Chuyển động bộ tứ LienVietPostBank, Him Lam, Sacombank, Sacomreal
Ông Nguyễn Đức Hưởng, tân Chủ tịch LienVietPostBank, có cuộc trao đổi với nhiều chi tiết đáng chú ý cùng VnEconomy
Liên tiếp nhiều sự kiện diễn ra những ngày gần đây trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam: công ty Him Lam thoái toàn bộ vốn tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), ngay sau đó, ông Dương Công Minh, Chủ tịch Him Lam và là người vừa từ nhiệm ở LienVietPostBank tiếp tục có tên trong danh sách ứng cử Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).
Trong đó, sự kiện Him Lam thoái vốn, bên nhận chuyển nhượng, mối quan hệ với những cổ đông mới tại LienVietPostBank, kể cả thông tin về khả năng có hợp tác giữa các bên theo chuỗi sự kiện, đang được thị trường chú ý.
Sau những thông tin bước đầu, ông Nguyễn Đức Hưởng, tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank - người từng có tên trong danh sách ứng cử vào Hội đồng Quản trị Sacombank nhưng sau đó đã rút khỏi danh sách này - có cuộc trao đổi với nhiều chi tiết đáng chú ý cùng VnEconomy.
“Tôi và Hội đồng Quản trị tiếp tục mua vào cổ phiếu LienVietPostBank”
Hiện có những thông tin lý giải chung trên thị trường, nhưng cụ thể hơn thì vì sao Him Lam thoái vốn khỏi LienVietPostBank và như vậy ngân hàng này có mất đi một trụ cột không? Ông có thể cho biết những đối tác mới nhận chuyển nhượng từ Him Lam và bắt đầu đồng hành với ngân hàng không?
Him Lam là cổ đông sáng lập, sinh ra LienVietPostBank. Him Lam và ông Dương Công Minh đã có công đưa ngân hàng từ số 0 trở thành một thương hiệu trên thị trường, có vị thế trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đúng là Him Lam là trụ cột quan trọng của LienVietPostBank. Nhưng cổ đông lớn này đã rời khỏi ngân hàng một cách trách nhiệm, vào thời điểm sức khỏe của LienVietPostBank đang sung sức nhất.
Lý do Him Lam thoái vốn cũng hết sức đơn giản. Vì Him Lam đã dìu dắt đứa con sinh ra trưởng thành. Him Lam là nhà đầu tư tầm cỡ, chắc chắn họ đã tìm được địa chỉ đầu tư có cơ hội lớn hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Còn những đối tác nhận chuyển nhượng 14,98% cổ phần từ Him Lam gồm: hai lãnh đạo và là thành viên Hội đồng Quản trị LienVietPostBank là ông Nguyễn Đình Thắng với 4,31%, ông Phạm Doãn Sơn 1,82%; còn lại là 3 chủ doanh nghiệp bên ngoài gồm ông Nghiêm Nhật Vũ, ông Tống Hoàng Phúc và ông Lê Văn Hải.
Các cá nhân và các chủ doanh nghiệp trên đều mong muốn và đã đồng hành tốt với LienVietPostBank.
Sau khi Him Lam thoái vốn thì hai cổ đông Nhà nước là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nắm 12,54% và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm 2,55%.
Những người liên quan của ông Dương Công Minh với tỷ lệ nắm giữ nhỏ cũng đang làm thủ tục thoái vốn.
Tôi và các thành viên Hội đồng Quản trị sẽ tiếp tục mua vào cổ phiếu LienVietPostBank để cá nhân tôi và những người liên quan sẽ nắm giữ trên 10% vốn điều lệ. Nếu có điều kiện thuận lợi thì tôi, những người liên quan và các thành viên Hội đồng Quản trị sẽ trở thành những cổ đông lớn nhất, vì LienVietPostBank là ngân hàng cổ phần tư nhân, cộng hưởng với cổ đông Nhà nước, đưa ngân hàng tiếp tục lớn mạnh.
Bên cạnh đó, quan điểm của tôi sẽ tạo điều kiện cho 100% cán bộ nhân viên, từ nhân viên hành chính lễ tân trở lên sẽ được nắm giữ cổ phiếu ngân hàng để họ có trách nhiệm lo cho “nồi cơm chung” của ngân hàng, ý thức trong mọi hành động công việc hàng ngày.
Nghe thông tin Him Lam thoái vốn, nhiều đối tác muốn mua lại số cổ phần đó, nhưng chúng tôi muốn thay đổi cơ cấu cổ đông trước khi lên sàn chứng khoán. Đó là các thành viên Hội đồng Quản trị, lãnh đạo cao cấp của ngân hàng sẽ là những cổ đông lớn.
Nhưng chúng tôi sẽ phát triển nhiều cổ đông nhỏ, vì càng nhiều cổ đông nhỏ càng có nhiều người giám sát hoạt động ngân hàng, càng có nhiều ý tưởng mới được vun đắp, và đỡ chi phí quảng bá thương hiệu, vì chính các cổ đông là lực lượng quảng bá hùng hậu nhất.
“Ông Minh, ông Thành kết hợp thì may mắn cho Sacombank”
Liên quan đến vai trò của Him Lam trong quá trình hoạt động gần chục năm qua, có một hướng dư luận cho rằng công ty - cổ đông này được LienVietPostBank ưu ái về vốn. Ông nói gì về dư luận này và tới đây quan hệ giữa LienVietPostBank với Him Lam sẽ như thế nào?
Nói đúng ra là thời gian qua Him Lam đã ưu ái nhiều cho LienVietPostBank, để ngân hàng có được ngày hôm nay vì đi lên từ con số 0, mới được 10 tuổi nhưng đã có sức khỏe của thanh niên 17 tuổi và có kinh nghiệm của người trên 50 tuổi.
Ở một sự kiện liên quan, danh sách ứng cử vào Hội đồng Quản trị Sacombank có tên ông Dương Công Minh. Ông Minh cũng là Chủ tịch Him Lam. Là người gần gũi với ông Minh, ông nhận thấy sự liên quan giữa Sacombank và Him Lam sẽ như thế nào?
Sacombank là một ngân hàng đang trong giai đoạn khó khăn phải tái cơ cấu. Nhưng Sacombank cũng chính là một ngân hàng tiềm năng.
Ứng viên Chủ tịch Sacombank, theo tôi thấy cần có đủ 5 điều kiện. Một là người đó muốn vào góp sức tái cơ cấu. Hai là có kinh nghiệm điều hành ngân hàng. Ba là có nghề kinh doanh xử lý bất động sản. Bốn là có tiền thật. Năm là có đủ điều kiện pháp lý, có uy tín, có tầm, có tâm trong xã hội, được các cơ quan chức năng ủng hộ để vực Sacombank phát triển.
Ông Dương Công Minh và Him Lam là ứng viên hiếm hoi hội tụ đầy đủ các điều kiện trên. Cá nhân tôi tin tưởng tuyệt đối vào ông Dương Công Minh và Him Lam.
Từng nghiên cứu kỹ và từng có ý định tham gia tái cơ cấu Sacombank, ông cũng từng nói, nếu ông Dương Công Minh và nguyên Chủ tịch Sacombank trước đây là ông Đặng Văn Thành bắt tay nhau, hợp tác thì quá trình tái cơ cấu ngân hàng này sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Ông có thể nói rõ hơn về điểm này?
Đúng vậy. Ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh tuy có những điểm khác nhau nhất định, nhưng với Sacombank, nếu hai ông kết hợp được với nhau thì chắc chắn ngân hàng này sẽ hồi phục và lớn mạnh nhanh chóng.
Vì một điều rất đơn giản, ông Đặng Văn Thành dù sao đã có công lớn tạo dựng Sacombank. Nếu ông Thành quay lại cùng ông Dương Công Minh, thì ông Thành là người thổi luồng sinh khí tiếp sức về tinh thần cho đại gia đình Sacombank.
Trong khi đó, ông Minh là con người của công việc, không vun vén cho cá nhân. Nếu hai ông mà kết hợp được với nhau là may mắn cho Sacombank.
Chỉ có một điều tôi thấy lăn tăn nho nhỏ. Hai ông là hai “hổ”, liệu cùng với nhau một chỗ thì có phát huy được chức năng của “chúa tể sơn lâm” không?
“Sacombank, LienVietPostBank sẽ là đối tác tốt”
Vây ở một hướng khác, như một số thông tin gần đây cũng đề cập khả năng Him Lam và Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) - một đầu mối mật thiết của ông Đặng Văn Thành - hợp tác cùng tham gia xử lý bất động sản thế chấp ở Sacombank, góp phần xử lý nợ xấu và thúc đẩy tái cơ cấu. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Quan hệ giữa ông Đặng Văn Thành, con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh và ông Dương Công Minh là quan hệ quen biết thân thiết như tôi đã nói ở trên.
Sacomreal cũng là một doanh nghiệp đang lớn mạnh. Nếu Him Lam, Sacombank và Sacomreal kết hợp được thì sẽ thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của Sacombank đến đích nhanh hơn.
Trong tương lai, liệu có khả năng có “cuộc hôn nhân” giữa LienVietPostBank với Sacombank không, thưa ông?
Đây cũng là dự đoán của nhiều người. Nhưng như tôi đã phân tích, cả LienVietPostBank và Sacombank chỉ mua những cái mình cần.
Với quan hệ thân thiết giữa cá nhân tôi và ông Dương Công Minh thì Sacombank và LienVietPostBank chắc chắn sẽ là những đối tác tốt, nhưng “hôn nhân” thì không, vì cả hai ngân hàng đã trưởng thành, không có nhu cầu phải bù đắp những cái thiếu của nhau.
Trong đó, sự kiện Him Lam thoái vốn, bên nhận chuyển nhượng, mối quan hệ với những cổ đông mới tại LienVietPostBank, kể cả thông tin về khả năng có hợp tác giữa các bên theo chuỗi sự kiện, đang được thị trường chú ý.
Sau những thông tin bước đầu, ông Nguyễn Đức Hưởng, tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị LienVietPostBank - người từng có tên trong danh sách ứng cử vào Hội đồng Quản trị Sacombank nhưng sau đó đã rút khỏi danh sách này - có cuộc trao đổi với nhiều chi tiết đáng chú ý cùng VnEconomy.
“Tôi và Hội đồng Quản trị tiếp tục mua vào cổ phiếu LienVietPostBank”
Hiện có những thông tin lý giải chung trên thị trường, nhưng cụ thể hơn thì vì sao Him Lam thoái vốn khỏi LienVietPostBank và như vậy ngân hàng này có mất đi một trụ cột không? Ông có thể cho biết những đối tác mới nhận chuyển nhượng từ Him Lam và bắt đầu đồng hành với ngân hàng không?
Him Lam là cổ đông sáng lập, sinh ra LienVietPostBank. Him Lam và ông Dương Công Minh đã có công đưa ngân hàng từ số 0 trở thành một thương hiệu trên thị trường, có vị thế trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đúng là Him Lam là trụ cột quan trọng của LienVietPostBank. Nhưng cổ đông lớn này đã rời khỏi ngân hàng một cách trách nhiệm, vào thời điểm sức khỏe của LienVietPostBank đang sung sức nhất.
Lý do Him Lam thoái vốn cũng hết sức đơn giản. Vì Him Lam đã dìu dắt đứa con sinh ra trưởng thành. Him Lam là nhà đầu tư tầm cỡ, chắc chắn họ đã tìm được địa chỉ đầu tư có cơ hội lớn hơn, đóng góp cho xã hội nhiều hơn.
Còn những đối tác nhận chuyển nhượng 14,98% cổ phần từ Him Lam gồm: hai lãnh đạo và là thành viên Hội đồng Quản trị LienVietPostBank là ông Nguyễn Đình Thắng với 4,31%, ông Phạm Doãn Sơn 1,82%; còn lại là 3 chủ doanh nghiệp bên ngoài gồm ông Nghiêm Nhật Vũ, ông Tống Hoàng Phúc và ông Lê Văn Hải.
Các cá nhân và các chủ doanh nghiệp trên đều mong muốn và đã đồng hành tốt với LienVietPostBank.
Sau khi Him Lam thoái vốn thì hai cổ đông Nhà nước là Tổng công ty Bưu chính Việt Nam nắm 12,54% và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nắm 2,55%.
Những người liên quan của ông Dương Công Minh với tỷ lệ nắm giữ nhỏ cũng đang làm thủ tục thoái vốn.
Tôi và các thành viên Hội đồng Quản trị sẽ tiếp tục mua vào cổ phiếu LienVietPostBank để cá nhân tôi và những người liên quan sẽ nắm giữ trên 10% vốn điều lệ. Nếu có điều kiện thuận lợi thì tôi, những người liên quan và các thành viên Hội đồng Quản trị sẽ trở thành những cổ đông lớn nhất, vì LienVietPostBank là ngân hàng cổ phần tư nhân, cộng hưởng với cổ đông Nhà nước, đưa ngân hàng tiếp tục lớn mạnh.
Bên cạnh đó, quan điểm của tôi sẽ tạo điều kiện cho 100% cán bộ nhân viên, từ nhân viên hành chính lễ tân trở lên sẽ được nắm giữ cổ phiếu ngân hàng để họ có trách nhiệm lo cho “nồi cơm chung” của ngân hàng, ý thức trong mọi hành động công việc hàng ngày.
Nghe thông tin Him Lam thoái vốn, nhiều đối tác muốn mua lại số cổ phần đó, nhưng chúng tôi muốn thay đổi cơ cấu cổ đông trước khi lên sàn chứng khoán. Đó là các thành viên Hội đồng Quản trị, lãnh đạo cao cấp của ngân hàng sẽ là những cổ đông lớn.
Nhưng chúng tôi sẽ phát triển nhiều cổ đông nhỏ, vì càng nhiều cổ đông nhỏ càng có nhiều người giám sát hoạt động ngân hàng, càng có nhiều ý tưởng mới được vun đắp, và đỡ chi phí quảng bá thương hiệu, vì chính các cổ đông là lực lượng quảng bá hùng hậu nhất.
“Ông Minh, ông Thành kết hợp thì may mắn cho Sacombank”
Liên quan đến vai trò của Him Lam trong quá trình hoạt động gần chục năm qua, có một hướng dư luận cho rằng công ty - cổ đông này được LienVietPostBank ưu ái về vốn. Ông nói gì về dư luận này và tới đây quan hệ giữa LienVietPostBank với Him Lam sẽ như thế nào?
Nói đúng ra là thời gian qua Him Lam đã ưu ái nhiều cho LienVietPostBank, để ngân hàng có được ngày hôm nay vì đi lên từ con số 0, mới được 10 tuổi nhưng đã có sức khỏe của thanh niên 17 tuổi và có kinh nghiệm của người trên 50 tuổi.
Ở một sự kiện liên quan, danh sách ứng cử vào Hội đồng Quản trị Sacombank có tên ông Dương Công Minh. Ông Minh cũng là Chủ tịch Him Lam. Là người gần gũi với ông Minh, ông nhận thấy sự liên quan giữa Sacombank và Him Lam sẽ như thế nào?
Sacombank là một ngân hàng đang trong giai đoạn khó khăn phải tái cơ cấu. Nhưng Sacombank cũng chính là một ngân hàng tiềm năng.
Ứng viên Chủ tịch Sacombank, theo tôi thấy cần có đủ 5 điều kiện. Một là người đó muốn vào góp sức tái cơ cấu. Hai là có kinh nghiệm điều hành ngân hàng. Ba là có nghề kinh doanh xử lý bất động sản. Bốn là có tiền thật. Năm là có đủ điều kiện pháp lý, có uy tín, có tầm, có tâm trong xã hội, được các cơ quan chức năng ủng hộ để vực Sacombank phát triển.
Ông Dương Công Minh và Him Lam là ứng viên hiếm hoi hội tụ đầy đủ các điều kiện trên. Cá nhân tôi tin tưởng tuyệt đối vào ông Dương Công Minh và Him Lam.
Từng nghiên cứu kỹ và từng có ý định tham gia tái cơ cấu Sacombank, ông cũng từng nói, nếu ông Dương Công Minh và nguyên Chủ tịch Sacombank trước đây là ông Đặng Văn Thành bắt tay nhau, hợp tác thì quá trình tái cơ cấu ngân hàng này sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Ông có thể nói rõ hơn về điểm này?
Đúng vậy. Ông Đặng Văn Thành và ông Dương Công Minh tuy có những điểm khác nhau nhất định, nhưng với Sacombank, nếu hai ông kết hợp được với nhau thì chắc chắn ngân hàng này sẽ hồi phục và lớn mạnh nhanh chóng.
Vì một điều rất đơn giản, ông Đặng Văn Thành dù sao đã có công lớn tạo dựng Sacombank. Nếu ông Thành quay lại cùng ông Dương Công Minh, thì ông Thành là người thổi luồng sinh khí tiếp sức về tinh thần cho đại gia đình Sacombank.
Trong khi đó, ông Minh là con người của công việc, không vun vén cho cá nhân. Nếu hai ông mà kết hợp được với nhau là may mắn cho Sacombank.
Chỉ có một điều tôi thấy lăn tăn nho nhỏ. Hai ông là hai “hổ”, liệu cùng với nhau một chỗ thì có phát huy được chức năng của “chúa tể sơn lâm” không?
“Sacombank, LienVietPostBank sẽ là đối tác tốt”
Vây ở một hướng khác, như một số thông tin gần đây cũng đề cập khả năng Him Lam và Công ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) - một đầu mối mật thiết của ông Đặng Văn Thành - hợp tác cùng tham gia xử lý bất động sản thế chấp ở Sacombank, góp phần xử lý nợ xấu và thúc đẩy tái cơ cấu. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Quan hệ giữa ông Đặng Văn Thành, con trai ông Thành là Đặng Hồng Anh và ông Dương Công Minh là quan hệ quen biết thân thiết như tôi đã nói ở trên.
Sacomreal cũng là một doanh nghiệp đang lớn mạnh. Nếu Him Lam, Sacombank và Sacomreal kết hợp được thì sẽ thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu của Sacombank đến đích nhanh hơn.
Trong tương lai, liệu có khả năng có “cuộc hôn nhân” giữa LienVietPostBank với Sacombank không, thưa ông?
Đây cũng là dự đoán của nhiều người. Nhưng như tôi đã phân tích, cả LienVietPostBank và Sacombank chỉ mua những cái mình cần.
Với quan hệ thân thiết giữa cá nhân tôi và ông Dương Công Minh thì Sacombank và LienVietPostBank chắc chắn sẽ là những đối tác tốt, nhưng “hôn nhân” thì không, vì cả hai ngân hàng đã trưởng thành, không có nhu cầu phải bù đắp những cái thiếu của nhau.