Chứng khoán ngày 6/4: Dòng tiền đang sẵn sàng
Kiểm tra mức kháng cự 520 điểm không thành công, nhưng lượng vốn tăng cao cho thấy dòng tiền chờ đón cơ hội luôn sẵn sàng

Phiên kiểm tra mức kháng cự 520 điểm hôm nay có thể xem là không thành công, khi chỉ số giảm khá mạnh về cuối ngày so với đỉnh cao nhất. Nhưng lượng vốn đẩy vào tăng lên rất cao cho thấy dòng tiền chờ đón cơ hội luôn sẵn sàng.
Thông lệ của những phiên giao dịch đột biến về khối lượng thường tạo ấn tượng về một ngày phân phối. Rất có thể điều đó đã lặp lại trong ngày hôm nay khi khối lượng khớp lệnh tăng 56% và giá trị tăng 60%. Tổng lượng vốn chuyển nhượng cả hai sàn đạt trên 4.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong 3 tuần.
Tuy nhiên câu chuyện phân phối cần được nhìn trên một bình diện rộng hơn một phiên cá biệt. Nói đúng hơn là thị trường phải trải qua một quá trình. Nhìn lại 4 phiên gần đây, VN-Index mới đảo chiều đi lên được hơn 16 điểm, thậm chí còn chưa vượt khỏi xu thế điều chỉnh giảm từ đầu tháng 3 vừa qua.
Thông thường các phiên giao dịch đột biến về khối lượng sẽ là nguy hiểm nếu thị trường trải qua một chu kỳ tăng dài hơi. Điều này có thể kiêm chứng trong quá khứ.
Ngày hôm nay rõ ràng là một phiên mà áp lực bán gia tăng rất mạnh và có phần lấn át sức mua tại các mức giá cao. VN-Index tạo đỉnh cao nhất ở mức 520,31 điểm nhờ 1.092 tỷ đồng đánh lên trong 30 phút đầu phiên hai. Nỗ lực này là rất đáng kể nếu so sánh với tốc độ giao dịch của vài phiên trước. Việc tốc độ giao dịch tăng lên cũng đã phần nào thể hiện một sự chuyển biến về tâm lý.
Diễn biến còn lại của sàn HOSE nằm trong xu hướng chủ đạo là sụt giảm. Lực mua đẩy giá cao hơn đã không được tiếp nối trong khi bên bán tranh thủ ra hàng mạnh. VN-Index sụt giảm liên tục xuống khoảng 516 điểm và chững lại.
Nếu tính chi tiết, áp lực bán ra khi chỉ số sụt xuống mức này đã yếu đi đáng kể. VN-Index dao động hẹp từ 516 - 517 điểm với khoảng 280 tỷ đồng giá trị giao dịch. Tại khu vực này lực mua và bán đã tạm thời cân bằng.
Chỉ số sụt giảm mạnh trong đợt khớp lệnh đóng cửa, về mức 515,33 điểm, tăng nhẹ 0,54 điểm so với hôm qua. Tuy nhiên nếu tính theo biên độ dao động trong ngày thì tính chất của sự sụt giảm này gây lo ngại nhiều hơn.
Tính chất của phiên giao dịch hôm nay có lẽ là điều quan trọng hơn điểm số. khối lượng giao dịch tăng mạnh phiên này thể hiện áp lực chốt lời ngắn hạn của khối lượng bắt đáy, hay là một phiên tháo hàng mang dáng vẻ tạo đỉnh?
Với diễn biến của 3 tuần gần đây thì độ cao hiện tại có vẻ không phù hợp với hoạt động phân phối. VN-Index sụt giảm khá sâu nếu tính từ đỉnh ngày 15/3 và được hỗ trợ quanh mức 500 điểm. Dù vậy áp lực bán ra cũng rất đáng kể và khả năng thị trường sẽ kiểm tra lại nguồn cung một lần nữa.
Một hành động khác cũng đáng chú ý hôm nay là việc đảo hàng khá thuận lợi và các nhà lướt sóng trong phiên khó bỏ qua. Khối lượng khớp lệnh lớn đợt đóng cửa hôm nay mang dấu ấn khá rõ của việc mua lại hàng giảm giá vốn. Trên 10 triệu đơn vị là con số lớn nhất trong 4 phiên gần đây.
Khối ngoại hôm nay đẩy mạnh giao dịch, trong đó hoạt động mua vào tăng tới 56%, đạt mức cao nhất trong 12 phiên (4,4 triệu đơn vị). Giá trị mua ròng đạt 96,1 tỷ đồng, nếu tính cả giao dịch thỏa thuận là 144,36 tỷ đồng, tập trung mua VIC, HAG, HSG, PVT, CII, GMD, PPC, VCB…
Trên HNX, khối đầu tư nước ngoài cũng mua ròng mạnh với 17,63 tỷ đồng giá trị; trong đó lượng mua vào chủ yếu ở hai mã PVX với 372.000 đơn vị và PVI với 200.000 đơn vị.
Thông lệ của những phiên giao dịch đột biến về khối lượng thường tạo ấn tượng về một ngày phân phối. Rất có thể điều đó đã lặp lại trong ngày hôm nay khi khối lượng khớp lệnh tăng 56% và giá trị tăng 60%. Tổng lượng vốn chuyển nhượng cả hai sàn đạt trên 4.000 tỷ đồng, mức cao nhất trong 3 tuần.
Tuy nhiên câu chuyện phân phối cần được nhìn trên một bình diện rộng hơn một phiên cá biệt. Nói đúng hơn là thị trường phải trải qua một quá trình. Nhìn lại 4 phiên gần đây, VN-Index mới đảo chiều đi lên được hơn 16 điểm, thậm chí còn chưa vượt khỏi xu thế điều chỉnh giảm từ đầu tháng 3 vừa qua.
Thông thường các phiên giao dịch đột biến về khối lượng sẽ là nguy hiểm nếu thị trường trải qua một chu kỳ tăng dài hơi. Điều này có thể kiêm chứng trong quá khứ.
Ngày hôm nay rõ ràng là một phiên mà áp lực bán gia tăng rất mạnh và có phần lấn át sức mua tại các mức giá cao. VN-Index tạo đỉnh cao nhất ở mức 520,31 điểm nhờ 1.092 tỷ đồng đánh lên trong 30 phút đầu phiên hai. Nỗ lực này là rất đáng kể nếu so sánh với tốc độ giao dịch của vài phiên trước. Việc tốc độ giao dịch tăng lên cũng đã phần nào thể hiện một sự chuyển biến về tâm lý.
Diễn biến còn lại của sàn HOSE nằm trong xu hướng chủ đạo là sụt giảm. Lực mua đẩy giá cao hơn đã không được tiếp nối trong khi bên bán tranh thủ ra hàng mạnh. VN-Index sụt giảm liên tục xuống khoảng 516 điểm và chững lại.
Nếu tính chi tiết, áp lực bán ra khi chỉ số sụt xuống mức này đã yếu đi đáng kể. VN-Index dao động hẹp từ 516 - 517 điểm với khoảng 280 tỷ đồng giá trị giao dịch. Tại khu vực này lực mua và bán đã tạm thời cân bằng.
Chỉ số sụt giảm mạnh trong đợt khớp lệnh đóng cửa, về mức 515,33 điểm, tăng nhẹ 0,54 điểm so với hôm qua. Tuy nhiên nếu tính theo biên độ dao động trong ngày thì tính chất của sự sụt giảm này gây lo ngại nhiều hơn.
Tính chất của phiên giao dịch hôm nay có lẽ là điều quan trọng hơn điểm số. khối lượng giao dịch tăng mạnh phiên này thể hiện áp lực chốt lời ngắn hạn của khối lượng bắt đáy, hay là một phiên tháo hàng mang dáng vẻ tạo đỉnh?
Với diễn biến của 3 tuần gần đây thì độ cao hiện tại có vẻ không phù hợp với hoạt động phân phối. VN-Index sụt giảm khá sâu nếu tính từ đỉnh ngày 15/3 và được hỗ trợ quanh mức 500 điểm. Dù vậy áp lực bán ra cũng rất đáng kể và khả năng thị trường sẽ kiểm tra lại nguồn cung một lần nữa.
Một hành động khác cũng đáng chú ý hôm nay là việc đảo hàng khá thuận lợi và các nhà lướt sóng trong phiên khó bỏ qua. Khối lượng khớp lệnh lớn đợt đóng cửa hôm nay mang dấu ấn khá rõ của việc mua lại hàng giảm giá vốn. Trên 10 triệu đơn vị là con số lớn nhất trong 4 phiên gần đây.
Khối ngoại hôm nay đẩy mạnh giao dịch, trong đó hoạt động mua vào tăng tới 56%, đạt mức cao nhất trong 12 phiên (4,4 triệu đơn vị). Giá trị mua ròng đạt 96,1 tỷ đồng, nếu tính cả giao dịch thỏa thuận là 144,36 tỷ đồng, tập trung mua VIC, HAG, HSG, PVT, CII, GMD, PPC, VCB…
Trên HNX, khối đầu tư nước ngoài cũng mua ròng mạnh với 17,63 tỷ đồng giá trị; trong đó lượng mua vào chủ yếu ở hai mã PVX với 372.000 đơn vị và PVI với 200.000 đơn vị.