Khi nhà đầu tư đụng “giới tuyến mềm”
Đi hết địa phận tỉnh Bắc Ninh, con đường bỗng co hẹp lại chỉ còn một nửa, thụt hẫng xuống, chia thành hai phần cảm xúc cho các tay lái
Hơn 160 nghìn người dân huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) chắc hẳn không thể chê trách sự năng nổ của lãnh đạo tỉnh, huyện của mình.
Tỉnh lộ 282 trên địa phận huyện Thuận Thành phẳng lượt, rộng 17 mét ngang mới hoàn thành chừng hai năm nay và đạt tiêu chuẩn đường cấp hai đồng bằng, là kỳ vọng về cơ hội phát triển kinh tế của huyện đông dân thứ hai tỉnh Bắc Ninh này.
Nhưng đi hết địa phận tỉnh Bắc Ninh, con đường bỗng co hẹp lại chỉ còn một nửa, thụt hẫng xuống, chia thành hai phần cảm xúc cho các tay lái: một phía là căng ga, mát lái; bên còn lại là “nhá” chân phanh và căng thẳng… né, lượn ổ gà.
Buồn chuyện “Hà Nội chậm”
Chưa đầy 7 km nối từ đường 5 đến phần “giới tuyến mềm” xóc nảy người ấy, con đường nằm trên địa phận thành phố Hà Nội còn có một tên gọi khác là tỉnh lộ 181, đôi đoạn, mặt đường nứt toác như ruộng mùa cạn, chỗ lồi, chỗ lõm.
Đứng từ phần đường bụi mờ trên đất thôn Lệ Chi (Phú Thị, Gia Lâm) nhìn về phía tỉnh lộ 282 “óng” lên trong nắng, bên phía phải, tấm biển “Địa phận tỉnh Bắc Ninh” như một lời chào mời có thành ý. Còn về bên trái cung đường ấy, “Thông báo chỉ giới đường đỏ” được dựng lên cách đây đã vài năm, nay bị vài cây chuối mọc chắn phía trước, che đi một góc tầm nhìn.
Hai trụ cột rỉ sét và phần chữ nhiều chỗ đã bạc mầu, tấm biển giới thiệu mặt cắt đoạn đường mà nhiều đoạn chiều rộng lên tới 45 m, giờ không còn nhận được sự quan tâm như trước.
“Thấy nói sẽ hoàn thành con đường từ cuối năm 2007, đầu 2008. Thế nhưng, đến thời điểm này, ngay chuyện giải phóng mặt bằng cũng chưa thấy đâu”, Trưởng phòng Tổng hợp của Công ty Khai sơn, doanh nghiệp là chủ đầu tư Khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3, ông Nguyễn Huy Sơn nói, không giấu được tiếng thở dài.
Hai năm trước, việc Bắc Ninh hoàn thành con đường 282, cùng với quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ được Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành tháng 9/2006, là lý do để không ít doanh nghiệp tin tưởng cơ hội kinh doanh lớn đang đến.
Nhưng có lẽ, với các chủ đầu tư đã lựa chọn Thuận Thành làm địa bàn hoạt động như Shunfar (Khu công nghiệp Thuận Thành 2), Khai Sơn (Khu công nghiệp Thuận Thành 3)…, giờ đây không ít người cho đây là một chuyện buồn đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Nghe chuyện Hà Nội còn chờ quy hoạch tổng thể, có thể phải đến năm 2010 mới có, sau đó mới tính chuyện quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết…, ông Sơn chép miệng nhìn ra ngoài cửa sổ, phía phần đất mới giải phóng mặt bằng và đang được san ủi, bụi tung trắng xóa.
Nhìn cơ hội đi qua
Nhà điều hành Khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 sừng sững ba tầng trước một “hậu cảnh” bạt ngàn đất đã được san phẳng. Thời gian này, không có nhiều nhà đầu tư đến “tìm cơ hội”, nên với Trưởng phòng Sơn, cũng không có nhiều việc để làm.
Gần 140 ha của giai đoạn 1, hai năm nay mới có 10 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng cộng chừng 2-3 chục ha. Nhưng con số doanh nghiệp thực sự đầu tư mới chỉ có ba, trong đó, một doanh nghiệp đang tuyển lao động để chuẩn bị sản xuất.
Thuê đất 50 năm, giai đoạn 1 mới có hơn trăm ha đã vướng, tổng cộng diện tích cả dự án đến một nghìn ha sẽ thế nào? Câu hỏi này ông Sơn không trả lời được. Hơn 22 ha của Khu đô thị Khai Sơn – Thuận Thành gần đó là một băn khoăn khác đối với doanh nghiệp đầu tư lớn nhất vào Thuận Thành này.
Cách Hà Nội chỉ hơn 20 km, tiện đường đi Hải Phòng, đi Lạng Sơn, đi sân bay Nội Bài, giá thuê đất cạnh tranh nhất trong khu vực các huyện, các tỉnh lân cận, nhưng Khu công nghiệp Khai Sơn chưa thể phát huy hết lợi thế.
“Cũng có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu. Họ chỉ hỏi mỗi chuyện con đường 181 đó, bao giờ khởi công, bao giờ hoàn thành…”, Trưởng phòng Sơn buồn buồn nói.
Cũng mới đây, đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc đến Việt Nam có qua làm việc với Khai Sơn. Nhìn địa thế và những điều kiện ưu đãi, họ thích lắm, nhưng chỉ băn khoăn hạ tầng giao thông, ông Sơn nhớ lại.
“Tiếc quá mấy doanh nghiệp Hàn Quốc, nhất là một doanh nghiệp vệ tinh của Samsung. Đường về Yên Phong (chỗ công ty mẹ Samsung - PV) thì họ không chê, chỉ lo đoạn về Hải Phòng khó khăn nên không quyết định đầu tư”, ông Sơn vừa nói vừa gập tờ giới thiệu mà lúc trước mở ra để chỉ cho người viết xem toàn cảnh Khu công nghiệp Khai Sơn.
Ngay cả những doanh nghiệp đã “trót” đầu tư vào Khu công nghiệp Khai Sơn như Shinhwa, Seong Ji… từ giai đoạn đầu để được chiếm vị trí đẹp, thêm ưu đãi, nay cũng quay ra phàn nàn nhiều về chuyện xe container phải đi đêm để tránh tắc đường, hay chuyện một số thiết bị không biết làm thế nào để chuyển vào nhà máy, vì sợ đi đường xe nghiêng ngả có thể sai hỏng…
“Họ cứ hỏi tôi bao giờ con đường sẽ xong. Tôi chẳng biết trả lời thế nào”, ông Sơn lại thở dài.
Tỉnh lộ 282 trên địa phận huyện Thuận Thành phẳng lượt, rộng 17 mét ngang mới hoàn thành chừng hai năm nay và đạt tiêu chuẩn đường cấp hai đồng bằng, là kỳ vọng về cơ hội phát triển kinh tế của huyện đông dân thứ hai tỉnh Bắc Ninh này.
Nhưng đi hết địa phận tỉnh Bắc Ninh, con đường bỗng co hẹp lại chỉ còn một nửa, thụt hẫng xuống, chia thành hai phần cảm xúc cho các tay lái: một phía là căng ga, mát lái; bên còn lại là “nhá” chân phanh và căng thẳng… né, lượn ổ gà.
Buồn chuyện “Hà Nội chậm”
Chưa đầy 7 km nối từ đường 5 đến phần “giới tuyến mềm” xóc nảy người ấy, con đường nằm trên địa phận thành phố Hà Nội còn có một tên gọi khác là tỉnh lộ 181, đôi đoạn, mặt đường nứt toác như ruộng mùa cạn, chỗ lồi, chỗ lõm.
Đứng từ phần đường bụi mờ trên đất thôn Lệ Chi (Phú Thị, Gia Lâm) nhìn về phía tỉnh lộ 282 “óng” lên trong nắng, bên phía phải, tấm biển “Địa phận tỉnh Bắc Ninh” như một lời chào mời có thành ý. Còn về bên trái cung đường ấy, “Thông báo chỉ giới đường đỏ” được dựng lên cách đây đã vài năm, nay bị vài cây chuối mọc chắn phía trước, che đi một góc tầm nhìn.
Hai trụ cột rỉ sét và phần chữ nhiều chỗ đã bạc mầu, tấm biển giới thiệu mặt cắt đoạn đường mà nhiều đoạn chiều rộng lên tới 45 m, giờ không còn nhận được sự quan tâm như trước.
“Thấy nói sẽ hoàn thành con đường từ cuối năm 2007, đầu 2008. Thế nhưng, đến thời điểm này, ngay chuyện giải phóng mặt bằng cũng chưa thấy đâu”, Trưởng phòng Tổng hợp của Công ty Khai sơn, doanh nghiệp là chủ đầu tư Khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3, ông Nguyễn Huy Sơn nói, không giấu được tiếng thở dài.
Hai năm trước, việc Bắc Ninh hoàn thành con đường 282, cùng với quyết định phê duyệt chỉ giới đường đỏ được Ủy ban Nhân dân Hà Nội ban hành tháng 9/2006, là lý do để không ít doanh nghiệp tin tưởng cơ hội kinh doanh lớn đang đến.
Nhưng có lẽ, với các chủ đầu tư đã lựa chọn Thuận Thành làm địa bàn hoạt động như Shunfar (Khu công nghiệp Thuận Thành 2), Khai Sơn (Khu công nghiệp Thuận Thành 3)…, giờ đây không ít người cho đây là một chuyện buồn đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Nghe chuyện Hà Nội còn chờ quy hoạch tổng thể, có thể phải đến năm 2010 mới có, sau đó mới tính chuyện quy hoạch ngành, quy hoạch chi tiết…, ông Sơn chép miệng nhìn ra ngoài cửa sổ, phía phần đất mới giải phóng mặt bằng và đang được san ủi, bụi tung trắng xóa.
Nhìn cơ hội đi qua
Nhà điều hành Khu công nghiệp Khai Sơn - Thuận Thành 3 sừng sững ba tầng trước một “hậu cảnh” bạt ngàn đất đã được san phẳng. Thời gian này, không có nhiều nhà đầu tư đến “tìm cơ hội”, nên với Trưởng phòng Sơn, cũng không có nhiều việc để làm.
Gần 140 ha của giai đoạn 1, hai năm nay mới có 10 doanh nghiệp đăng ký đầu tư với tổng cộng chừng 2-3 chục ha. Nhưng con số doanh nghiệp thực sự đầu tư mới chỉ có ba, trong đó, một doanh nghiệp đang tuyển lao động để chuẩn bị sản xuất.
Thuê đất 50 năm, giai đoạn 1 mới có hơn trăm ha đã vướng, tổng cộng diện tích cả dự án đến một nghìn ha sẽ thế nào? Câu hỏi này ông Sơn không trả lời được. Hơn 22 ha của Khu đô thị Khai Sơn – Thuận Thành gần đó là một băn khoăn khác đối với doanh nghiệp đầu tư lớn nhất vào Thuận Thành này.
Cách Hà Nội chỉ hơn 20 km, tiện đường đi Hải Phòng, đi Lạng Sơn, đi sân bay Nội Bài, giá thuê đất cạnh tranh nhất trong khu vực các huyện, các tỉnh lân cận, nhưng Khu công nghiệp Khai Sơn chưa thể phát huy hết lợi thế.
“Cũng có nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu. Họ chỉ hỏi mỗi chuyện con đường 181 đó, bao giờ khởi công, bao giờ hoàn thành…”, Trưởng phòng Sơn buồn buồn nói.
Cũng mới đây, đoàn doanh nghiệp tháp tùng Tổng thống Hàn Quốc đến Việt Nam có qua làm việc với Khai Sơn. Nhìn địa thế và những điều kiện ưu đãi, họ thích lắm, nhưng chỉ băn khoăn hạ tầng giao thông, ông Sơn nhớ lại.
“Tiếc quá mấy doanh nghiệp Hàn Quốc, nhất là một doanh nghiệp vệ tinh của Samsung. Đường về Yên Phong (chỗ công ty mẹ Samsung - PV) thì họ không chê, chỉ lo đoạn về Hải Phòng khó khăn nên không quyết định đầu tư”, ông Sơn vừa nói vừa gập tờ giới thiệu mà lúc trước mở ra để chỉ cho người viết xem toàn cảnh Khu công nghiệp Khai Sơn.
Ngay cả những doanh nghiệp đã “trót” đầu tư vào Khu công nghiệp Khai Sơn như Shinhwa, Seong Ji… từ giai đoạn đầu để được chiếm vị trí đẹp, thêm ưu đãi, nay cũng quay ra phàn nàn nhiều về chuyện xe container phải đi đêm để tránh tắc đường, hay chuyện một số thiết bị không biết làm thế nào để chuyển vào nhà máy, vì sợ đi đường xe nghiêng ngả có thể sai hỏng…
“Họ cứ hỏi tôi bao giờ con đường sẽ xong. Tôi chẳng biết trả lời thế nào”, ông Sơn lại thở dài.