Có cấm công chức ngành y chữa bệnh tư?
Việc công chức ngành y tham gia chữa bệnh tư là một trong những vấn đề hiện còn nhiều ý kiến khác nhau
Sau 15 lần dự thảo, sáng 18/4, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lần đầu dự án Luật Khám bệnh - Chữa bệnh, gồm 8 chương, 81 điều.
Dự kiến, tại kỳ họp thứ 5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến dự luật này, thông qua vào kỳ họp thứ 6 và luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010.
Thẩm tra sơ bộ tại Ủy ban Về các vấn đề của xã hội, có ý kiến cho rằng nên lấy tên là luật hành nghề y. Một trong những lý do là để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, vì trên thế giới không có nước nào ban hành luật khám bệnh, chữa bệnh.
Phần thảo luận, đa số ý kiến đồng tình với sự cần thiết phải ban hành luật và thống nhất với tên gọi mà Chính phủ đề xuất: Luật Khám bệnh - Chữa bệnh. Tuy nhiên, về nội dung cụ thể của từng điều, khoản thì còn nhiều ý kiến khác nhau.
Cấm hay không cấm?
Việc công chức ngành y tham gia chữa bệnh tư là một trong những vấn đề hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Dự luật nghiêm cấm công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành bệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc các hình thức sở hữu khác, nhưng không cấm tham gia hình thức tổ chức hành nghề khám chữa bệnh khác.
Các luật có liên quan không cấm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, góp phần nâng cao y đức, hạn chế chuyển dịch nguồn nhân lực y tế chất lượng cao từ khu vực Nhà nước sang tư nhân... là những lý do được Chính phủ đưa ra làm căn cứ cho quy định này.
Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, còn có ý kiến đề nghị cấm công chức, viên chức y tế không được đăng ký hành nghề y dược tư nhân dưới bất kỳ hình thức nào để tránh tình trạng lạm dụng các bệnh viện Nhà nước phục vụ lợi ích cá nhân. Còn việc cải thiện đời sống cho cán bộ y tế sẽ từng bước được thực hiện thông qua cải thiện chế độ đãi ngộ cán bộ y tế bằng nguồn ngân sách Nhà nước và cải cách cơ chế tài chính y tế.
Song, sau khi phân tích ở nhiều góc độ, đa số các vị ủy viên Thường vụ Quốc hội đồng tình với dự thảo. Vì như thế phù hợp hơn với tình hình hiện nay của nước ta.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phát biểu: “Chính phủ rất thiết tha đề nghị Quốc hội chấp nhận như dự thảo về việc cho phép bác sỹ tham gia chữa bệnh bên ngoài. Lúc nào công ra công, tư ra tư thì sẽ bàn sau”. Vị bộ trưởng này than thở, lương bác sĩ mới ra trường ở Việt Nam chỉ có 60 Đô la Mỹ, trong khi ở Singapore là 2.500 Đô la Mỹ.
Ở một góc nhìn khác, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến y đức. Ông dẫn ý kiến cho rằng nhiều người thích đến Singapore chữa bệnh, một phần là do yếu tố tinh thần, về trang thiết bị thì ta có thể phấn đấu hiện đại như Singapore, nhưng tinh thần thái độ phục vụ thì ít nhất phải 20 năm nữa mới theo kịp.
Bình đẳng giữa Nhà nước và tư nhân
Một trong sáu quan điểm chỉ đạo của Chính phủ khi xây dựng dự án luật này là: “Chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp cho mọi người hành nghề khám chữa bệnh, giấy phép hoạt động sẽ được cấp cho mọi cơ sở khám chữa bệnh, kể cả trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, bảo đảm các dịch vụ khám chữa bệnh này đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa hai khu vực Nhà nước và tư nhân".
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tính trên cả nước, trong khu vực Nhà nước có 13.439 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 953 bệnh viện công với gần 202.941 giường bệnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu.
Ở khu vực tư nhân, có 84 bệnh viện với trên tổng số 5.158 giường bệnh; hơn 30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công do chưa có quy định điều kiện cụ thể để cấp giấy phép hoạt động nên nhiều cơ sở khám chữa bệnh công đã không đạt điều kiện, đặc biệt là cơ sở vật chất, xử lý chất thải y tế. Trong khi đó, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân muốn hoạt động được phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được cấp phép. Do đó, cần thiết phải có cơ chế pháp lý về điều kiện cụ thể và cấp giấy phép hoạt động cho tất cả các cơ sở trên để bảo đảm cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh một cách hiệu quả, đồng đều.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của nhiều vị đại biểu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu tiếp tục để cán bộ y tế Nhà nước vừa làm công vừa làm tư như hiện nay sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa y tế Nhà nước và tư nhân. Những cơ sở khám chữa bệnh tư nhân sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với cơ sở y tế nửa công nửa tư như hiện nay; lợi nhuận tập trung vào một số cán bộ nhất định, sẽ khó có được nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đủ mạnh để chia sẻ gánh nặng y tế với Nhà nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng liên quan đến an sinh xã hội, phải rà soát thật kỹ các luật có liên quan, nếu quy định chưa tương thích thì cần xử lý để tránh tình trạng "vênh" nhau, khổ cho dân.
Dự kiến, tại kỳ họp thứ 5 tới đây, Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến dự luật này, thông qua vào kỳ họp thứ 6 và luật sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010.
Thẩm tra sơ bộ tại Ủy ban Về các vấn đề của xã hội, có ý kiến cho rằng nên lấy tên là luật hành nghề y. Một trong những lý do là để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, vì trên thế giới không có nước nào ban hành luật khám bệnh, chữa bệnh.
Phần thảo luận, đa số ý kiến đồng tình với sự cần thiết phải ban hành luật và thống nhất với tên gọi mà Chính phủ đề xuất: Luật Khám bệnh - Chữa bệnh. Tuy nhiên, về nội dung cụ thể của từng điều, khoản thì còn nhiều ý kiến khác nhau.
Cấm hay không cấm?
Việc công chức ngành y tham gia chữa bệnh tư là một trong những vấn đề hiện còn nhiều ý kiến khác nhau. Dự luật nghiêm cấm công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành bệnh viện tư nhân, bệnh viện thuộc các hình thức sở hữu khác, nhưng không cấm tham gia hình thức tổ chức hành nghề khám chữa bệnh khác.
Các luật có liên quan không cấm, tạo điều kiện tăng thu nhập cho cán bộ, nhân viên y tế, góp phần nâng cao y đức, hạn chế chuyển dịch nguồn nhân lực y tế chất lượng cao từ khu vực Nhà nước sang tư nhân... là những lý do được Chính phủ đưa ra làm căn cứ cho quy định này.
Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, còn có ý kiến đề nghị cấm công chức, viên chức y tế không được đăng ký hành nghề y dược tư nhân dưới bất kỳ hình thức nào để tránh tình trạng lạm dụng các bệnh viện Nhà nước phục vụ lợi ích cá nhân. Còn việc cải thiện đời sống cho cán bộ y tế sẽ từng bước được thực hiện thông qua cải thiện chế độ đãi ngộ cán bộ y tế bằng nguồn ngân sách Nhà nước và cải cách cơ chế tài chính y tế.
Song, sau khi phân tích ở nhiều góc độ, đa số các vị ủy viên Thường vụ Quốc hội đồng tình với dự thảo. Vì như thế phù hợp hơn với tình hình hiện nay của nước ta.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu phát biểu: “Chính phủ rất thiết tha đề nghị Quốc hội chấp nhận như dự thảo về việc cho phép bác sỹ tham gia chữa bệnh bên ngoài. Lúc nào công ra công, tư ra tư thì sẽ bàn sau”. Vị bộ trưởng này than thở, lương bác sĩ mới ra trường ở Việt Nam chỉ có 60 Đô la Mỹ, trong khi ở Singapore là 2.500 Đô la Mỹ.
Ở một góc nhìn khác, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến y đức. Ông dẫn ý kiến cho rằng nhiều người thích đến Singapore chữa bệnh, một phần là do yếu tố tinh thần, về trang thiết bị thì ta có thể phấn đấu hiện đại như Singapore, nhưng tinh thần thái độ phục vụ thì ít nhất phải 20 năm nữa mới theo kịp.
Bình đẳng giữa Nhà nước và tư nhân
Một trong sáu quan điểm chỉ đạo của Chính phủ khi xây dựng dự án luật này là: “Chứng chỉ hành nghề sẽ được cấp cho mọi người hành nghề khám chữa bệnh, giấy phép hoạt động sẽ được cấp cho mọi cơ sở khám chữa bệnh, kể cả trong khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân, bảo đảm các dịch vụ khám chữa bệnh này đều hoạt động trong một mặt bằng pháp luật bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử giữa hai khu vực Nhà nước và tư nhân".
Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, hiện nay, tính trên cả nước, trong khu vực Nhà nước có 13.439 cơ sở khám chữa bệnh, trong đó có 953 bệnh viện công với gần 202.941 giường bệnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại nhưng so với nhu cầu cung cấp dịch vụ y tế thì hầu hết cơ sở vật chất, nhà cửa, điện nước, thiết bị thông dụng của các bệnh viện vẫn chưa đạt tiêu chuẩn tối thiểu.
Ở khu vực tư nhân, có 84 bệnh viện với trên tổng số 5.158 giường bệnh; hơn 30.000 phòng khám, dịch vụ y tế tư nhân.
Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công do chưa có quy định điều kiện cụ thể để cấp giấy phép hoạt động nên nhiều cơ sở khám chữa bệnh công đã không đạt điều kiện, đặc biệt là cơ sở vật chất, xử lý chất thải y tế. Trong khi đó, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân muốn hoạt động được phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện mới được cấp phép. Do đó, cần thiết phải có cơ chế pháp lý về điều kiện cụ thể và cấp giấy phép hoạt động cho tất cả các cơ sở trên để bảo đảm cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh cho người bệnh một cách hiệu quả, đồng đều.
Quan điểm này nhận được sự đồng tình của nhiều vị đại biểu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu tiếp tục để cán bộ y tế Nhà nước vừa làm công vừa làm tư như hiện nay sẽ tạo ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa y tế Nhà nước và tư nhân. Những cơ sở khám chữa bệnh tư nhân sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh với cơ sở y tế nửa công nửa tư như hiện nay; lợi nhuận tập trung vào một số cán bộ nhất định, sẽ khó có được nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đủ mạnh để chia sẻ gánh nặng y tế với Nhà nước.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng liên quan đến an sinh xã hội, phải rà soát thật kỹ các luật có liên quan, nếu quy định chưa tương thích thì cần xử lý để tránh tình trạng "vênh" nhau, khổ cho dân.