lại bắt nguồn từ năng lực tài chính. Thực tế, các tổ chức tín dụng có quy mô vốn nhỏ, nhìn chung lại là những đối tượng phải đặc biệt quan tâm, hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý, nhất là khi có biến cố bất thường của thị trường và sự đổi mới về cơ chế chính sách.
“Vì vậy, việc sàng lọc để duy trì các tổ chức tín dụng mạnh về tài chính, có khả năng quản trị điều hành để tồn tại vững vàng trên thị trường, loại bỏ những nhân tố yếu kém là một trong những mục tiêu dài hạn mà ngành ngân hàng và Chính phủ đặt ra. Theo đó, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng năng lực tài chính thông qua việc tăng vốn điều lệ còn là một giải pháp hữu hiệu để góp phần quy hoạch lại hệ thống các tổ chức tín dụng”, ông Quốc Anh nói.
“Do vậy, việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một giải pháp đúng đắn, phù hợp với bối cảnh nền kinh tế và hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng tại thời điểm ban hành Nghị định số 141 và phù hợp với chủ trương trong dài hạn của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng hoạt động ổn định và phát triển bền vững”.
Nghị định số 141 quy định mức vốn pháp định và lộ trình tăng vốn điều lệ đối với từng loại hình tổ chức tín dụng để đảm bảo mức vốn pháp định này. Theo đó, các tổ chức tín dụng có thời gian 4 năm (Nghị định 141 được ban hành ngày 22/11/2006) để thực hiện việc tăng vốn điều lệ với 2 giai đoạn cụ thể (giai đoạn 1 kết thúc 31/12/2008 và giai đoạn 2 kết thúc 31/12/2010).
Quy định này đã cho phép các tổ chức tín dụng có thời gian để chủ động kế hoạch tăng vốn điều lệ của mình, chủ động điều chỉnh tăng quy mô vốn phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực quản trị điều hành, có cơ sở đảm bảo việc tăng vốn điều lệ góp phần tăng năng lực tài chính, đồng thời duy trì tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, lãnh đạo chức năng nói trên của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong giai đoạn 2, cơ quan này tiếp tục xây dựng lộ trình cụ thể chỉ đạo các tổ chức tín dụng sớm hoàn tất các thủ tục pháp lý làm cơ sở triển khai việc tăng vốn điều lệ trong năm 2010 (yêu cầu chậm nhất 30/6/2010, các tổ chức tín dụng phải trình hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ). Theo đó, đến cuối tháng 9/2010, hầu hết các tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận về vấn đề này.
“Về phía các tổ chức tín dụng, tất cả các tổ chức tín dụng thời gian qua đều đã và đang rất nỗ lực để hoàn thành việc tăng vốn điều lệ theo đúng lộ trình quy định của Chính phủ. Nhiều tổ chức tín dụng đã thể hiện được khả năng chắc chắn hoàn thành việc tăng vốn đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên, quá trình tăng vốn điều lệ đã chịu tác động của một số nguyên nhân khách quan, khiến việc tăng vốn điều lệ từ các nguồn khác nhau của nhiều tổ chức tín dụng trong nước gặp phải một số khó khăn”, ông Anh giải thích.
Cụ thể, bối cảnh nền kinh tế thế giới sau khủng hoảng và thị trường tài chính trong nước có nhiều biến động đến nay chưa có nhiều dấu hiệu khả quan - điều này dẫn đến thị trường chứng khoán trong suốt một thời gian dài hoạt động cầm chừng, trong khi nhiều ngân hàng cùng tăng vốn một lúc, làm cho cổ phiếu ngân hàng không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bản thân các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư tổ chức cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng đầu tư ra các quốc gia khác. Vì thế hầu hết các nguồn tăng vốn điều lệ chủ yếu của tổ chức tín dụng như phát hành cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu, phát hành ra công chúng hay phát hành cho các nhà đầu tư nước ngoài đều không thuận lợi.
Thứ hai, chủ trương của Chính phủ trong việc hạn chế các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước góp vốn ra ngoài lĩnh vực chính và yêu cầu các doanh nghiệp này thoái vốn tại các tổ chức tín dụng để tập trung vào hoạt động kinh doanh chủ yếu cũng là một khó khăn lớn cho các tổ chức tín dụng cổ phần có cổ đông hiện hữu là các tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước này khi thực hiện tăng vốn điều lệ.
Thứ ba, một số tổ chức tín dụng cổ phần đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán cũng gặp phải một số quy định về thời gian khi phát hành cổ phiếu ra công chúng mà không thể hoàn tất việc tăng vốn điều lệ đúng thời hạn quy định.
Theo đó, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước đối với việc yêu cầu tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ theo Nghị định 141 là: “Việc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính là một chủ trương đúng đắn, có giá trị dài hạn, cần phải tiếp tục nhất quán thực hiện mục tiêu này. Những khó khăn vướng mắc là khách quan, tạm thời và có tính thời điểm. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giãn tiến độ tăng vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng”.
Việc giãn tiến độ này được xác định theo các mục tiêu định hướng là tiếp tục duy trì mục tiêu tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của các tổ chức tín dụng; tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tăng vốn điều lệ để sớm đạt được mức vốn pháp định; giảm bớt áp lực về thời gian tăng vốn cho các tổ chức tín dụng chưa thể tăng đủ ngay mức vốn pháp định, nhưng đảm bảo có sự công bằng đối với những tổ chức tín dụng thời gian qua đã nỗ lực tăng vốn để đảm bảo đủ mức vốn pháp định theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Về chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ông Anh cho biết Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương thực hiện.