Chương trình mục tiêu quốc gia: Chính phủ lại bị “phê”
Chủ tịch Quốc hội yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các bộ chậm trễ hoàn thiện hồ sơ cho chương trình mục tiêu quốc gia
Ngay sau phần thảo luận về phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ, chiều 20/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012.
Mở đầu bản báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã “phê” Chính phủ chưa đảm bảo yêu cầu báo cáo theo đúng nghị quyết của Quốc hội.
Nghị quyết số 13/NQ-QH13 ngày 9/11/2011 của Quốc hội nêu rõ Chính phủ có trách nhiệm “rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể về các dự án thành phần thuộc từng Chương trình mục tiêu Quốc gia trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện”.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa vào chương trình phiên họp tháng 1/2012 để cho ý kiến về nội dung này, tuy nhiên Chính phủ đã đề nghị xin lùi thời gian do chưa kịp chuẩn bị báo cáo.
Nay, sau hơn 4 tháng từ khi có Nghị quyết số 13/NQ-QH13 ngày 9/11/2011 của Quốc hội, Chính phủ vẫn chưa hoàn tất việc rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của từng dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
“Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc Chính phủ chưa xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và các nguồn lực cụ thể cho từng dự án thành phần của từng chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, nhưng đã đề xuất phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu năm 2012 là thiếu cơ sở pháp lý, có thể gây lãng phí cho ngân sách nhà nước”, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển quan ngại.
Vấn đề tiếp theo khiến cơ quan thẩm tra băn khoăn chính là nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Trung ương chiếm tới 62% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Thì, việc chỉ đề nghị phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình năm 2012 trong khi chưa xác định được các nguồn lực khác sẽ ảnh hưởng lớn đến tính khả thi, tiến độ và hiệu quả của các chương trình này.
Tuy nhiên, với sự đồng thuận của 10/18 thành viên dự họp, rằng nếu phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các chương trình, kể cả các chương trình đã đủ điều kiện thực hiện, cơ quan thẩm tra cũng đã đề xuất phương án cụ thể.
Đó là đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép tạm thời phân bổ 80% vốn ngân sách Trung ương năm 2012 cho các chương trình mục tiêu quốc gia đã thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, Thủ tướng có quyết định phê duyệt. Tạm thời phân bổ 50% vốn ngân sách trung ương năm 2012 trên tổng mức dự kiến phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia chưa hoàn thiện hồ sơ .
Số vốn còn lại sẽ được tiếp tục xem xét phân bổ sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của từng chương trình giai đoạn 2011 - 2015, chậm nhất vào phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 5/2012.
Ý kiến của 8 thành viên dự họp còn lại cũng được ông Hiển báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012 do chưa đủ căn cứ để phân bổ. Đồng thời để giữ kỷ cương, yêu cầu Chính phủ làm rõ trách nhiệm của các bộ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia đã làm chậm tiến độ phê duyệt.
Bên cạnh nội dung nói trên, bản báo cáo thẩm tra 7 trang của Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn hơn một lần nữa chỉ ra những hạn chế, bất cập liên quan đến điều hành của Chính phủ với các chương trình mục tiêu quốc gia. Như chưa thực sự tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc đề nghị loại bỏ một số dự án thành phần chưa thực sự hiệu quả.
"Có ý kiến cho rằng, một số bộ có quá nhiều chương trình, dẫn đến quá tải, có thể không kiểm soát nổi; có hiện tượng thất thoát, lãng phí, kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia không đến được tới người dân", ông Hiển nói.
Đây cũng không phải lần đầu tiên các lo ngại này được bộc lộ. Ngay khi Chính phủ đề xuất danh mục 15 chương trình giai đoạn 2011 – 2015, nhiều ý kiến thảo luận tại hội trường Quốc hội đã bày tỏ quan ngại về sự phân tán nguồn lực tài chính, trong đó có nguyên nhân từ việc có quá nhiều chương trình đặt mục tiêu lớn song hiệu quả chưa cao.
Thậm chí, đã có vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 chỉ ra rằng, "chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh lợi ích nhóm, lĩnh vực, bộ ngành nào cũng muốn có một cái" và đề nghị phải kiên quyết dừng bổ sung mới.
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc chậm trễ như cơ quan thẩm tra đã phân tích và cần hoàn thành trong vài tháng tới chứ không thể để đến tháng 10 như ý kiến của Chính phủ.
Không thể nói là phức tạp lắm, khó lắm mà cần kiểm điểm rõ trách nhiệm mới sửa được. Chậm nhất là kỳ họp tháng 5 phải trình báo cáo rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể về các dự án thành phần thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tạm thời phân bổ theo đề xuất của Chính phủ với các chương trình đã hoàn thiện hồ sơ, còn các chương trình khác gia hạn hoàn thành sau hai tháng nữa, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân gói lại phiên thảo luận.
Mở đầu bản báo cáo thẩm tra, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã “phê” Chính phủ chưa đảm bảo yêu cầu báo cáo theo đúng nghị quyết của Quốc hội.
Nghị quyết số 13/NQ-QH13 ngày 9/11/2011 của Quốc hội nêu rõ Chính phủ có trách nhiệm “rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể về các dự án thành phần thuộc từng Chương trình mục tiêu Quốc gia trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi thực hiện”.
Và, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đưa vào chương trình phiên họp tháng 1/2012 để cho ý kiến về nội dung này, tuy nhiên Chính phủ đã đề nghị xin lùi thời gian do chưa kịp chuẩn bị báo cáo.
Nay, sau hơn 4 tháng từ khi có Nghị quyết số 13/NQ-QH13 ngày 9/11/2011 của Quốc hội, Chính phủ vẫn chưa hoàn tất việc rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của từng dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.
“Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc Chính phủ chưa xác định được mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và các nguồn lực cụ thể cho từng dự án thành phần của từng chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015, nhưng đã đề xuất phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu năm 2012 là thiếu cơ sở pháp lý, có thể gây lãng phí cho ngân sách nhà nước”, Chủ nhiệm Phùng Quốc Hiển quan ngại.
Vấn đề tiếp theo khiến cơ quan thẩm tra băn khoăn chính là nguồn vốn huy động ngoài ngân sách Trung ương chiếm tới 62% tổng nguồn vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Thì, việc chỉ đề nghị phân bổ vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các chương trình năm 2012 trong khi chưa xác định được các nguồn lực khác sẽ ảnh hưởng lớn đến tính khả thi, tiến độ và hiệu quả của các chương trình này.
Tuy nhiên, với sự đồng thuận của 10/18 thành viên dự họp, rằng nếu phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia quá chậm trễ sẽ làm ảnh hưởng đến tất cả các chương trình, kể cả các chương trình đã đủ điều kiện thực hiện, cơ quan thẩm tra cũng đã đề xuất phương án cụ thể.
Đó là đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép tạm thời phân bổ 80% vốn ngân sách Trung ương năm 2012 cho các chương trình mục tiêu quốc gia đã thực hiện rà soát, hoàn thiện hồ sơ và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, Thủ tướng có quyết định phê duyệt. Tạm thời phân bổ 50% vốn ngân sách trung ương năm 2012 trên tổng mức dự kiến phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia chưa hoàn thiện hồ sơ .
Số vốn còn lại sẽ được tiếp tục xem xét phân bổ sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể của từng chương trình giai đoạn 2011 - 2015, chậm nhất vào phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội vào tháng 5/2012.
Ý kiến của 8 thành viên dự họp còn lại cũng được ông Hiển báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa xem xét việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương cho các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2012 do chưa đủ căn cứ để phân bổ. Đồng thời để giữ kỷ cương, yêu cầu Chính phủ làm rõ trách nhiệm của các bộ quản lý chương trình mục tiêu quốc gia đã làm chậm tiến độ phê duyệt.
Bên cạnh nội dung nói trên, bản báo cáo thẩm tra 7 trang của Ủy ban Tài chính - Ngân sách còn hơn một lần nữa chỉ ra những hạn chế, bất cập liên quan đến điều hành của Chính phủ với các chương trình mục tiêu quốc gia. Như chưa thực sự tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong việc đề nghị loại bỏ một số dự án thành phần chưa thực sự hiệu quả.
"Có ý kiến cho rằng, một số bộ có quá nhiều chương trình, dẫn đến quá tải, có thể không kiểm soát nổi; có hiện tượng thất thoát, lãng phí, kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia không đến được tới người dân", ông Hiển nói.
Đây cũng không phải lần đầu tiên các lo ngại này được bộc lộ. Ngay khi Chính phủ đề xuất danh mục 15 chương trình giai đoạn 2011 – 2015, nhiều ý kiến thảo luận tại hội trường Quốc hội đã bày tỏ quan ngại về sự phân tán nguồn lực tài chính, trong đó có nguyên nhân từ việc có quá nhiều chương trình đặt mục tiêu lớn song hiệu quả chưa cao.
Thậm chí, đã có vị Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 12 chỉ ra rằng, "chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh lợi ích nhóm, lĩnh vực, bộ ngành nào cũng muốn có một cái" và đề nghị phải kiên quyết dừng bổ sung mới.
Tại phiên thảo luận, nhiều ý kiến cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm trong việc chậm trễ như cơ quan thẩm tra đã phân tích và cần hoàn thành trong vài tháng tới chứ không thể để đến tháng 10 như ý kiến của Chính phủ.
Không thể nói là phức tạp lắm, khó lắm mà cần kiểm điểm rõ trách nhiệm mới sửa được. Chậm nhất là kỳ họp tháng 5 phải trình báo cáo rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện và nguồn lực cụ thể về các dự án thành phần thuộc từng chương trình mục tiêu quốc gia để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý tạm thời phân bổ theo đề xuất của Chính phủ với các chương trình đã hoàn thiện hồ sơ, còn các chương trình khác gia hạn hoàn thành sau hai tháng nữa, Phó chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân gói lại phiên thảo luận.