Chứng khoán chờ khẳng định dòng tiền “thật”
Sau chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước, thị trường chứng khoán chờ sự khẳng định nguồn tiền “thật” vào sàn với không ít lo lắng
Sau chỉ đạo mới của Ngân hàng Nhà nước, thị trường chứng khoán chờ sự khẳng định nguồn tiền “thật” vào sàn với không ít lo lắng.
Ngày 12/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 8883/NHNN-CSTT, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác) và các hoạt động có liên quan đến sản xuất – kinh doanh.
Các trường hợp cho vay lãi suất thỏa thuận chưa đúng quy định thì phải khắc phục, xử lý dứt điểm trước ngày 31/3/2010.
Nên hiểu sao cho đúng?
Ngay sau thông tin trên được công bố, nhiều nhà đầu tư đã có thông tin phản hồi về VnEconomy với những nhận định trái chiều; trong đó có những cách hiểu khác nhau về chính sách này.
Điểm mà nhà đầu tư quan tâm là thời gian qua các ngân hàng thương mại đã thực hiện hoạt động cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán như thế nào.
Trước hết, có thể thấy từ đầu năm đến nay dư nợ loại này đã tăng khá mạnh. Theo số liệu từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho vay đầu tư chứng khoán cuối năm 2008 là 6.880 tỷ đồng, đến cuối tháng 9/2009 là 11.982 tỷ đồng. Con số này hiện còn rất nhỏ so với con số tuyệt đối mà các ngân hàng có thể giải ngân về nguyên tắc, theo hạn mức tối đa 20% vốn điều lệ; đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên khá cao.
Thứ hai, điểm chung mà nhiều nhà đầu tư đặt ra là cần xác định rõ cho vay đầu tư chứng khoán không thuộc lĩnh vực tiêu dùng. Theo đó, việc Ngân hàng Nhà nước có văn bản nhắc nhở trên là không mới. Giả thiết đặt ra là trong thời gian qua có những ngân hàng vẫn giải ngân loại hình cho vay này theo lãi suất thỏa thuận, vượt trên 10,5%/năm (mức tối đa theo quy định 150% lãi suất cơ bản 7%/năm). Và mức lãi suất cho vay cao tạo lợi nhuận hấp dẫn hơn cho vay thông thường, là động lực để giải ngân.
Tuy nhiên, nhìn lại, ngày 23/1/2009, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01/2009/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; ngay sau đó, ngày 27/2/2009, cơ quan này có văn bản hướng dẫn việc thực hiện.
Điểm cần lưu ý là trong văn bản hướng dẫn ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước có kèm theo yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo mức lãi suất cho vay thỏa thuận và số dư nợ cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Hàng tháng các ngân hàng cũng phải lập báo cáo và gửi về. Như vậy, nếu có phát sinh những trường hợp cho vay đầu tư chứng khoán theo lãi suất thỏa thuận do các ngân hàng “hiểu nhầm” đối tượng, Ngân hàng Nhà nước có thể nhận thấy qua các báo cáo hàng tháng và có điều chỉnh kịp thời, không phải tới sau 8 tháng thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận mới “lên tiếng”.
Một giả thiết khác mà nhà đầu tư đặt ra là trong thời gian qua có phát sinh những trường hợp “nhầm đối tượng” trên thực tế. Theo đó Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấn chỉnh và cho hạn 31/3/2010 để xử lý.
Không hẳn là tin xấu?
Chiếm đa số trong thông tin phản hồi của nhà đầu tư gửi về VnEconomy là sự lo ngại nguồn tín dụng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ sụt giảm theo yêu cầu mới của Ngân hàng Nhà nước. Phân tích chung được đưa ra là khi không theo lãi suất thỏa thuận, mức tối đa 10,5%/năm không còn hấp dẫn hơn so với các khoản cho vay thông thường và các ngân hàng sẽ không mấy mặn mà.
Nhưng một số ý kiến lại đề cập đến một dòng chảy khác, cũng từ lãi suất thỏa thuận theo vay vốn tiêu dùng và sử dụng sai mục đích. Câu hỏi mà bạn đọc Lê Huy (lehuy2176@...) đặt ra là “việc kiểm soát một phần nguồn vốn đó như thế nào, bởi vẫn theo lãi suất thỏa thuận, vay tiêu dùng nhưng có ngân hàng gần đây công bố cơ chế không cần chứng minh mục đích sử dụng?”.
Một số quan điểm khác cho rằng, nếu trên thực tế có nguồn vốn cho vay theo lãi suất thỏa thuận, hạn 31/3/2010 có một độ trễ để giãn tác động của quá trình xử lý của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, cho vay loại này chủ yếu là các kỳ hạn ngắn khoảng 3 tháng (một số trường hợp có thể lên 12 tháng đối với các loại cầm cố bằng trái phiếu) cũng phù hợp với hạn định đó, trong khi khả năng quay vòng của dòng tiền trên thị trường chứng khoán diễn ra rất nhanh...
Một số nhà đầu tư lại nhìn nhận yêu cầu trên của Ngân hàng Nhà nước ở góc độ tích cực: nếu chính sách trên thu hẹp nguồn vốn vay mượn đổ vào chứng khoán thì yếu tố “ảo” của dòng tiền sẽ hạn chế, dòng tiền “thật” được khẳng định rõ hơn.
Trong phản hồi về VnEconomy, nhà đầu tư T.H (hoank97@...) viết: “Theo tôi việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính không hẳn là tin xấu cho thị trường chứng khoán mà ngược lại tốt cho tương lai. Bởi vì những dòng tiền vay như vậy thường là những dòng tiền đầu cơ, dễ dẫn đến bong bóng… Nếu thị trường lọc bỏ hết việc sử dụng đòn bẩy, những dòng vốn ảo và sự công bằng cho mọi nhà đầu tư thì tôi nghĩ thị trường chứng khoán sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn”.
Về ngắn hạn, một số phân tích của bạn đọc cho rằng, trước mắt, nếu không có yêu cầu trên của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cũng sẽ hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán do khó khăn về nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng đã lên mức cao (10 tháng đã 33,29%).
Ngược lại, về dài hạn, nếu chính sách không thay đổi và nguồn vốn của các ngân hàng dồi dào, theo nhà đầu tư N.T (ngthuy196@...), việc vay vốn để đầu tư chứng khoán với lãi suất tối đa 10,5%/năm (thấp hơn so với lãi vay vốn tiêu dùng theo thỏa thuận) lại là điều kiện tốt cho nhà đầu tư, nhất là khi dư địa cho vay loại này hiện vẫn còn rất lớn.
Ngày 12/11, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 8883/NHNN-CSTT, trong đó yêu cầu các tổ chức tín dụng không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính (vàng, ngoại tệ, chứng khoán và các tài sản tài chính khác) và các hoạt động có liên quan đến sản xuất – kinh doanh.
Các trường hợp cho vay lãi suất thỏa thuận chưa đúng quy định thì phải khắc phục, xử lý dứt điểm trước ngày 31/3/2010.
Nên hiểu sao cho đúng?
Ngay sau thông tin trên được công bố, nhiều nhà đầu tư đã có thông tin phản hồi về VnEconomy với những nhận định trái chiều; trong đó có những cách hiểu khác nhau về chính sách này.
Điểm mà nhà đầu tư quan tâm là thời gian qua các ngân hàng thương mại đã thực hiện hoạt động cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán như thế nào.
Trước hết, có thể thấy từ đầu năm đến nay dư nợ loại này đã tăng khá mạnh. Theo số liệu từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, cho vay đầu tư chứng khoán cuối năm 2008 là 6.880 tỷ đồng, đến cuối tháng 9/2009 là 11.982 tỷ đồng. Con số này hiện còn rất nhỏ so với con số tuyệt đối mà các ngân hàng có thể giải ngân về nguyên tắc, theo hạn mức tối đa 20% vốn điều lệ; đáng chú ý là từ đầu năm đến nay, nhiều ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên khá cao.
Thứ hai, điểm chung mà nhiều nhà đầu tư đặt ra là cần xác định rõ cho vay đầu tư chứng khoán không thuộc lĩnh vực tiêu dùng. Theo đó, việc Ngân hàng Nhà nước có văn bản nhắc nhở trên là không mới. Giả thiết đặt ra là trong thời gian qua có những ngân hàng vẫn giải ngân loại hình cho vay này theo lãi suất thỏa thuận, vượt trên 10,5%/năm (mức tối đa theo quy định 150% lãi suất cơ bản 7%/năm). Và mức lãi suất cho vay cao tạo lợi nhuận hấp dẫn hơn cho vay thông thường, là động lực để giải ngân.
Tuy nhiên, nhìn lại, ngày 23/1/2009, Ngân hàng Nhà nước có Thông tư số 01/2009/TT-NHNN cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với cho vay vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng; ngay sau đó, ngày 27/2/2009, cơ quan này có văn bản hướng dẫn việc thực hiện.
Điểm cần lưu ý là trong văn bản hướng dẫn ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước có kèm theo yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo mức lãi suất cho vay thỏa thuận và số dư nợ cho vay đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Hàng tháng các ngân hàng cũng phải lập báo cáo và gửi về. Như vậy, nếu có phát sinh những trường hợp cho vay đầu tư chứng khoán theo lãi suất thỏa thuận do các ngân hàng “hiểu nhầm” đối tượng, Ngân hàng Nhà nước có thể nhận thấy qua các báo cáo hàng tháng và có điều chỉnh kịp thời, không phải tới sau 8 tháng thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận mới “lên tiếng”.
Một giả thiết khác mà nhà đầu tư đặt ra là trong thời gian qua có phát sinh những trường hợp “nhầm đối tượng” trên thực tế. Theo đó Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấn chỉnh và cho hạn 31/3/2010 để xử lý.
Không hẳn là tin xấu?
Chiếm đa số trong thông tin phản hồi của nhà đầu tư gửi về VnEconomy là sự lo ngại nguồn tín dụng hỗ trợ cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới sẽ sụt giảm theo yêu cầu mới của Ngân hàng Nhà nước. Phân tích chung được đưa ra là khi không theo lãi suất thỏa thuận, mức tối đa 10,5%/năm không còn hấp dẫn hơn so với các khoản cho vay thông thường và các ngân hàng sẽ không mấy mặn mà.
Nhưng một số ý kiến lại đề cập đến một dòng chảy khác, cũng từ lãi suất thỏa thuận theo vay vốn tiêu dùng và sử dụng sai mục đích. Câu hỏi mà bạn đọc Lê Huy (lehuy2176@...) đặt ra là “việc kiểm soát một phần nguồn vốn đó như thế nào, bởi vẫn theo lãi suất thỏa thuận, vay tiêu dùng nhưng có ngân hàng gần đây công bố cơ chế không cần chứng minh mục đích sử dụng?”.
Một số quan điểm khác cho rằng, nếu trên thực tế có nguồn vốn cho vay theo lãi suất thỏa thuận, hạn 31/3/2010 có một độ trễ để giãn tác động của quá trình xử lý của các ngân hàng thương mại. Mặt khác, cho vay loại này chủ yếu là các kỳ hạn ngắn khoảng 3 tháng (một số trường hợp có thể lên 12 tháng đối với các loại cầm cố bằng trái phiếu) cũng phù hợp với hạn định đó, trong khi khả năng quay vòng của dòng tiền trên thị trường chứng khoán diễn ra rất nhanh...
Một số nhà đầu tư lại nhìn nhận yêu cầu trên của Ngân hàng Nhà nước ở góc độ tích cực: nếu chính sách trên thu hẹp nguồn vốn vay mượn đổ vào chứng khoán thì yếu tố “ảo” của dòng tiền sẽ hạn chế, dòng tiền “thật” được khẳng định rõ hơn.
Trong phản hồi về VnEconomy, nhà đầu tư T.H (hoank97@...) viết: “Theo tôi việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng không được thực hiện lãi suất thỏa thuận đối với các khoản cho vay để đầu tư bất động sản, tài sản tài chính không hẳn là tin xấu cho thị trường chứng khoán mà ngược lại tốt cho tương lai. Bởi vì những dòng tiền vay như vậy thường là những dòng tiền đầu cơ, dễ dẫn đến bong bóng… Nếu thị trường lọc bỏ hết việc sử dụng đòn bẩy, những dòng vốn ảo và sự công bằng cho mọi nhà đầu tư thì tôi nghĩ thị trường chứng khoán sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn”.
Về ngắn hạn, một số phân tích của bạn đọc cho rằng, trước mắt, nếu không có yêu cầu trên của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng cũng sẽ hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán do khó khăn về nguồn vốn và tăng trưởng tín dụng đã lên mức cao (10 tháng đã 33,29%).
Ngược lại, về dài hạn, nếu chính sách không thay đổi và nguồn vốn của các ngân hàng dồi dào, theo nhà đầu tư N.T (ngthuy196@...), việc vay vốn để đầu tư chứng khoán với lãi suất tối đa 10,5%/năm (thấp hơn so với lãi vay vốn tiêu dùng theo thỏa thuận) lại là điều kiện tốt cho nhà đầu tư, nhất là khi dư địa cho vay loại này hiện vẫn còn rất lớn.