Chưa thoát bê bối cũ, Uber bị cáo buộc hối lộ ở châu Á
Uber đang đối mặt với cuộc điều tra mới trong khi vẫn chưa giải quyết xong loạt bê bối cũ
Theo hãng tin Bloomberg, Uber Technologies đang phải đối mặt với cuộc điều tra cấp liên bang về việc vi phạm luật chống hối lộ ở nước ngoài. Bộ Tư pháp Mỹ có thể xem xét vụ việc này dưới gốc độ hình sự.
Hiện tại, Uber đang làm việc với hãng luật O’Melveny & Myers LLP để kiểm tra biên bản ghi lại các thanh toán ở nước ngoài và phỏng vấn các nhân viên liên quan.
Các luật sư của O’Melveny & Myers LLP đang tập trung vào các hoạt động đáng nghi của Uber tại ít nhất 5 nước châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc.
Theo đó, ứng dụng gọi xe này đang phải rà soát lại hoạt động ở châu Á và báo cáo với cơ quan chức năng của Mỹ về những khoản tiền do nhân viên Uber tại Indonesia chi trả cho cảnh sát, nguồn tin thân cận với sự việc cho biết.
Theo nguồn tin trên, cuối năm ngoái, Uber đã “làm luật” với cảnh sát Indonesia để hỗ trợ cho các lái xe tại đây. Một nhân viên Uber đã chi nhiều khoản tiền nhỏ cho cảnh sát để tiếp tục hoạt động ở những khu vực được cho là nằm ngoài phạm vi kinh doanh của công ty. Các khoản tiền này được ghi lại trong báo cáo chi phí của nhân viên trên dưới tên gọi “chi trả cho quan chức địa phương”.
Uber đã sa thải nhân viên trên, còn Alan Jiang, người đứng đầu chi nhánh Uber Indonesia, người đã phê duyệt khoản chi trả trên, đã xin nghỉ phép và cũng rời công ty từ đó. Hiện Jiang từ chối bình luận về vụ việc.
Khi phát hiện ra vụ việc vào cuối năm ngoái, ít nhất một nhân viên cấp cao trong đội pháp chế của Uber ban đầu quyết định không báo cáo vụ việc lên cơ quan chức năng của Mỹ. Sau khi giới chức Mỹ tìm đến vì nghi ngờ vi phạm Luật chống tham nhũng ở nước ngoài, Uber mới thông báo về vụ việc xảy ra ở Indonesia. Công ty này có thể đã nhận được khoan hồng nếu tự nguyện báo cáo thông tin trên.
Công ty luật cũng đang kiểm tra khoản từ thiện lên tới hàng chục nghìn USD của Uber cho Trung tâm sáng tạo và cải tiến toàn cầu của chính phủ Malaysia từ tháng 8/2016. Cùng trong khoảng thời gian này, quỹ hưu trí Kumpulan Wang Persaraan của Malaysia đầu tư 30 triệu USD vào Uber, theo nguồn tin thân cận với thương vụ này.
Chưa đầy một năm sau, chính phủ Malaysia thông qua luật hoạt động gọi xe trên toàn quốc, có lợi cho Uber và các ứng dụng gọi xe khác. Các luật sư đang xác định xem các vụ việc này có phải là hình thức “có qua, có lại” hay không.
Emil Michael và Eric Alexander, hai cựu điều hành kinh doanh tại Uber, đóng vai trò chủ chốt trong việc đàm phán các thương vụ trên, nguồn tin cho biết. Công ty luật cũng đặt câu hỏi về việc làm sao Alexander có thể có được hồ sơ bệnh án của một khách hàng Uber bị cưỡng hiếp - hồ sơ ông luôn mang theo người trong vài tháng hồi năm 2015.
Cáo buộc hối lộ tại Trung Quốc và Hàn Quốc của Uber cũng đang được điều tra nhưng chi tiết không được tiết lộ.
Đại diện Uber cho biết đang hợp tác với cơ quan điều tra nhưng từ chối bình luận thêm. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Wyn Hornbuckle cũng không bình luận về việc này.
Cuộc điều tra này là một trong số ít nhất 3 điều tra cấp liên bang của startup giá trị nhất thế giới. Hai điều tra còn lại liên quan tới một phần mềm do Uber phát triển để thu thập dữ liệu về đối thủ và đánh lừa giới chức. Đồng thời, công ty mẹ của Google, Alphabet Inc. cũng đang kiện Uber với cáo buộc ăn cắp bí mật công nghệ liên quan tới xe tự lái.
Loạt rắc rối này là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự ra đi của nhiều lãnh đạo cấp cao của Uber, gồm cả nhà sáng lập, CEO Travis Kalanick. Các cổ đông buộc tội Kalanick quản lý kém khiến công ty lâm vào nhiều bê bối pháp lý. Hiện tại, Michael Brown, đại diện Uber tại châu Á, cũng tuyên bố dự định rời công ty.
Tháng trước, Uber bổ nhiệm CEO mới, Dara Khosrowshahi với hi vọng giúp thay đổi văn hóa và đưa công ty thoát khỏi loạt bê bối. Tuy nhiên, dường như khó khăn vẫn tiếp tục ập đến trong lúc tân CEO của startup này tìm cách vực dậy công ty.
Hiện tại, Uber đang làm việc với hãng luật O’Melveny & Myers LLP để kiểm tra biên bản ghi lại các thanh toán ở nước ngoài và phỏng vấn các nhân viên liên quan.
Các luật sư của O’Melveny & Myers LLP đang tập trung vào các hoạt động đáng nghi của Uber tại ít nhất 5 nước châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Hàn Quốc.
Theo đó, ứng dụng gọi xe này đang phải rà soát lại hoạt động ở châu Á và báo cáo với cơ quan chức năng của Mỹ về những khoản tiền do nhân viên Uber tại Indonesia chi trả cho cảnh sát, nguồn tin thân cận với sự việc cho biết.
Theo nguồn tin trên, cuối năm ngoái, Uber đã “làm luật” với cảnh sát Indonesia để hỗ trợ cho các lái xe tại đây. Một nhân viên Uber đã chi nhiều khoản tiền nhỏ cho cảnh sát để tiếp tục hoạt động ở những khu vực được cho là nằm ngoài phạm vi kinh doanh của công ty. Các khoản tiền này được ghi lại trong báo cáo chi phí của nhân viên trên dưới tên gọi “chi trả cho quan chức địa phương”.
Uber đã sa thải nhân viên trên, còn Alan Jiang, người đứng đầu chi nhánh Uber Indonesia, người đã phê duyệt khoản chi trả trên, đã xin nghỉ phép và cũng rời công ty từ đó. Hiện Jiang từ chối bình luận về vụ việc.
Khi phát hiện ra vụ việc vào cuối năm ngoái, ít nhất một nhân viên cấp cao trong đội pháp chế của Uber ban đầu quyết định không báo cáo vụ việc lên cơ quan chức năng của Mỹ. Sau khi giới chức Mỹ tìm đến vì nghi ngờ vi phạm Luật chống tham nhũng ở nước ngoài, Uber mới thông báo về vụ việc xảy ra ở Indonesia. Công ty này có thể đã nhận được khoan hồng nếu tự nguyện báo cáo thông tin trên.
Công ty luật cũng đang kiểm tra khoản từ thiện lên tới hàng chục nghìn USD của Uber cho Trung tâm sáng tạo và cải tiến toàn cầu của chính phủ Malaysia từ tháng 8/2016. Cùng trong khoảng thời gian này, quỹ hưu trí Kumpulan Wang Persaraan của Malaysia đầu tư 30 triệu USD vào Uber, theo nguồn tin thân cận với thương vụ này.
Chưa đầy một năm sau, chính phủ Malaysia thông qua luật hoạt động gọi xe trên toàn quốc, có lợi cho Uber và các ứng dụng gọi xe khác. Các luật sư đang xác định xem các vụ việc này có phải là hình thức “có qua, có lại” hay không.
Emil Michael và Eric Alexander, hai cựu điều hành kinh doanh tại Uber, đóng vai trò chủ chốt trong việc đàm phán các thương vụ trên, nguồn tin cho biết. Công ty luật cũng đặt câu hỏi về việc làm sao Alexander có thể có được hồ sơ bệnh án của một khách hàng Uber bị cưỡng hiếp - hồ sơ ông luôn mang theo người trong vài tháng hồi năm 2015.
Cáo buộc hối lộ tại Trung Quốc và Hàn Quốc của Uber cũng đang được điều tra nhưng chi tiết không được tiết lộ.
Đại diện Uber cho biết đang hợp tác với cơ quan điều tra nhưng từ chối bình luận thêm. Người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ Wyn Hornbuckle cũng không bình luận về việc này.
Cuộc điều tra này là một trong số ít nhất 3 điều tra cấp liên bang của startup giá trị nhất thế giới. Hai điều tra còn lại liên quan tới một phần mềm do Uber phát triển để thu thập dữ liệu về đối thủ và đánh lừa giới chức. Đồng thời, công ty mẹ của Google, Alphabet Inc. cũng đang kiện Uber với cáo buộc ăn cắp bí mật công nghệ liên quan tới xe tự lái.
Loạt rắc rối này là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự ra đi của nhiều lãnh đạo cấp cao của Uber, gồm cả nhà sáng lập, CEO Travis Kalanick. Các cổ đông buộc tội Kalanick quản lý kém khiến công ty lâm vào nhiều bê bối pháp lý. Hiện tại, Michael Brown, đại diện Uber tại châu Á, cũng tuyên bố dự định rời công ty.
Tháng trước, Uber bổ nhiệm CEO mới, Dara Khosrowshahi với hi vọng giúp thay đổi văn hóa và đưa công ty thoát khỏi loạt bê bối. Tuy nhiên, dường như khó khăn vẫn tiếp tục ập đến trong lúc tân CEO của startup này tìm cách vực dậy công ty.