Chống lạm phát: Đánh đổi tới mức nào?
Xác định mục tiêu ưu tiên giữa tăng trưởng và lạm phát không có nghĩa là hy sinh mục tiêu này cho mục tiêu kia
Tăng trưởng và lạm phát là hai đỉnh có tầm quan trọng hàng đầu của tứ giác mục tiêu của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư).
Nhưng đó là mục tiêu lý tưởng, rất khó có nước nào đạt được cùng một lúc, nên cần có sự lựa chọn ưu tiên, tuỳ hoàn cảnh của từng nước, trong từng giai đoạn, thậm chí trong từng thời gian ngắn.
Phải đánh đổi…
Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu để chống tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước có thu nhập thấp. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Đó là những tốc độ tăng cao nhất trong hơn mười năm qua.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007.Trong khi đó, lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
Đứng trước tình hình của quý 1 và những yếu tố tác động ở trong nước và quốc tế trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã viết bài “Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững”, trong đó “kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu” và “chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi”.
Trong những lĩnh vực phải chịu sự trả giá và đánh đổi, thì trước hết và quan trọng nhất là phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế bị chậm lại so với mục tiêu đã đề ra. Tăng trưởng kinh tế chậm lại để tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát vào lúc này là “sự trả giá và đánh đổi” cần thiết và đúng đắn xét theo hai mặt.
Một mặt, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là vì con người, mà con người lại vừa là mục tiêu vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, kiềm chế lạm phát là để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường sản suất kinh doanh tốt hơn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn.
Bài học trong thời gian qua của nước ta cũng như của nhiều quốc gia khác trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu lâu dài, mục tiêu cuối cùng không chỉ là tốc độ tăng trưởng cao nhất thời, mà quan trọng hơn là ở độ bền của tốc độ đó - tức là tăng trưởng bền vững.
Hơn nữa, không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều nền kinh tế lớn, trước tình hình lạm phát gia tăng và có tính chất toàn cầu như hiện nay, đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2008 so với mức đã đạt được trong năm 2007, như: Mỹ còn 1,5% so với 2,7%, các nước trong khu vực đồng Euro còn 1,6% so với 2,6%, Nhật Bản còn 1,5% so với 1,9%, Trung Quốc 8% so với 11,4%...
…nhưng đánh đổi ở mức thấp nhất
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu “sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất”. Vậy “làm thế nào để vừa kiềm chế được lạm phát, nhưng sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất?”.
Kiềm chế lạm phát thì phải thắt chặt tiền tệ. Nhưng đối với những lĩnh vực sản suất hàng hoá cho thị trường trong nước để tăng cung hàng hoá cũng như sản xuất hàng xuất khẩu thì không những không được thắt chặt, mà còn phải được bảo đảm đủ vốn, thậm chí còn được ưu tiên, vừa để bảo đảm cho sự bền vững của tín dụng, vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Khi kiềm chế lạm phát, để tránh tác động lớn của lạm phát thế giới cộng hưởng với lạm phát trong nước, tránh “nhập khẩu lạm phát”, trong điều kiện USD mất giá lớn so với Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, và rất nhiều đồng tiền khác, nhất là đồng tiền của những nước có quan hệ buôn bán lớn với Việt Nam, không thể neo giữ VND vào USD quá lâu và không đúng với quan hệ thực tế trên thị trường tiền tệ, nên cần chấp nhận sự lên giá của VND so với USD.
Nhưng khi VND lên giá so với USD, trong khi do nhiều nguyên nhân, có đến 80% giao dịch thanh toán buôn bán giữa Việt Nam với các nước là bằng USD, thì xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một dịp để các doanh nghiệp cần rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn thị trường xuất/nhập khẩu, lựa chọn đồng tiền khi ký hợp đồng giao dịch thanh toán, thực hiện bảo hiểm tỷ giá, mua bán kỳ hạn... nhưng để giảm thiểu tác động xấu đến sản xuất và xuất khẩu, ngân hàng cần bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kiềm chế lạm phát được ưu tiên thì phải cắt giảm đầu tư công (từ ngân sách nhà nước), kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Muốn vậy, một mặt cần chuyển dịch cơ cấu đầu tư, mặt khác cần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong điều kiện hiện nay là chuyển dịch trên các mặt: tăng nguồn vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài để bù cho phần cắt giảm nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước; tập trung đầu tư cho những ngành, lĩnh vực tạo ra sản phẩm đang có giá nóng hoặc trong nước có lợi thế sản xuất, nhưng đã phải nhập khẩu; đầu tư cho thiết bị kỹ thuật công nghệ tiêu hao ít nguyên nhiên vật liệu…
Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng việc tập trung cho những công trình hoàn thành sớm đưa vào hoạt động, giảm thiểu chi phí và thời gian giải phóng mặt bằng, giảm thiểu lãng phí, thất thoát...
Đáng chú ý, tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội trong quý 1 đã lên đến 105,1 nghìn tỷ đồng, bằng 41,4% GDP, tăng 15,9% so với cùng kỳ; lượng vốn khu vực nhà nước lên đến 47,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% và chiếm 45,5% tổng vốn; khu vực ngoài nhà nước 30,5 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 11,3% và chỉ chiếm 29%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26,8 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% và đã chiếm 25,5%.
Việc chuyển và xác định mục tiêu ưu tiên vào lúc này là rất đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, xác định mục tiêu ưu tiên, không có nghĩa là hy sinh mục tiêu này cho mục tiêu kia, mà chủ yếu để tránh có những giải pháp “chéo nhau”, hoặc là làm cho lạm phát lồng lên, hoặc làm cho kinh tế bị suy thoái, thậm chí hiệu quả thấp, chẳng khác gì “đánh bùn sang ao”!
Nhưng đó là mục tiêu lý tưởng, rất khó có nước nào đạt được cùng một lúc, nên cần có sự lựa chọn ưu tiên, tuỳ hoàn cảnh của từng nước, trong từng giai đoạn, thậm chí trong từng thời gian ngắn.
Phải đánh đổi…
Đối với Việt Nam, tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu để chống tụt hậu xa hơn, sớm thoát khỏi nước có thu nhập thấp. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9%. Đó là những tốc độ tăng cao nhất trong hơn mười năm qua.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007.Trong khi đó, lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)...
Đứng trước tình hình của quý 1 và những yếu tố tác động ở trong nước và quốc tế trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã viết bài “Phấn đấu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững”, trong đó “kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu” và “chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi”.
Trong những lĩnh vực phải chịu sự trả giá và đánh đổi, thì trước hết và quan trọng nhất là phải chấp nhận tăng trưởng kinh tế bị chậm lại so với mục tiêu đã đề ra. Tăng trưởng kinh tế chậm lại để tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát vào lúc này là “sự trả giá và đánh đổi” cần thiết và đúng đắn xét theo hai mặt.
Một mặt, mục tiêu tăng trưởng kinh tế là vì con người, mà con người lại vừa là mục tiêu vừa là động lực của tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, kiềm chế lạm phát là để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường sản suất kinh doanh tốt hơn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế trung và dài hạn.
Bài học trong thời gian qua của nước ta cũng như của nhiều quốc gia khác trên thế giới cho thấy, để đạt được mục tiêu lâu dài, mục tiêu cuối cùng không chỉ là tốc độ tăng trưởng cao nhất thời, mà quan trọng hơn là ở độ bền của tốc độ đó - tức là tăng trưởng bền vững.
Hơn nữa, không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều nền kinh tế lớn, trước tình hình lạm phát gia tăng và có tính chất toàn cầu như hiện nay, đã phải điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng năm 2008 so với mức đã đạt được trong năm 2007, như: Mỹ còn 1,5% so với 2,7%, các nước trong khu vực đồng Euro còn 1,6% so với 2,6%, Nhật Bản còn 1,5% so với 1,9%, Trung Quốc 8% so với 11,4%...
…nhưng đánh đổi ở mức thấp nhất
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu “sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất”. Vậy “làm thế nào để vừa kiềm chế được lạm phát, nhưng sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất?”.
Kiềm chế lạm phát thì phải thắt chặt tiền tệ. Nhưng đối với những lĩnh vực sản suất hàng hoá cho thị trường trong nước để tăng cung hàng hoá cũng như sản xuất hàng xuất khẩu thì không những không được thắt chặt, mà còn phải được bảo đảm đủ vốn, thậm chí còn được ưu tiên, vừa để bảo đảm cho sự bền vững của tín dụng, vừa duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Khi kiềm chế lạm phát, để tránh tác động lớn của lạm phát thế giới cộng hưởng với lạm phát trong nước, tránh “nhập khẩu lạm phát”, trong điều kiện USD mất giá lớn so với Euro, Bảng Anh, Yên Nhật, và rất nhiều đồng tiền khác, nhất là đồng tiền của những nước có quan hệ buôn bán lớn với Việt Nam, không thể neo giữ VND vào USD quá lâu và không đúng với quan hệ thực tế trên thị trường tiền tệ, nên cần chấp nhận sự lên giá của VND so với USD.
Nhưng khi VND lên giá so với USD, trong khi do nhiều nguyên nhân, có đến 80% giao dịch thanh toán buôn bán giữa Việt Nam với các nước là bằng USD, thì xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Đây là một dịp để các doanh nghiệp cần rút ra bài học kinh nghiệm trong việc lựa chọn thị trường xuất/nhập khẩu, lựa chọn đồng tiền khi ký hợp đồng giao dịch thanh toán, thực hiện bảo hiểm tỷ giá, mua bán kỳ hạn... nhưng để giảm thiểu tác động xấu đến sản xuất và xuất khẩu, ngân hàng cần bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp.
Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi kiềm chế lạm phát được ưu tiên thì phải cắt giảm đầu tư công (từ ngân sách nhà nước), kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp Nhà nước. Muốn vậy, một mặt cần chuyển dịch cơ cấu đầu tư, mặt khác cần nâng cao hiệu quả đầu tư.
Chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong điều kiện hiện nay là chuyển dịch trên các mặt: tăng nguồn vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước, nguồn vốn đầu tư nước ngoài để bù cho phần cắt giảm nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước; tập trung đầu tư cho những ngành, lĩnh vực tạo ra sản phẩm đang có giá nóng hoặc trong nước có lợi thế sản xuất, nhưng đã phải nhập khẩu; đầu tư cho thiết bị kỹ thuật công nghệ tiêu hao ít nguyên nhiên vật liệu…
Nâng cao hiệu quả đầu tư bằng việc tập trung cho những công trình hoàn thành sớm đưa vào hoạt động, giảm thiểu chi phí và thời gian giải phóng mặt bằng, giảm thiểu lãng phí, thất thoát...
Đáng chú ý, tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội trong quý 1 đã lên đến 105,1 nghìn tỷ đồng, bằng 41,4% GDP, tăng 15,9% so với cùng kỳ; lượng vốn khu vực nhà nước lên đến 47,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,6% và chiếm 45,5% tổng vốn; khu vực ngoài nhà nước 30,5 nghìn tỷ đồng, chỉ tăng 11,3% và chỉ chiếm 29%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26,8 nghìn tỷ đồng, tăng 24,1% và đã chiếm 25,5%.
Việc chuyển và xác định mục tiêu ưu tiên vào lúc này là rất đúng đắn và cần thiết. Tuy nhiên, xác định mục tiêu ưu tiên, không có nghĩa là hy sinh mục tiêu này cho mục tiêu kia, mà chủ yếu để tránh có những giải pháp “chéo nhau”, hoặc là làm cho lạm phát lồng lên, hoặc làm cho kinh tế bị suy thoái, thậm chí hiệu quả thấp, chẳng khác gì “đánh bùn sang ao”!