Chưa đưa án lệ vào công tác xét xử của tòa án
Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị sửa đổi 73 điều, bổ sung 43 điều, bãi bỏ 10 điều của Bộ luật Tố tụng dân sự
Đưa án lệ vào công tác xét xử của tòa án là một trong những vấn đề lớn còn có nhiều ý kiến khác nhau khi xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Sáng 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật này.
Theo tờ trình, Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị sửa đổi 73 điều, bổ sung 43 điều, bãi bỏ 10 điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
Án lệ là một trong nhiều nội dung mới được bổ sung vào dự thảo luật, với quy định: “Khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải tham khảo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp trên giải quyết các vụ việc tương tự nhằm đảm bảo tính thống nhất và tránh mắc lại sai lầm trong việc áp dụng pháp luật”.
Cũng theo tờ trình, ở Việt Nam, vấn đề án lệ chưa được thừa nhận một cách chính thức với tư cách là một nguồn trong hệ thống pháp luật, nhưng đang được vận dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự. Ban soạn thảo dự án luật đã nghiên cứu, khảo sát để đưa án lệ vào công tác xét xử.
Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm không nên đưa án lệ vào công tác xét xử cho rằng hiện nay bản án, quyết định của tòa án vẫn còn mắc sai lầm, kể cả quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Do vậy, bản án, quyết định của tòa án cấp trên không thể là cơ sở cho tòa án cấp dưới tham khảo khi xét xử.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng tại thời điểm này chưa nên áp dụng án lệ trong công tác xét xử của tòa án mà cần tiếp tục nghiên cứu để xem xét khi sửa đổi Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và khi tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật Tố tụng dân sự.
Việc hiểu án lệ tại dự luật còn đơn giản và không đúng với nguyên tắc của án lệ, Chủ nhiệm Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Quan điểm của Ủy ban Tư pháp đã nhận được sự đồng tình cao của nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đặt vấn đề cần làm rõ án lệ nằm ở đâu trong hệ thống pháp luật của Việt Nam? nếu đưa án lệ vào dự luật thì phải sửa cả quan điểm về hệ thống pháp luật, ông nói.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng cho rằng “cách đặt vấn đề về án lệ tại dự án luật là không minh bạch, chứng tỏ chưa có sự nghiên cứu kỹ”.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo Lê Hữu Thể đồng tình “cần nghiên cứu kỹ hơn, vì vấn đề án lệ chưa chín muồi”.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận cơ quan này “chỉ mới bắt đầu nghiên cứu về án lệ” nên “thống nhất là rút ra khỏi dự luật”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu "kết" chưa đưa án lệ vào dự án luật “vì chưa chín”.
Bên cạnh án lệ, cơ quan thẩm tra và nhiều ý kiến khác còn đề nghị chưa đưa một số nội dung mới vào dự thảo luật theo đề nghị của Ban soạn thảo. Như, quy định về thủ tục đơn giản; trách nhiệm của tòa án trong việc công nhận kết quả hòa giải ở cở sở; hội đồng xét xử…
Về phạm vi sửa đổi, theo Chủ nhiệm Lê Thị Thu Ba, chỉ nên giới hạn khoảng 60 điều thay vì 126 điều như dự thảo. Vì, trong điều kiện hiện nay chưa thể sửa đổi toàn diện Bộ luật Tố tụng dân sự.
Sáng 21/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án luật này.
Theo tờ trình, Tòa án Nhân dân Tối cao đề nghị sửa đổi 73 điều, bổ sung 43 điều, bãi bỏ 10 điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, nhằm đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
Án lệ là một trong nhiều nội dung mới được bổ sung vào dự thảo luật, với quy định: “Khi xét xử, thẩm phán, hội thẩm nhân dân phải tham khảo bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án cấp trên giải quyết các vụ việc tương tự nhằm đảm bảo tính thống nhất và tránh mắc lại sai lầm trong việc áp dụng pháp luật”.
Cũng theo tờ trình, ở Việt Nam, vấn đề án lệ chưa được thừa nhận một cách chính thức với tư cách là một nguồn trong hệ thống pháp luật, nhưng đang được vận dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự. Ban soạn thảo dự án luật đã nghiên cứu, khảo sát để đưa án lệ vào công tác xét xử.
Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm không nên đưa án lệ vào công tác xét xử cho rằng hiện nay bản án, quyết định của tòa án vẫn còn mắc sai lầm, kể cả quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Do vậy, bản án, quyết định của tòa án cấp trên không thể là cơ sở cho tòa án cấp dưới tham khảo khi xét xử.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng tại thời điểm này chưa nên áp dụng án lệ trong công tác xét xử của tòa án mà cần tiếp tục nghiên cứu để xem xét khi sửa đổi Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân và khi tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật Tố tụng dân sự.
Việc hiểu án lệ tại dự luật còn đơn giản và không đúng với nguyên tắc của án lệ, Chủ nhiệm Lê Thị Thu Ba nhấn mạnh.
Quan điểm của Ủy ban Tư pháp đã nhận được sự đồng tình cao của nhiều vị ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận đặt vấn đề cần làm rõ án lệ nằm ở đâu trong hệ thống pháp luật của Việt Nam? nếu đưa án lệ vào dự luật thì phải sửa cả quan điểm về hệ thống pháp luật, ông nói.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng cũng cho rằng “cách đặt vấn đề về án lệ tại dự án luật là không minh bạch, chứng tỏ chưa có sự nghiên cứu kỹ”.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo Lê Hữu Thể đồng tình “cần nghiên cứu kỹ hơn, vì vấn đề án lệ chưa chín muồi”.
Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình thừa nhận cơ quan này “chỉ mới bắt đầu nghiên cứu về án lệ” nên “thống nhất là rút ra khỏi dự luật”.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu "kết" chưa đưa án lệ vào dự án luật “vì chưa chín”.
Bên cạnh án lệ, cơ quan thẩm tra và nhiều ý kiến khác còn đề nghị chưa đưa một số nội dung mới vào dự thảo luật theo đề nghị của Ban soạn thảo. Như, quy định về thủ tục đơn giản; trách nhiệm của tòa án trong việc công nhận kết quả hòa giải ở cở sở; hội đồng xét xử…
Về phạm vi sửa đổi, theo Chủ nhiệm Lê Thị Thu Ba, chỉ nên giới hạn khoảng 60 điều thay vì 126 điều như dự thảo. Vì, trong điều kiện hiện nay chưa thể sửa đổi toàn diện Bộ luật Tố tụng dân sự.