Chứng khoán ngày 28/10: “Quái lạ” giao dịch thỏa thuận
Hàng loạt giao dịch thỏa thuận hôm nay được thực hiện ở giá trần trong khi cổ phiếu khuyến mại giá rẻ đầy rẫy trên sàn

Nhịp độ giao dịch khớp lệnh buồn ngủ tái diễn trong phiên hôm nay cho thấy sự hứng thú mới nhen nhóm của thị trường đã lại nguội lạnh. Tuy nhiên giao dịch thỏa thuận dường như lại phát đi tín hiệu của một diễn biến bất thường.
Giao dịch ỳ ạch, thanh khoản lèo tèo là cảm nhận chung của bất cứ nhà đầu tư theo dõi bảng điện hôm nay. Tuy nhiên, hoạt động sang tay thỏa thuận lại gây bất ngờ lớn. Trong số 89 lệnh thỏa thuận thành công tại HOSE thì có tới 59 lệnh giao dịch tại giá trần. Tại HNX tình trạng tương tự cũng diễn ra.
Điểm quái lạ với các giao dịch này là khối lượng không lớn, giá lại kịch trần trong khi giá khớp trên sàn “ngon” hơn nhiều đối với người mua. Thị trường chung lại không có tín hiệu nào cho thấy “nóng” đến mức phải mua thỏa thuận giá trần. Đã có một thời giao dịch thỏa thuận được sử dụng như chỉ báo tương lai cho xu hướng khi nhà đầu tư chấp nhận mua giá của vài phiên trần kế tiếp. Tuy nhiên, đó là trong bối cảnh thị trường tốt.
Khối lượng thỏa thuận mua trần với đã số mã đều khá nhỏ (trên dưới 30.000 đơn vị). Một số giao dịch khối lượng lớn giá lại bất lợi cho người bán. Rất có thể đây mới là giao dịch thật. Chẳng hạn HAG khớp trên sàn quanh tham chiếu trong khi thỏa thuận 2 lệnh giá sàn với khối lượng 99.000 đơn vị. EIB cũng được thỏa thuận giá sàn (kém hơn tới 900 đồng/cổ phiếu so với khớp lệnh) nhưng khối lượng tới trên 100.000 đơn vị.
Xét từ yếu tố tâm lý, người mua luôn muốn mua rẻ và người bán muốn bán cao. Với nhu cầu mua ít như lượng thỏa thuận hôm nay, người mua có thể dễ dàng thực hiện trên sàn. Rất có thể việc thỏa thuận này chỉ là một thủ thuật đảo tài khoản để đỡ bị “cháy” (margin call) do sử dụng đòn bẩy. Đa số nhà đầu tư hiện chia tiền ra nhiều hơn một tài khoản. Nếu cầm cố để sử dụng đòn bẩy ở một tài khoản mà giá giảm quá nhiều, chủ tài khoản phải đóng thêm tiền để đảm bảo tỉ lệ cầm cố. Nhà đầu tư cũng có thể bổ sung tiền mặt hoặc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác để đỡ nhau.
Tuy nhiên cách được sử dụng nhiều thời gian qua là thực hiện thỏa thuận tay phải sang tay trái giữa hai tài khoản để “cứu” lẫn nhau. Chiêu này không lạ lắm và cũng khá cũ nhưng gần đây có vẻ lại được sử dụng lại.
Trở lại với các diễn biến chính của giao dịch trên sàn, cung cầu cân bằng trong phần lớn thời gian nhưng cũng tạo nên sự phân hóa khá rõ nét. Không có nhiều diễn biến đặc biệt ở nhóm cổ phiếu lớn. Biên độ dao động giá tính chung cho nhóm 40 mã vốn hóa lớn nhất tại HOSE đạt khoảng 1,82%, thấp nhất trong 10 phiên.
Cổ phiếu lớn dao động thấp góp phần ổn định VN-Index trong suốt phiên khớp lệnh liên tục. Một số giao dịch tại BVH và MSN tác động đến chỉ số nhưng nhìn chung không quá lớn khi đa số blue-chip còn lại biến động cân bằng.
BVH có lúc giảm tới 1.000 đồng/cổ phiếu và MSN kịch trần vào những thời điểm đối nghịch ngẫu nhiên. BVH chạm xuống mức 63.000 đồng/cổ phiếu tương đồng với thời điểm MSN được khớp lên giá trần và sát trần. Đây cũng là một trong những động lực chính kéo VN-Index trong phiên đóng cửa. Không có sự đột biến nào như những phiên trước tại đợt đóng cửa nhưng DPM, FPT, MSN, STB vẫn giữ được mức giá tại thời điểm kết thúc đợt hai. Index tăng nhẹ thêm chỉ 0,01 điểm.
Nhóm cổ phiếu nhỏ tăng giảm đan xen và không còn giữ được động lực của hôm qua. Trên cả HOSE lẫn HNX, penny tỏ ra đuối sức khi số mã tăng trần tiếp tục giảm mạnh. Những mã được bắt đáy mạnh hai phiên trước xuất hiện cung lớn và giảm trở lại. HTV tại HOSE giảm 0,6%; LTC tại HNX giảm 3,7% và AAA giảm 4,8%.
Về tổng thể xu hướng thị trường hôm nay không rõ rệt. Cả bên mua và bên bán đều cẩn trọng hơn sau khi áp lực cung tại các mức giá cao được kiểm nghiệm. Các dao động của chỉ số xuất phát từ hoạt động giao dịch yếu.
Mức thấp nhất của VN-Index xác lập trong phiên từ sớm ngay sau khi mở cửa. Một lần nữa bên bán cho thấy không có sự lo lắng thái quá. Lực bán cực thấp bất chấp tín hiệu xấu về kỹ thuật của phiên trước. Chưa tới 20 tỷ đồng được thoát ra trong những phút đầu tiên. Tình trạng giao dịch chậm chạp kéo dài gần như toàn bộ phiên dù có lúc chỉ số được đẩy lên trên 451 điểm.
Chuyển biến tâm lý tích cực có thể nhìn nhận từ góc độ người bán: Rõ ràng lực bán ra là yếu. Nếu như hôm qua người bán chủ động trong phần lớn thời gian và chấp nhận hạ giá mạnh thì hôm nay khối lượng chạy giá rẻ đã cạn đáng kể. Có lẽ một phần lý do nhu cầu chốt lời T+4 ở mức giá tốt đã qua đi. Với khối lượng về tài khoản hôm nay, mức lãi không còn bao nhiêu. Mặt khác, số giao dịch có lãi – nếu có – cũng chủ yếu quanh mức 440 điểm. Đây cũng là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh trong bối cảnh này. Chốt lãi ít trong khi rủi ro lỗ (vỡ mức 440 điểm) là thấp ủng hộ tâm lý nắm giữ.
Ở phía ngược lại, lực cầu cũng rất yếu. Một tỉ trọng rất lớn khối lượng mua hôm nay được chặn ở giá thấp khiến tỉ lệ dư mua cao hơn nhiều so với hôm qua. Tính chung cho cả phiên, tỉ trọng giao dịch khớp vào dư bán chiếm khoảng 51% khối lượng và 50% về giá trị. Gần 81% lượng khớp lệnh toàn thị trường được thực hiện trong khoảng dao động của Index từ 451,51 điểm đến 449,55 điểm.
Khối ngoại hôm nay mua vào khá mạnh tay. Cũng tương tự các phiên trước, gần như tất cả các blue-chip tăng giá đều có dấu ấn của dòng vốn này. DPM được mua ròng 544.710 đơn vị. Nếu tính riêng lượng mua vào, vốn ngoại chiếm gần 76% lượng thanh khoản mã này. DPM đóng cửa tăng 1.000 đồng/cổ phiếu. Tại FPT, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua vào chiếm trên 94% giao dịch, trong đó mua ròng 320.000 cổ phiếu. Một số mã khác cđược mua mạnh là OGC (193.210 cổ phiếu), SSI (127.410 cổ phiếu), HSG (103.200 cổ phiếu), CII (123.510 cổ phiếu)…
Tính chung tổng giá trị mua ròng của khối ngoại hôm nay đạt 88,1 tỷ đồng, cao nhất trong 7 phiên gần đây. Giá trị mua ròng tăng mạnh một phần nhờ hoạt động bán ra hạ nhiệt. Xấp xỉ 42 tỷ đồng giá trị bán, tương đương 968.910 đơn vị là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8 vừa qua.
Thanh khoản nói chung trên cả hai sàn đều yếu, tuy là tín hiệu lạc quan về cung giá rẻ ít nhưng cũng cho thấy người mua quay lại “thủ thế” và chán nản. Mua chủ yếu ở giá thấp là biểu hiện rõ nhất về sự quan ngại rủi ro còn hiện hữu.
Trên phương diện kỹ thuật, thị trường vẫn trong trạng thái dao động bình thường trong kênh giá 440 điểm - 470 điểm. Với phiên xả hàng giá cao hôm 26/10, một mức kháng cự ngắn hạn mới tạm coi là được xác lập và VN-Index không thoát ra khỏi dải dưới của Bollinger. Độ cứng của đáy 440 điểm nhiều khả năng sẽ được thử lại lần nữa trong bối cảnh đã hết thông tin hỗ trợ về vĩ mô.
Giao dịch ỳ ạch, thanh khoản lèo tèo là cảm nhận chung của bất cứ nhà đầu tư theo dõi bảng điện hôm nay. Tuy nhiên, hoạt động sang tay thỏa thuận lại gây bất ngờ lớn. Trong số 89 lệnh thỏa thuận thành công tại HOSE thì có tới 59 lệnh giao dịch tại giá trần. Tại HNX tình trạng tương tự cũng diễn ra.
Điểm quái lạ với các giao dịch này là khối lượng không lớn, giá lại kịch trần trong khi giá khớp trên sàn “ngon” hơn nhiều đối với người mua. Thị trường chung lại không có tín hiệu nào cho thấy “nóng” đến mức phải mua thỏa thuận giá trần. Đã có một thời giao dịch thỏa thuận được sử dụng như chỉ báo tương lai cho xu hướng khi nhà đầu tư chấp nhận mua giá của vài phiên trần kế tiếp. Tuy nhiên, đó là trong bối cảnh thị trường tốt.
Khối lượng thỏa thuận mua trần với đã số mã đều khá nhỏ (trên dưới 30.000 đơn vị). Một số giao dịch khối lượng lớn giá lại bất lợi cho người bán. Rất có thể đây mới là giao dịch thật. Chẳng hạn HAG khớp trên sàn quanh tham chiếu trong khi thỏa thuận 2 lệnh giá sàn với khối lượng 99.000 đơn vị. EIB cũng được thỏa thuận giá sàn (kém hơn tới 900 đồng/cổ phiếu so với khớp lệnh) nhưng khối lượng tới trên 100.000 đơn vị.
Xét từ yếu tố tâm lý, người mua luôn muốn mua rẻ và người bán muốn bán cao. Với nhu cầu mua ít như lượng thỏa thuận hôm nay, người mua có thể dễ dàng thực hiện trên sàn. Rất có thể việc thỏa thuận này chỉ là một thủ thuật đảo tài khoản để đỡ bị “cháy” (margin call) do sử dụng đòn bẩy. Đa số nhà đầu tư hiện chia tiền ra nhiều hơn một tài khoản. Nếu cầm cố để sử dụng đòn bẩy ở một tài khoản mà giá giảm quá nhiều, chủ tài khoản phải đóng thêm tiền để đảm bảo tỉ lệ cầm cố. Nhà đầu tư cũng có thể bổ sung tiền mặt hoặc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác để đỡ nhau.
Tuy nhiên cách được sử dụng nhiều thời gian qua là thực hiện thỏa thuận tay phải sang tay trái giữa hai tài khoản để “cứu” lẫn nhau. Chiêu này không lạ lắm và cũng khá cũ nhưng gần đây có vẻ lại được sử dụng lại.
Trở lại với các diễn biến chính của giao dịch trên sàn, cung cầu cân bằng trong phần lớn thời gian nhưng cũng tạo nên sự phân hóa khá rõ nét. Không có nhiều diễn biến đặc biệt ở nhóm cổ phiếu lớn. Biên độ dao động giá tính chung cho nhóm 40 mã vốn hóa lớn nhất tại HOSE đạt khoảng 1,82%, thấp nhất trong 10 phiên.
Cổ phiếu lớn dao động thấp góp phần ổn định VN-Index trong suốt phiên khớp lệnh liên tục. Một số giao dịch tại BVH và MSN tác động đến chỉ số nhưng nhìn chung không quá lớn khi đa số blue-chip còn lại biến động cân bằng.
BVH có lúc giảm tới 1.000 đồng/cổ phiếu và MSN kịch trần vào những thời điểm đối nghịch ngẫu nhiên. BVH chạm xuống mức 63.000 đồng/cổ phiếu tương đồng với thời điểm MSN được khớp lên giá trần và sát trần. Đây cũng là một trong những động lực chính kéo VN-Index trong phiên đóng cửa. Không có sự đột biến nào như những phiên trước tại đợt đóng cửa nhưng DPM, FPT, MSN, STB vẫn giữ được mức giá tại thời điểm kết thúc đợt hai. Index tăng nhẹ thêm chỉ 0,01 điểm.
Nhóm cổ phiếu nhỏ tăng giảm đan xen và không còn giữ được động lực của hôm qua. Trên cả HOSE lẫn HNX, penny tỏ ra đuối sức khi số mã tăng trần tiếp tục giảm mạnh. Những mã được bắt đáy mạnh hai phiên trước xuất hiện cung lớn và giảm trở lại. HTV tại HOSE giảm 0,6%; LTC tại HNX giảm 3,7% và AAA giảm 4,8%.
Về tổng thể xu hướng thị trường hôm nay không rõ rệt. Cả bên mua và bên bán đều cẩn trọng hơn sau khi áp lực cung tại các mức giá cao được kiểm nghiệm. Các dao động của chỉ số xuất phát từ hoạt động giao dịch yếu.
Mức thấp nhất của VN-Index xác lập trong phiên từ sớm ngay sau khi mở cửa. Một lần nữa bên bán cho thấy không có sự lo lắng thái quá. Lực bán cực thấp bất chấp tín hiệu xấu về kỹ thuật của phiên trước. Chưa tới 20 tỷ đồng được thoát ra trong những phút đầu tiên. Tình trạng giao dịch chậm chạp kéo dài gần như toàn bộ phiên dù có lúc chỉ số được đẩy lên trên 451 điểm.
Chuyển biến tâm lý tích cực có thể nhìn nhận từ góc độ người bán: Rõ ràng lực bán ra là yếu. Nếu như hôm qua người bán chủ động trong phần lớn thời gian và chấp nhận hạ giá mạnh thì hôm nay khối lượng chạy giá rẻ đã cạn đáng kể. Có lẽ một phần lý do nhu cầu chốt lời T+4 ở mức giá tốt đã qua đi. Với khối lượng về tài khoản hôm nay, mức lãi không còn bao nhiêu. Mặt khác, số giao dịch có lãi – nếu có – cũng chủ yếu quanh mức 440 điểm. Đây cũng là ngưỡng hỗ trợ khá mạnh trong bối cảnh này. Chốt lãi ít trong khi rủi ro lỗ (vỡ mức 440 điểm) là thấp ủng hộ tâm lý nắm giữ.
Ở phía ngược lại, lực cầu cũng rất yếu. Một tỉ trọng rất lớn khối lượng mua hôm nay được chặn ở giá thấp khiến tỉ lệ dư mua cao hơn nhiều so với hôm qua. Tính chung cho cả phiên, tỉ trọng giao dịch khớp vào dư bán chiếm khoảng 51% khối lượng và 50% về giá trị. Gần 81% lượng khớp lệnh toàn thị trường được thực hiện trong khoảng dao động của Index từ 451,51 điểm đến 449,55 điểm.
Khối ngoại hôm nay mua vào khá mạnh tay. Cũng tương tự các phiên trước, gần như tất cả các blue-chip tăng giá đều có dấu ấn của dòng vốn này. DPM được mua ròng 544.710 đơn vị. Nếu tính riêng lượng mua vào, vốn ngoại chiếm gần 76% lượng thanh khoản mã này. DPM đóng cửa tăng 1.000 đồng/cổ phiếu. Tại FPT, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua vào chiếm trên 94% giao dịch, trong đó mua ròng 320.000 cổ phiếu. Một số mã khác cđược mua mạnh là OGC (193.210 cổ phiếu), SSI (127.410 cổ phiếu), HSG (103.200 cổ phiếu), CII (123.510 cổ phiếu)…
Tính chung tổng giá trị mua ròng của khối ngoại hôm nay đạt 88,1 tỷ đồng, cao nhất trong 7 phiên gần đây. Giá trị mua ròng tăng mạnh một phần nhờ hoạt động bán ra hạ nhiệt. Xấp xỉ 42 tỷ đồng giá trị bán, tương đương 968.910 đơn vị là mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8 vừa qua.
Thanh khoản nói chung trên cả hai sàn đều yếu, tuy là tín hiệu lạc quan về cung giá rẻ ít nhưng cũng cho thấy người mua quay lại “thủ thế” và chán nản. Mua chủ yếu ở giá thấp là biểu hiện rõ nhất về sự quan ngại rủi ro còn hiện hữu.
Trên phương diện kỹ thuật, thị trường vẫn trong trạng thái dao động bình thường trong kênh giá 440 điểm - 470 điểm. Với phiên xả hàng giá cao hôm 26/10, một mức kháng cự ngắn hạn mới tạm coi là được xác lập và VN-Index không thoát ra khỏi dải dưới của Bollinger. Độ cứng của đáy 440 điểm nhiều khả năng sẽ được thử lại lần nữa trong bối cảnh đã hết thông tin hỗ trợ về vĩ mô.