Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh mục tiêu 2012
Mục tiêu phấn đấu của 2012 là mức tăng GDP năm đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8%
Phát biểu kết thúc 2,5 ngày chất vấn và trả lời chất vấn sáng 15/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý vấn đề đầu tiên đối với lĩnh vực kế hoạch và đầu tư là tập trung mọi nguồn lực của cả nước phấn đấu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh "tập trung mọi nguồn lực không có nghĩa là chúng ta mở kích cầu", mà đây là nguồn lực tổng hợp, sức mạnh tổng hợp để trên tinh thần tổng hợp đó, phấn đấu hoàn thành tốt nhất mục tiêu tổng quát các chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc hội đã đặt ra cho năm nay.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh chiều 13/6, "cần làm những gì để năm nay chúng ta vượt qua thách thức và hoàn thành mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước" đã được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là câu hỏi lớn nhất, bao quát nhất trong các nhóm vấn đề mà Quốc hội đã lựa chọn.
Cũng tại đây, đại biểu Trần Hoàng Ngân đặt vấn đề là vào tháng 10/2011, Bộ trưởng Vinh đã thấy khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phá sản nhưng vẫn tham mưu xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012 là tăng từ 6 - 6,5%. Để rồi trong báo cáo của Bộ gửi đến Quốc hội lại viết "dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% rất khó có thể đạt được". Bộ đưa ra dự báo cả năm có thể đạt từ 5,5 - 6%, vậy dự báo này có cơ sở khoa học hay không?
"Nếu không đạt được mức độ tăng trưởng 6% thì nền kinh tế dù có thể giảm được lạm phát chút ít nhưng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho công ăn việc làm, nhiều doanh nghiệp giải thể, kinh tế không phát triển, những vấn đề an sinh xã hội sẽ không giải quyết được, cho nên mức tối thiểu phải là 6%", Bộ trưởng Vinh giải thích.
Vị "tham mưu trưởng" của Chính phủ - theo cách gọi của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng - cũng quả quyết rằng "chỉ tiêu đó không có gì là quá xa, nếu chúng ta biết kích cầu biện pháp về tài chính, kinh tế, nới lỏng có mức độ hợp lý và có những biện pháp quyết liệt".
"Nếu để mục tiêu thấp hơn thì Quốc hội không chấp nhận, nhân dân không chấp nhận thì như thế sẽ gây ra nhiều hệ lụy về an sinh xã hội", ông Vinh phân trần.
Báo cáo giải trình các vấn đề lớn được đại biểu và cử tri quan tâm trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ chủ trương quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu mức tăng GDP năm 2012 đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8% và đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phân tích, Quốc hội đang giao cho Chính phủ nhiệm vụ rất khó, là các mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tăng trưởng hợp lý, nhờ tăng trưởng hợp lý đó trong điều kiện chuyển một bước về tái cơ cấu để tạo ra nguồn lực, ngân sách, công ăn việc làm từ đó giải quyết đời sống an sinh xã hội của người dân.
"Ba mục tiêu này chúng tôi xin nhắc lại là đến nay Chính phủ, Quốc hội chưa có chủ trương điều chỉnh, cho nên nhiệm vụ của chúng ta là quyết tâm thực hiện bằng mọi sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, quyết tâm thực hiện cho được", Chủ tịch thêm một lần nhấn mạnh.
Với vấn đề được nêu qua nhiều phiên chất vấn là cơ chế pháp lý quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chủ tịch lưu ý việc hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính của tập đoàn, tổng công ty bao gồm cả giám sát từ bên ngoài và giám sát nội bộ, nghiên cứu ban hành qui định cụ thể về nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, đặc biệt quan trọng của quốc gia.
Nhìn lại toàn bộ nội dung chất vấn 4 bộ trưởng và phó thủ tướng, Chủ tịch đánh giá các nhóm vấn đề đã được lựa chọn trúng, là những vấn đề cử tri cả nước quan tâm, tuy rằng không mới nhưng theo tình hình có nhiều nội dung mới cần phải đặt ra, cần phải chất vấn, cần phải làm rõ trách nhiệm, giải pháp để tổ chức thực hiện.
Theo Chủ tịch, không khí chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường thẳng thắn, có trách nhiệm và có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng cao.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các vấn đề đã hứa trước Quốc hội. Theo đó, đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường cần tập trung giải quyết những bất cập trong quản lý đất đai, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chính sách giá cả trong đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị, tình trạng sử dụng đất lãng phí... Bảo đảm đến năm 2013 hoàn thành căn bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước. Chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 4 tháng 11/2012.
Quốc hội cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan từ nay đến 31/12/2012 tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp kéo dài được dư luận xã hội quan tâm và công bố, công khai việc giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là việc đền bù giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu đô thị bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc Bộ Công thương, bảo đảm để các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào điều tiết thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế.
Lưu ý tiếp theo là có lộ trình thực hiện thị trường cạnh tranh, chống độc quyền nhất là đối với các sản phẩm điện, xăng, dầu, than, phân bón, vật tư cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững.
Chủ tịch cũng cho biết, sau kỳ họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động chất vấn, thực hiện việc truyền hình trực tuyến có thể trực tiếp để các vị đại biểu Quốc hội có điều kiện tham dự.
"Đến kỳ họp thứ 4, đề nghị các đồng chí đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp này đều có báo cáo gửi tới các vị đại biểu Quốc hội về việc thực hiện cam kết, lời hứa trong năm nay", Chủ tịch kết thúc 2,5 ngày chất vấn.
Tuy nhiên ông nhấn mạnh "tập trung mọi nguồn lực không có nghĩa là chúng ta mở kích cầu", mà đây là nguồn lực tổng hợp, sức mạnh tổng hợp để trên tinh thần tổng hợp đó, phấn đấu hoàn thành tốt nhất mục tiêu tổng quát các chỉ tiêu kế hoạch mà Quốc hội đã đặt ra cho năm nay.
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh chiều 13/6, "cần làm những gì để năm nay chúng ta vượt qua thách thức và hoàn thành mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đất nước" đã được Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh là câu hỏi lớn nhất, bao quát nhất trong các nhóm vấn đề mà Quốc hội đã lựa chọn.
Cũng tại đây, đại biểu Trần Hoàng Ngân đặt vấn đề là vào tháng 10/2011, Bộ trưởng Vinh đã thấy khó khăn của nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp phá sản nhưng vẫn tham mưu xây dựng chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2012 là tăng từ 6 - 6,5%. Để rồi trong báo cáo của Bộ gửi đến Quốc hội lại viết "dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% rất khó có thể đạt được". Bộ đưa ra dự báo cả năm có thể đạt từ 5,5 - 6%, vậy dự báo này có cơ sở khoa học hay không?
"Nếu không đạt được mức độ tăng trưởng 6% thì nền kinh tế dù có thể giảm được lạm phát chút ít nhưng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho công ăn việc làm, nhiều doanh nghiệp giải thể, kinh tế không phát triển, những vấn đề an sinh xã hội sẽ không giải quyết được, cho nên mức tối thiểu phải là 6%", Bộ trưởng Vinh giải thích.
Vị "tham mưu trưởng" của Chính phủ - theo cách gọi của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng - cũng quả quyết rằng "chỉ tiêu đó không có gì là quá xa, nếu chúng ta biết kích cầu biện pháp về tài chính, kinh tế, nới lỏng có mức độ hợp lý và có những biện pháp quyết liệt".
"Nếu để mục tiêu thấp hơn thì Quốc hội không chấp nhận, nhân dân không chấp nhận thì như thế sẽ gây ra nhiều hệ lụy về an sinh xã hội", ông Vinh phân trần.
Báo cáo giải trình các vấn đề lớn được đại biểu và cử tri quan tâm trước khi trả lời chất vấn trực tiếp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ chủ trương quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu mức tăng GDP năm 2012 đạt khoảng 6%, lạm phát 7 - 8% và đạt mức cao nhất các chỉ tiêu đã đề ra trong nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng phân tích, Quốc hội đang giao cho Chính phủ nhiệm vụ rất khó, là các mục tiêu vừa kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tăng trưởng hợp lý, nhờ tăng trưởng hợp lý đó trong điều kiện chuyển một bước về tái cơ cấu để tạo ra nguồn lực, ngân sách, công ăn việc làm từ đó giải quyết đời sống an sinh xã hội của người dân.
"Ba mục tiêu này chúng tôi xin nhắc lại là đến nay Chính phủ, Quốc hội chưa có chủ trương điều chỉnh, cho nên nhiệm vụ của chúng ta là quyết tâm thực hiện bằng mọi sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, quyết tâm thực hiện cho được", Chủ tịch thêm một lần nhấn mạnh.
Với vấn đề được nêu qua nhiều phiên chất vấn là cơ chế pháp lý quản lý các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Chủ tịch lưu ý việc hoàn thiện cơ chế giám sát tài chính của tập đoàn, tổng công ty bao gồm cả giám sát từ bên ngoài và giám sát nội bộ, nghiên cứu ban hành qui định cụ thể về nhiệm vụ, tổ chức hoạt động của từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, đặc biệt quan trọng của quốc gia.
Nhìn lại toàn bộ nội dung chất vấn 4 bộ trưởng và phó thủ tướng, Chủ tịch đánh giá các nhóm vấn đề đã được lựa chọn trúng, là những vấn đề cử tri cả nước quan tâm, tuy rằng không mới nhưng theo tình hình có nhiều nội dung mới cần phải đặt ra, cần phải chất vấn, cần phải làm rõ trách nhiệm, giải pháp để tổ chức thực hiện.
Theo Chủ tịch, không khí chất vấn, trả lời chất vấn tại hội trường thẳng thắn, có trách nhiệm và có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng cao.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các vấn đề đã hứa trước Quốc hội. Theo đó, đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường cần tập trung giải quyết những bất cập trong quản lý đất đai, trước hết là việc giao quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, chính sách giá cả trong đền bù giải phóng mặt bằng, quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị, tình trạng sử dụng đất lãng phí... Bảo đảm đến năm 2013 hoàn thành căn bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong phạm vi cả nước. Chuẩn bị trình Quốc hội xem xét cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào kỳ họp thứ 4 tháng 11/2012.
Quốc hội cũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan từ nay đến 31/12/2012 tập trung giải quyết dứt điểm những vụ việc khiếu kiện về đất đai trọng điểm, phức tạp kéo dài được dư luận xã hội quan tâm và công bố, công khai việc giải quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt là việc đền bù giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp, khu đô thị bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi.
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng cũng lưu ý, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, giải quyết các vấn đề tồn tại ở các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thuộc Bộ Công thương, bảo đảm để các doanh nghiệp này góp phần quan trọng vào điều tiết thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động có hiệu quả kinh tế.
Lưu ý tiếp theo là có lộ trình thực hiện thị trường cạnh tranh, chống độc quyền nhất là đối với các sản phẩm điện, xăng, dầu, than, phân bón, vật tư cho sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát triển bền vững.
Chủ tịch cũng cho biết, sau kỳ họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ tiếp tục tiến hành hoạt động chất vấn, thực hiện việc truyền hình trực tuyến có thể trực tiếp để các vị đại biểu Quốc hội có điều kiện tham dự.
"Đến kỳ họp thứ 4, đề nghị các đồng chí đã trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp này đều có báo cáo gửi tới các vị đại biểu Quốc hội về việc thực hiện cam kết, lời hứa trong năm nay", Chủ tịch kết thúc 2,5 ngày chất vấn.