Chuyện mới nhưng không vui ở hành lang Quốc hội
Các cuộc phỏng vấn ở hành lang tầng 1 được đề nghị dừng lại vì quy định mới
Đại biểu Đặng Thị Hoàng Yến không xuất hiện ngay từ phiên khai mạc. Góc hành lang quen thuộc không còn cảnh Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vui vẻ chuyện trò với báo chí. Các cuộc phỏng vấn ở hành lang được đề nghị dừng lại vì quy định mới…
Đó là một vài quan sát và ghi chép ở hành lang kỳ họp Quốc hội thứ ba, qua hai ngày đầu.
Khá bất ngờ, khi ngay từ phiên họp đầu tiên, báo chí đã nhận được bản thông cáo số 1, trong đó có quy định về khu vực phỏng vấn. Theo đó, không phỏng vấn đại biểu Quốc hội tại hành lang phía sau và hành lang hai bên hội trường Bộ Quốc phòng (tầng 1). Nếu phóng viên có yêu cầu phỏng vấn, mời lên tác nghiệp tại phòng phỏng vấn (phòng số 12 ở tầng 2) hoặc sảnh tầng 2 của hội trường.
Điều này, khác với các kỳ họp trước, cũng không được thông báo tại cuộc họp báo trước kỳ họp.
Đề án về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội vừa được trình Quốc hội ngay ngày làm việc đầu tiên có khẳng định: “Tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tiếp cận, đưa tin về hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội. Xây dựng trung tâm báo chí hiện đại, có không gian dành cho việc tiếp xúc của các phóng viên báo chí với các đại biểu Quốc hội, khách mời của kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Trung tâm báo chí hiện đại ở đây, theo cách hiểu của người viết, có lẽ đang nằm ở thì tương lai, khi nhà Quốc hội mới được hoàn thành.
Còn nay, ở hội trường Bộ Quốc Phòng, với 20 phút giải lao mỗi buổi họp, phóng viên thường “chờ” đại biểu uống trà, cà phê mất vài phút, sau đó mới có thể phỏng vấn hoặc trao đổi về vấn đề tờ báo hoặc cử tri quan tâm.
Theo quy định mới, sau khi đặt vấn đề, được đại biểu đồng ý, rồi mời được đại biểu lên tầng hai, tìm chỗ hợp lý... chắc vừa lúc chuông báo hết giờ.
Khá bất ngờ bởi quy định này, đại biểu Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng nói rằng, đại biểu không được thông báo trước mà chỉ được “nhắc” khi đang trả lời phỏng vấn báo chí.
“Quy định thế khiến hai phía đều ngại cả, nếu cùng một tầng thì đỡ ngại hơn”, ông Vinh tỏ ra thông cảm với báo chí.
Một vị đại biểu khác cũng cho biết, anh em phóng viên địa phương cũng đang “nhờ” ông “kêu” vì điều kiện tác nghiệp khó, sau khi khẳng định vai trò không thể thiếu của báo chí trong việc làm “cầu nối” với cử tri và nhân dân cả nước.
Bình luận về quy định mới này, đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói rằng “làm gì có chuyện” chỉ “trả lời phỏng vấn ở tầng 2”, vì “việc tác nghiệp của phóng viên là theo Luật Báo chí, phóng viên có quyền hỏi bất kỳ ai”, còn trả lời hay không là quyền của người được hỏi.
Không liên quan đến quy định mới, Bộ trưởng Đinh La Thăng ngay từ phiên khai mạc kỳ họp đã “né” báo chí , không phải vì bận đến mức không thể trả lời báo chí được mà vì “cứ nói một đằng đăng một nẻo”, nên “không bao giờ trả lời nữa”.
Dù gì, đây cũng là chuyện không vui, bởi có không ít vấn đề nếu báo chí hiểu hơn, từ ông, thì cử tri cũng sẽ đồng thuận hơn.
Còn sự vắng mặt của đại biểu Hoàng Yến, không bất ngờ, nhưng cũng đủ để không khí nghị trường có đôi phần “xao xuyến”, khi 1/500 chỗ ngồi đã trống và có thể sẽ trống thêm 4 năm nữa.
Một vị đại biểu nói, ông không quan tâm lắm đến “phân trần” của đại biểu Yến, mà đặt vấn đề về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc hiệp thương, giới thiệu bà Yến ra ứng cử.
Cử tri cũng “phê” Quốc hội chưa giải quyết tốt việc xem xét tư cách đại biểu Yến, vị phó đoàn khác nói với VnEconomy.
Phải chờ đến cuối phiên họp ngày 26/5 mới có thể có kết quả cuối cùng về việc xem xét tư cách đại biểu Hoàng Yến. Và, khi đưa tin về kết quả này, báo chí chắc chắn thêm một lần không vui.
Đó là một vài quan sát và ghi chép ở hành lang kỳ họp Quốc hội thứ ba, qua hai ngày đầu.
Khá bất ngờ, khi ngay từ phiên họp đầu tiên, báo chí đã nhận được bản thông cáo số 1, trong đó có quy định về khu vực phỏng vấn. Theo đó, không phỏng vấn đại biểu Quốc hội tại hành lang phía sau và hành lang hai bên hội trường Bộ Quốc phòng (tầng 1). Nếu phóng viên có yêu cầu phỏng vấn, mời lên tác nghiệp tại phòng phỏng vấn (phòng số 12 ở tầng 2) hoặc sảnh tầng 2 của hội trường.
Điều này, khác với các kỳ họp trước, cũng không được thông báo tại cuộc họp báo trước kỳ họp.
Đề án về việc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội vừa được trình Quốc hội ngay ngày làm việc đầu tiên có khẳng định: “Tạo điều kiện thuận lợi để báo chí tiếp cận, đưa tin về hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội. Xây dựng trung tâm báo chí hiện đại, có không gian dành cho việc tiếp xúc của các phóng viên báo chí với các đại biểu Quốc hội, khách mời của kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Trung tâm báo chí hiện đại ở đây, theo cách hiểu của người viết, có lẽ đang nằm ở thì tương lai, khi nhà Quốc hội mới được hoàn thành.
Còn nay, ở hội trường Bộ Quốc Phòng, với 20 phút giải lao mỗi buổi họp, phóng viên thường “chờ” đại biểu uống trà, cà phê mất vài phút, sau đó mới có thể phỏng vấn hoặc trao đổi về vấn đề tờ báo hoặc cử tri quan tâm.
Theo quy định mới, sau khi đặt vấn đề, được đại biểu đồng ý, rồi mời được đại biểu lên tầng hai, tìm chỗ hợp lý... chắc vừa lúc chuông báo hết giờ.
Khá bất ngờ bởi quy định này, đại biểu Trần Ngọc Vinh, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng nói rằng, đại biểu không được thông báo trước mà chỉ được “nhắc” khi đang trả lời phỏng vấn báo chí.
“Quy định thế khiến hai phía đều ngại cả, nếu cùng một tầng thì đỡ ngại hơn”, ông Vinh tỏ ra thông cảm với báo chí.
Một vị đại biểu khác cũng cho biết, anh em phóng viên địa phương cũng đang “nhờ” ông “kêu” vì điều kiện tác nghiệp khó, sau khi khẳng định vai trò không thể thiếu của báo chí trong việc làm “cầu nối” với cử tri và nhân dân cả nước.
Bình luận về quy định mới này, đại biểu Nguyễn Hữu Quang, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách nói rằng “làm gì có chuyện” chỉ “trả lời phỏng vấn ở tầng 2”, vì “việc tác nghiệp của phóng viên là theo Luật Báo chí, phóng viên có quyền hỏi bất kỳ ai”, còn trả lời hay không là quyền của người được hỏi.
Không liên quan đến quy định mới, Bộ trưởng Đinh La Thăng ngay từ phiên khai mạc kỳ họp đã “né” báo chí , không phải vì bận đến mức không thể trả lời báo chí được mà vì “cứ nói một đằng đăng một nẻo”, nên “không bao giờ trả lời nữa”.
Dù gì, đây cũng là chuyện không vui, bởi có không ít vấn đề nếu báo chí hiểu hơn, từ ông, thì cử tri cũng sẽ đồng thuận hơn.
Còn sự vắng mặt của đại biểu Hoàng Yến, không bất ngờ, nhưng cũng đủ để không khí nghị trường có đôi phần “xao xuyến”, khi 1/500 chỗ ngồi đã trống và có thể sẽ trống thêm 4 năm nữa.
Một vị đại biểu nói, ông không quan tâm lắm đến “phân trần” của đại biểu Yến, mà đặt vấn đề về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc hiệp thương, giới thiệu bà Yến ra ứng cử.
Cử tri cũng “phê” Quốc hội chưa giải quyết tốt việc xem xét tư cách đại biểu Yến, vị phó đoàn khác nói với VnEconomy.
Phải chờ đến cuối phiên họp ngày 26/5 mới có thể có kết quả cuối cùng về việc xem xét tư cách đại biểu Hoàng Yến. Và, khi đưa tin về kết quả này, báo chí chắc chắn thêm một lần không vui.