Cơ cấu kinh tế vùng: Từ chuyện một con đường
Dường như đang có một sự sai lệch về cơ cấu kinh tế mang tính khu vực, cản trở sự phát triển
Câu chuyện tỉnh lộ 282, nơi chứng kiến hai “xúc cảm” khác nhau ở hai khúc đường, VnEconomy đã giới thiệu trong bài trước, nay được lý giải rằng, vì không cùng chung động lực phát triển.
Tỉnh lộ 282 Bắc Ninh làm đường rộng, nhưng phần trên địa phận Hà Nội lại nhỏ là vì Hà Nội có cụm công nghiệp Phú Thị ngay bên ngoài, sát đường 5, nên không còn động lực để làm đoạn đường còn lại, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Phương Bắc giải thích trong một cuộc hội thảo gần đây.
Nhưng đáng buồn là những chuyện tỉnh lộ 282 không chỉ dừng lại ở đó. Dường như đang có một sự sai lệch về cơ cấu kinh tế mang tính khu vực, cản trở sự phát triển.
Khó hợp tác
Một trường hợp khác, khoảng 3 năm trước, tỉnh Bình Dương cũng làm một con đường rộng thênh thang từ trung tâm hành chính tỉnh lên Tp.HCM. Mục đích là để thúc đẩy thu hút đầu tư, để phát triển công nghiệp, đó là nói theo cách các lãnh đạo tỉnh này phát biểu trước dân chúng trong lễ thông xe khánh thành con đường.
Nhưng trong khi đó, khúc từ Bình Dương lên Bình Phước đường rất xấu. Dù không cần có tầm nhìn chiến lược lắm cũng dễ biết rằng, nếu có con đường ấy thì người dân Bình Phước và khu vực Nam Tây Nguyên sẽ tiếp cận với cơ hội phát triển mới.
“Rõ ràng, có một điều gì đấy không ổn về hệ thống đòn bẩy khuyến khích các chính quyền địa phương phối hợp với nhau, cùng nhau phát triển”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), TS. Nguyễn Đình Cung đặt vấn đề.
Trong khi tồn tại quy hoạch vùng đã được xây dựng, có ban chỉ đạo vùng, văn phòng vùng kinh tế trọng điểm, cũng có tổ chức báo cáo, kiểm điểm hàng năm, thỉnh thoảng cũng có hội nghị để giao ban… “Có vấn đề đã được giải quyết, nhưng phần lớn mới chỉ ở dạng ý tưởng. Trên thực tế, phối hợp thực sự về phát triển kinh tế là chưa rõ nét”, ông Bắc thẳng thắn nhìn nhận.
Chưa nói chuyện chia sẻ quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch ngành trong vùng mà chỉ đơn giản nhất là phối hợp trao đổi thông tin, thực tế cũng chưa làm được. Dù rằng mỗi năm, các tỉnh đều xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhưng việc bỏ chút công sức gửi cho nhau cùng tham khảo để chia sẻ quan điểm phát triển, cũng chưa phối hợp cho ăn ý. Việc này, lãnh đạo nhiều tỉnh đều thừa nhận đã bỏ sót trong thời gian qua.
Bị chia cắt
Nhìn trên góc độ vĩ mô, Phó viện trưởng Cung cho rằng, thực chất chưa tồn tại kinh tế vùng theo đúng nghĩa vùng sản xuất kinh tế. Bởi vì với các địa phương, đòn bẩy chính sách kinh tế hiện nay là tương tự nhau, chạy theo cơ cấu kinh tế cũng tương tự nhau...
“Như thế, đầu tư cái gì cũng theo phong trào, làm gì cũng theo phong trào, tỉnh kia có xi măng thì tỉnh này cũng phải có xi măng, có cảng thì cùng có cảng”, ông Cung nhận xét.
Sự khép kín trong một đơn vị hành chính dường như đang “thắng thế” quan điểm phát triển tổng thể vùng. Chưa rút được bài học từ phát triển xi măng lò đứng, từ sản xuất mía đường thì gần đây, đầu tư nhà máy thép đã lại tràn lan.
Nhìn khắp lượt, cứ hai tỉnh có một nhà máy thép, công suất không phải nhỏ. Đáng buồn là có tới 24 nhà máy thép thuộc diện ngoài quy hoạch vẫn vô tư được cấp giấy phép. Trên 160 bến cảng từ Cà Mau cho tới Móng Cái (tính cả cảng chuyên dùng), mỗi tỉnh ven biển chia nhau “gánh” gần 6 bến.
Chưa hết chuyện phát triển ồ ạt cảng biển, giờ là sân bay? “Có lẽ xuất phát từ đó, nền kinh tế cứ phân chia ra như thế, mỗi nơi đều chạy theo một cơ cấu kinh tế tương tự nhau”, ông Cung nói.
Vị Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cũng thừa nhận có chuyện như vậy: “Tỉnh này nhà máy, tỉnh bên cũng phải có nhà máy. Ví dụ nhà máy bia thì phải tranh thủ chứ, vì mục tiêu là thu ngân sách, tỉnh nào cũng vậy”.
"Từ thực tế ấy, cho nên chúng ta đều nhìn thấy một nền kinh tế bị phân tán, cạnh tranh với nhau, chạy theo những lợi ích trước mắt chứ không phải lợi ích dài hạn, không phải là một cơ cấu hợp tác, bổ sung cho nhau để cùng phát triển", Phó viện trưởng Cung chốt lại.
Cần cách đánh giá mới
Nhìn nhận về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ông Cung cho rằng, vấn đề đang nằm ở cách đánh giá năng lực điều hành cơ quan hành chính.
“Chúng ta đang đánh giá hiệu quả điều hành bằng thu hút bao nhiêu đầu tư, bằng tăng GDP cho tỉnh… Nếu cứ đánh giá như thế thì tỉnh nào cũng quan niệm, vốn trung ương phải xin được một ít về cho mình, rồi họ thu hút đầu tư, nhìn đâu cũng thấy dự án tỷ đô này tỷ đô khác”, ông Cung nói.
Phó viện trưởng CIEM cho biết thêm, chúng ta đang đánh giá lãnh đạo qua rất nhiều chỉ tiêu trung gian, chứ không phải chỉ tiêu thực tế của cuộc sống. Như thế thì thúc đẩy họ muốn có thành tích, cứ phải chạy theo những chỉ tiêu ấy.
“Có lẽ, cách đánh giá như thế không ổn. Tôi thử hình dung, nếu đánh giá bằng chỉ tiêu sự hài lòng của dân chúng, chỉ tiêu môi trường trong sạch… chẳng hạn, thì có thể họ đã không sử dụng nhiều đất làm khu công nghiệp như thế, không đi tìm dự án tỷ đô nhiều như hiện nay”, ông Cung nói nhỏ dần ở mấy câu cuối.
Tỉnh lộ 282 Bắc Ninh làm đường rộng, nhưng phần trên địa phận Hà Nội lại nhỏ là vì Hà Nội có cụm công nghiệp Phú Thị ngay bên ngoài, sát đường 5, nên không còn động lực để làm đoạn đường còn lại, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh, ông Nguyễn Phương Bắc giải thích trong một cuộc hội thảo gần đây.
Nhưng đáng buồn là những chuyện tỉnh lộ 282 không chỉ dừng lại ở đó. Dường như đang có một sự sai lệch về cơ cấu kinh tế mang tính khu vực, cản trở sự phát triển.
Khó hợp tác
Một trường hợp khác, khoảng 3 năm trước, tỉnh Bình Dương cũng làm một con đường rộng thênh thang từ trung tâm hành chính tỉnh lên Tp.HCM. Mục đích là để thúc đẩy thu hút đầu tư, để phát triển công nghiệp, đó là nói theo cách các lãnh đạo tỉnh này phát biểu trước dân chúng trong lễ thông xe khánh thành con đường.
Nhưng trong khi đó, khúc từ Bình Dương lên Bình Phước đường rất xấu. Dù không cần có tầm nhìn chiến lược lắm cũng dễ biết rằng, nếu có con đường ấy thì người dân Bình Phước và khu vực Nam Tây Nguyên sẽ tiếp cận với cơ hội phát triển mới.
“Rõ ràng, có một điều gì đấy không ổn về hệ thống đòn bẩy khuyến khích các chính quyền địa phương phối hợp với nhau, cùng nhau phát triển”, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), TS. Nguyễn Đình Cung đặt vấn đề.
Trong khi tồn tại quy hoạch vùng đã được xây dựng, có ban chỉ đạo vùng, văn phòng vùng kinh tế trọng điểm, cũng có tổ chức báo cáo, kiểm điểm hàng năm, thỉnh thoảng cũng có hội nghị để giao ban… “Có vấn đề đã được giải quyết, nhưng phần lớn mới chỉ ở dạng ý tưởng. Trên thực tế, phối hợp thực sự về phát triển kinh tế là chưa rõ nét”, ông Bắc thẳng thắn nhìn nhận.
Chưa nói chuyện chia sẻ quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch ngành trong vùng mà chỉ đơn giản nhất là phối hợp trao đổi thông tin, thực tế cũng chưa làm được. Dù rằng mỗi năm, các tỉnh đều xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhưng việc bỏ chút công sức gửi cho nhau cùng tham khảo để chia sẻ quan điểm phát triển, cũng chưa phối hợp cho ăn ý. Việc này, lãnh đạo nhiều tỉnh đều thừa nhận đã bỏ sót trong thời gian qua.
Bị chia cắt
Nhìn trên góc độ vĩ mô, Phó viện trưởng Cung cho rằng, thực chất chưa tồn tại kinh tế vùng theo đúng nghĩa vùng sản xuất kinh tế. Bởi vì với các địa phương, đòn bẩy chính sách kinh tế hiện nay là tương tự nhau, chạy theo cơ cấu kinh tế cũng tương tự nhau...
“Như thế, đầu tư cái gì cũng theo phong trào, làm gì cũng theo phong trào, tỉnh kia có xi măng thì tỉnh này cũng phải có xi măng, có cảng thì cùng có cảng”, ông Cung nhận xét.
Sự khép kín trong một đơn vị hành chính dường như đang “thắng thế” quan điểm phát triển tổng thể vùng. Chưa rút được bài học từ phát triển xi măng lò đứng, từ sản xuất mía đường thì gần đây, đầu tư nhà máy thép đã lại tràn lan.
Nhìn khắp lượt, cứ hai tỉnh có một nhà máy thép, công suất không phải nhỏ. Đáng buồn là có tới 24 nhà máy thép thuộc diện ngoài quy hoạch vẫn vô tư được cấp giấy phép. Trên 160 bến cảng từ Cà Mau cho tới Móng Cái (tính cả cảng chuyên dùng), mỗi tỉnh ven biển chia nhau “gánh” gần 6 bến.
Chưa hết chuyện phát triển ồ ạt cảng biển, giờ là sân bay? “Có lẽ xuất phát từ đó, nền kinh tế cứ phân chia ra như thế, mỗi nơi đều chạy theo một cơ cấu kinh tế tương tự nhau”, ông Cung nói.
Vị Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cũng thừa nhận có chuyện như vậy: “Tỉnh này nhà máy, tỉnh bên cũng phải có nhà máy. Ví dụ nhà máy bia thì phải tranh thủ chứ, vì mục tiêu là thu ngân sách, tỉnh nào cũng vậy”.
"Từ thực tế ấy, cho nên chúng ta đều nhìn thấy một nền kinh tế bị phân tán, cạnh tranh với nhau, chạy theo những lợi ích trước mắt chứ không phải lợi ích dài hạn, không phải là một cơ cấu hợp tác, bổ sung cho nhau để cùng phát triển", Phó viện trưởng Cung chốt lại.
Cần cách đánh giá mới
Nhìn nhận về nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, ông Cung cho rằng, vấn đề đang nằm ở cách đánh giá năng lực điều hành cơ quan hành chính.
“Chúng ta đang đánh giá hiệu quả điều hành bằng thu hút bao nhiêu đầu tư, bằng tăng GDP cho tỉnh… Nếu cứ đánh giá như thế thì tỉnh nào cũng quan niệm, vốn trung ương phải xin được một ít về cho mình, rồi họ thu hút đầu tư, nhìn đâu cũng thấy dự án tỷ đô này tỷ đô khác”, ông Cung nói.
Phó viện trưởng CIEM cho biết thêm, chúng ta đang đánh giá lãnh đạo qua rất nhiều chỉ tiêu trung gian, chứ không phải chỉ tiêu thực tế của cuộc sống. Như thế thì thúc đẩy họ muốn có thành tích, cứ phải chạy theo những chỉ tiêu ấy.
“Có lẽ, cách đánh giá như thế không ổn. Tôi thử hình dung, nếu đánh giá bằng chỉ tiêu sự hài lòng của dân chúng, chỉ tiêu môi trường trong sạch… chẳng hạn, thì có thể họ đã không sử dụng nhiều đất làm khu công nghiệp như thế, không đi tìm dự án tỷ đô nhiều như hiện nay”, ông Cung nói nhỏ dần ở mấy câu cuối.