Chớ coi thường năng lượng gió
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn năng lượng gió khá dồi dào
Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nguồn năng lượng gió khá dồi dào, có thể khai thác bổ sung cho nguồn điện quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay nguồn năng lượng này vẫn chưa được phát triển đúng với tiềm năng vốn có.
Ông Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) cho biết, hiện tại Việt Nam đang phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, sắp tới là Lào với mức độ dự kiến sẽ ngày càng gia tăng. Không những vậy, trong vòng 20-30 năm tới, trữ lượng dầu thô và khí thiên nhiên của Việt Nam sẽ cạn kiệt. Đồng thời, từ sau năm 2012 sẽ phải nhập khẩu than và sau năm 2020 trở thành nước nhập khẩu năng lượng.
Tiềm năng nhiều, hiệu quả ít
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m từ phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Vùng này không những có vận tốc gió trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/giây, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3-3,5 MW.
Ngoài ra, các vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quý, Trường Sa... là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo.
Kết quả điều tra sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, 8,6% diện tích đất của Việt Nam được đánh giá là những vùng có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng gió, nhất là các tỉnh phía Nam, ước tính sản lượng vào khoảng trên 1. 780 MW. Riêng tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh và Sóc Trăng, tổng công suất khai thác ước tính có thể lên tới 800 MW.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, tiềm năng gió của Việt Nam (trên độ cao 65 m) rất khả quan, ước đạt 513.360 MW, lớn hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiềm năng lý thuyết, trên thực tế sản lượng có thế khai thác được sẽ ít hơn nhiều.
Nhưng đây cũng sẽ là nguồn năng lượng đáng kể có thế khai thác bổ sung cho nguồn điện quốc gia, thay thế các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang xúc tiến nghiên cứu triển khai dự án. Tại Ninh Thuận đã có 8 dự án với tổng công suất lắp đặt đăng ký là 698 MW.
Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam đã lắp được 5 tuabin 1,5 MW, cao 85 m tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận và sẽ lắp thêm 7 tuabin nữa vào cuối năm 2009, đưa tổng công suất lắp đặt giai đoạn I lên 18 MW. Tại Bình Thuận đã có 10 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào 12 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký 1.651 MW, trong đó có 2 dự án đã được cấp giấy phép.
Theo thoả thuận ký kết giữa Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) tại Hà Nội, GTZ sẽ hỗ trợ 1 triệu Euro cho Việt Nam thực hiện dự án “Xây dựng khung pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới tại Việt Nam” trong giai đoạn 2009-2011. Dự án sẽ giúp triển khai một số chương trình như xây dựng khung pháp lý cho điện gió nối lưới và quy trình quy hoạch điện gió, chương trình thúc đẩy tiến bộ khoa học về điện gió và tư vấn các dự án điện gió tại Việt Nam.
Năng lượng gió còn nhiều trở ngại
Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng sạch toàn cầu cho biết, nếu nỗ lực cao, năm 2020 nước ta cũng mới đạt sản lượng điện gần 300 tỷ kwh, mức bình quân mỗi người dân cũng mới chỉ có 2.300-2.400 Kwh. Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất Đông Nam Á.
40% diện tích thuộc vùng gió mạnh có thể xây dựng nhà máy điện công suất từ 100-1.000 MW. Tuy nhiên, nhiều dự án phát triển năng lượng gió, công suất 20MW, 30MW và 50MW lập từ năm 1997-2000, nhưng vẫn chưa được triển khai xây dựng. Trong danh mục các nhà máy điện đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006-2015 của ngành điện không có một công trình độc lập nào sử dụng năng lượng tái tạo, dù chỉ vài chục MW.
Đến nay, Việt Nam cũng chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ việc phát triển năng lượng mới và tái tạo. Điều này cho thấy Việt Nam xem nhẹ nguồn năng lượng sạch mà tiềm năng có nhiều.
GS.TS. Lê Danh Liên, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc EVN đóng vai trò như người mua điện, phân phối, truyền tải và điều tiết duy nhất đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Giải thích về điều này, theo ông Oliver Massmann, Công ty luật Duane Morris Việt Nam, các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không thể bán điện ở giá thị trường làm ảnh hưởng đến khả năng trang trải chi phí và sinh lời của các cty đầu tư.
Đồng thời, sự độc quyền của EVN dẫn đến thiếu đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt năng lượng, cơ sở hạ tầng không được cải thiện, thiếu hụt các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng mới, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả.
Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét và phê duyệt Quy hoạch tổng thể Phát triển năng lượng tái tạo, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện. Với những bước tiến mạnh mẽ đó, trong tương lai không xa năng lượng gió sẽ là nguồn tài nguyên to lớn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Ông Phạm Khánh Toàn, Viện trưởng Viện Năng lượng (Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) cho biết, hiện tại Việt Nam đang phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc, sắp tới là Lào với mức độ dự kiến sẽ ngày càng gia tăng. Không những vậy, trong vòng 20-30 năm tới, trữ lượng dầu thô và khí thiên nhiên của Việt Nam sẽ cạn kiệt. Đồng thời, từ sau năm 2012 sẽ phải nhập khẩu than và sau năm 2020 trở thành nước nhập khẩu năng lượng.
Tiềm năng nhiều, hiệu quả ít
Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam có hai vùng giàu tiềm năng nhất để phát triển năng lượng gió là Sơn Hải (Ninh Thuận) và vùng đồi cát ở độ cao 60-100m từ phía tây Hàm Tiến đến Mũi Né (Bình Thuận). Vùng này không những có vận tốc gió trung bình lớn, mà còn có một thuận lợi là số lượng các cơn bão khu vực ít và gió có xu thế ổn định. Trong những tháng có gió mùa, tỷ lệ gió nam và đông nam lên đến 98% với vận tốc trung bình 6-7 m/giây, tức là vận tốc có thể xây dựng các trạm điện gió công suất 3-3,5 MW.
Ngoài ra, các vùng đảo ngoài khơi như Bạch Long Vĩ, đảo Phú Quý, Trường Sa... là những địa điểm gió có vận tốc trung bình cao, tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể xây dựng các trạm phát điện gió công suất lớn để cung cấp năng lượng điện cho dân cư trên đảo.
Kết quả điều tra sơ bộ của Bộ Công Thương cho thấy, 8,6% diện tích đất của Việt Nam được đánh giá là những vùng có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng gió, nhất là các tỉnh phía Nam, ước tính sản lượng vào khoảng trên 1. 780 MW. Riêng tại Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh và Sóc Trăng, tổng công suất khai thác ước tính có thể lên tới 800 MW.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, tiềm năng gió của Việt Nam (trên độ cao 65 m) rất khả quan, ước đạt 513.360 MW, lớn hơn 200 lần công suất nhà máy thủy điện Sơn La và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020. Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiềm năng lý thuyết, trên thực tế sản lượng có thế khai thác được sẽ ít hơn nhiều.
Nhưng đây cũng sẽ là nguồn năng lượng đáng kể có thế khai thác bổ sung cho nguồn điện quốc gia, thay thế các nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt. Hiện đã có nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang xúc tiến nghiên cứu triển khai dự án. Tại Ninh Thuận đã có 8 dự án với tổng công suất lắp đặt đăng ký là 698 MW.
Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam đã lắp được 5 tuabin 1,5 MW, cao 85 m tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận và sẽ lắp thêm 7 tuabin nữa vào cuối năm 2009, đưa tổng công suất lắp đặt giai đoạn I lên 18 MW. Tại Bình Thuận đã có 10 nhà đầu tư đăng ký đầu tư vào 12 dự án điện gió với tổng công suất đăng ký 1.651 MW, trong đó có 2 dự án đã được cấp giấy phép.
Theo thoả thuận ký kết giữa Bộ Công Thương và Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) tại Hà Nội, GTZ sẽ hỗ trợ 1 triệu Euro cho Việt Nam thực hiện dự án “Xây dựng khung pháp lý và hỗ trợ kỹ thuật cho điện gió nối lưới tại Việt Nam” trong giai đoạn 2009-2011. Dự án sẽ giúp triển khai một số chương trình như xây dựng khung pháp lý cho điện gió nối lưới và quy trình quy hoạch điện gió, chương trình thúc đẩy tiến bộ khoa học về điện gió và tư vấn các dự án điện gió tại Việt Nam.
Năng lượng gió còn nhiều trở ngại
Ông Vũ Mạnh Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng sạch toàn cầu cho biết, nếu nỗ lực cao, năm 2020 nước ta cũng mới đạt sản lượng điện gần 300 tỷ kwh, mức bình quân mỗi người dân cũng mới chỉ có 2.300-2.400 Kwh. Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất Đông Nam Á.
40% diện tích thuộc vùng gió mạnh có thể xây dựng nhà máy điện công suất từ 100-1.000 MW. Tuy nhiên, nhiều dự án phát triển năng lượng gió, công suất 20MW, 30MW và 50MW lập từ năm 1997-2000, nhưng vẫn chưa được triển khai xây dựng. Trong danh mục các nhà máy điện đưa vào vận hành trong giai đoạn 2006-2015 của ngành điện không có một công trình độc lập nào sử dụng năng lượng tái tạo, dù chỉ vài chục MW.
Đến nay, Việt Nam cũng chưa có chính sách khuyến khích hỗ trợ việc phát triển năng lượng mới và tái tạo. Điều này cho thấy Việt Nam xem nhẹ nguồn năng lượng sạch mà tiềm năng có nhiều.
GS.TS. Lê Danh Liên, Trung tâm nghiên cứu năng lượng mới, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc EVN đóng vai trò như người mua điện, phân phối, truyền tải và điều tiết duy nhất đã làm nản lòng các nhà đầu tư. Giải thích về điều này, theo ông Oliver Massmann, Công ty luật Duane Morris Việt Nam, các nhà máy điện sử dụng năng lượng tái tạo không thể bán điện ở giá thị trường làm ảnh hưởng đến khả năng trang trải chi phí và sinh lời của các cty đầu tư.
Đồng thời, sự độc quyền của EVN dẫn đến thiếu đầu tư tư nhân trong lĩnh vực năng lượng. Điều này có thể dẫn tới thiếu hụt năng lượng, cơ sở hạ tầng không được cải thiện, thiếu hụt các dự án đầu tư vào lĩnh vực năng lượng mới, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng hiệu quả.
Bộ Công Thương đã trình Chính phủ xem xét và phê duyệt Quy hoạch tổng thể Phát triển năng lượng tái tạo, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2020, sản lượng điện tái tạo chiếm khoảng 5% tổng nguồn điện. Với những bước tiến mạnh mẽ đó, trong tương lai không xa năng lượng gió sẽ là nguồn tài nguyên to lớn đóng góp cho sự phát triển của đất nước.