Cơ chế điều tiết giá thuốc: Bài toán nan giải?
Từ đầu năm 2011, rất nhiều loại thuốc đã tăng giá đột biến làm cho thị trường hình thành một mặt bằng giá mới
Từ đầu năm 2011 đến nay, rất nhiều loại thuốc, kể cả nhập khẩu và trong nước đã tăng giá đột biến làm cho thị trường hình thành một mặt bằng giá mới.
Trong cuộc đua giá ấy, người bệnh khó khăn để mua được những loại thuốc đặc trị trong khi nhiều bệnh viện nơm nớp lo sợ bị ngưng nguồn thuốc từ các hãng dược phẩm. Nhà chức trách thì đau đầu vì làm thế nào để quản lý mà không phải dùng đến các biện pháp hành chính khô khan.
Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam (VNPCA) cho biết, gần như tháng nào cũng có hàng chục mặt hàng thuốc được điều chỉnh tăng giá, nhiều nhất là thuốc ngoại nhập.
Còn theo Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM, qua đợt thanh kiểm tra cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua đã ghi nhận trong số khoảng 4.000 loại thuốc nhập khẩu có 4,2% mặt hàng tăng giá với mức bình quân 2,2%. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì theo một số chuyên gia dược phẩm, chiếm đến phân nửa thuốc lưu hành trên thị trường là thuốc ngoại nhập, phần thuốc nội cũng hơn 90% là sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Thực tế là thuốc bán ngoài thị trường tự do luôn cao hơn giá bán từ các nhà thuốc bệnh viện hoặc hệ thống chuỗi nhà thuốc đạt GPP (thực hành nhà thuốc tốt). Điều này theo nhiều chuyên gia là do việc quản lý giá thuốc ngoài thị trường còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ từ các ngành hữu quan.
UBND Tp.HCM cũng đã giao Sở Y tế thanh kiểm tra và giám sát để bảo đảm điều chỉnh giá sao cho phù hợp. Đối với thuốc ngoại, theo quy định, Cục Quản lý được Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép và xác định việc đăng ký giá.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, thành phố đã có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị và Sở Y tế thành phố cũng đã đề nghị xem xét quản lý thận trọng nhằm bảo đảm tính chặt chẽ tạo điều kiện người dân được sử dụng thuốc ngoại với giá cả hợp lý.
Ngày 10/3, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có Công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành cùng các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cả nước, các đơn vị nhập khẩu thuốc yêu cầu nhanh chóng kiểm tra, giám sát việc kê khai giá thuốc nhằm bình ổn giá thuốc trên thị trường.
Theo đó, phải tăng cường thanh kiểm tra các nhà sản xuất dược phẩm, cửa hàng kinh doanh thuốc về việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc trên địa bàn đồng thời các sở y tế các tỉnh, thành phải kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Tại Tp.HCM, Sở Y tế cho biết, công việc thanh kiểm tra giá thuốc đang thực hiện ở bước đầu, chủ yếu xử lý các vi phạm về niêm yết giá, mua bán không hóa đơn chứng từ. UBND Tp.HCM cũng đã làm việc với các công ty sản xuất, kinh doanh dược để tìm biện pháp bình ổn giá thuốc.
Sở Y tế sẽ phối hợp với Coong ty dược phẩm Sài Gòn Sapharco có kế hoạch cung ứng đủ thuốc chữa bệnh, đồng thời giữ giá ổn định những loại thuốc thiết yếu. UBND thành phố cũng đang lên kế hoạch xem xét việc lập Quỹ bình ổn giá thuốc.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, thành phố đã thống nhất cho doanh nghiệp vay không lãi 12 tháng không thế chấp để thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước. Lãnh đạo Sở Y tế Tp.HCM cũng cho hay, ngân sách thành phố dành cho bình ổn giá thuốc vào khoảng vài chục tỷ đồng mua dự trữ các loại thuốc thiết yếu do các đơn vị sản xuất trong nước.
Quỹ bình ổn nhằm hướng đến những đối tượng phải tự mua thuốc (ngoài bảo hiểm y tế). Khi có nguồn thuốc ổn định với giá ổn định, thị trường tự nhiên sẽ điều tiết theo.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sẽ quản lý giá thuốc ngoại nhập như thế nào, khi các doanh nghiệp nhập khẩu dược lý giải do việc USD tăng giá, giá thuốc ngoại phải tăng theo.
Có ý kiến đề nghị cơ quan quản lý thuốc cần sớm ban hành mẫu hóa đơn thuế đặc thù của ngành dược, trong đó ghi thông tin rõ ràng giá thuốc CIF là giá thuốc nhập khẩu về đến cảng Việt Nam. Giá bán buôn dự kiến đã được kê khai và kê khai lại. Điều này sẽ hỗ trợ tốt việc kiểm tra giám sát việc bán theo giá đã kê khai.
Một khó khăn nữa là tính đặc thù của dược phẩm. Làm thế nào để vừa giữ bình ổn giá thuốc trong cơ chế thị trường vừa không sử dụng các biện pháp hành chính để cưỡng lại các quy luật của kinh tế thị trường?
TS. Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM phân tích: Bài toán không phải là tìm mọi cách kìm giữ giá thuốc mà cần phải tạo một cơ chế thích hợp để điều tiết, giảm bớt các trung gian và những chi phí phát sinh không cần thiết.
Trong cuộc đua giá ấy, người bệnh khó khăn để mua được những loại thuốc đặc trị trong khi nhiều bệnh viện nơm nớp lo sợ bị ngưng nguồn thuốc từ các hãng dược phẩm. Nhà chức trách thì đau đầu vì làm thế nào để quản lý mà không phải dùng đến các biện pháp hành chính khô khan.
Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam (VNPCA) cho biết, gần như tháng nào cũng có hàng chục mặt hàng thuốc được điều chỉnh tăng giá, nhiều nhất là thuốc ngoại nhập.
Còn theo Thanh tra Sở Y tế Tp.HCM, qua đợt thanh kiểm tra cuối tháng 2 đầu tháng 3 vừa qua đã ghi nhận trong số khoảng 4.000 loại thuốc nhập khẩu có 4,2% mặt hàng tăng giá với mức bình quân 2,2%. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì theo một số chuyên gia dược phẩm, chiếm đến phân nửa thuốc lưu hành trên thị trường là thuốc ngoại nhập, phần thuốc nội cũng hơn 90% là sử dụng nguyên liệu nhập khẩu.
Thực tế là thuốc bán ngoài thị trường tự do luôn cao hơn giá bán từ các nhà thuốc bệnh viện hoặc hệ thống chuỗi nhà thuốc đạt GPP (thực hành nhà thuốc tốt). Điều này theo nhiều chuyên gia là do việc quản lý giá thuốc ngoài thị trường còn thiếu chặt chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ từ các ngành hữu quan.
UBND Tp.HCM cũng đã giao Sở Y tế thanh kiểm tra và giám sát để bảo đảm điều chỉnh giá sao cho phù hợp. Đối với thuốc ngoại, theo quy định, Cục Quản lý được Bộ Y tế xem xét cấp giấy phép và xác định việc đăng ký giá.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, thành phố đã có văn bản gửi Bộ Y tế đề nghị và Sở Y tế thành phố cũng đã đề nghị xem xét quản lý thận trọng nhằm bảo đảm tính chặt chẽ tạo điều kiện người dân được sử dụng thuốc ngoại với giá cả hợp lý.
Ngày 10/3, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã có Công văn khẩn gửi sở y tế các tỉnh, thành cùng các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm cả nước, các đơn vị nhập khẩu thuốc yêu cầu nhanh chóng kiểm tra, giám sát việc kê khai giá thuốc nhằm bình ổn giá thuốc trên thị trường.
Theo đó, phải tăng cường thanh kiểm tra các nhà sản xuất dược phẩm, cửa hàng kinh doanh thuốc về việc thực hiện các quy định về quản lý giá thuốc trên địa bàn đồng thời các sở y tế các tỉnh, thành phải kịp thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Tại Tp.HCM, Sở Y tế cho biết, công việc thanh kiểm tra giá thuốc đang thực hiện ở bước đầu, chủ yếu xử lý các vi phạm về niêm yết giá, mua bán không hóa đơn chứng từ. UBND Tp.HCM cũng đã làm việc với các công ty sản xuất, kinh doanh dược để tìm biện pháp bình ổn giá thuốc.
Sở Y tế sẽ phối hợp với Coong ty dược phẩm Sài Gòn Sapharco có kế hoạch cung ứng đủ thuốc chữa bệnh, đồng thời giữ giá ổn định những loại thuốc thiết yếu. UBND thành phố cũng đang lên kế hoạch xem xét việc lập Quỹ bình ổn giá thuốc.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, thành phố đã thống nhất cho doanh nghiệp vay không lãi 12 tháng không thế chấp để thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và thuốc chữa bệnh sản xuất trong nước. Lãnh đạo Sở Y tế Tp.HCM cũng cho hay, ngân sách thành phố dành cho bình ổn giá thuốc vào khoảng vài chục tỷ đồng mua dự trữ các loại thuốc thiết yếu do các đơn vị sản xuất trong nước.
Quỹ bình ổn nhằm hướng đến những đối tượng phải tự mua thuốc (ngoài bảo hiểm y tế). Khi có nguồn thuốc ổn định với giá ổn định, thị trường tự nhiên sẽ điều tiết theo.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là sẽ quản lý giá thuốc ngoại nhập như thế nào, khi các doanh nghiệp nhập khẩu dược lý giải do việc USD tăng giá, giá thuốc ngoại phải tăng theo.
Có ý kiến đề nghị cơ quan quản lý thuốc cần sớm ban hành mẫu hóa đơn thuế đặc thù của ngành dược, trong đó ghi thông tin rõ ràng giá thuốc CIF là giá thuốc nhập khẩu về đến cảng Việt Nam. Giá bán buôn dự kiến đã được kê khai và kê khai lại. Điều này sẽ hỗ trợ tốt việc kiểm tra giám sát việc bán theo giá đã kê khai.
Một khó khăn nữa là tính đặc thù của dược phẩm. Làm thế nào để vừa giữ bình ổn giá thuốc trong cơ chế thị trường vừa không sử dụng các biện pháp hành chính để cưỡng lại các quy luật của kinh tế thị trường?
TS. Phong Lan, Phó giám đốc Sở Y tế Tp.HCM phân tích: Bài toán không phải là tìm mọi cách kìm giữ giá thuốc mà cần phải tạo một cơ chế thích hợp để điều tiết, giảm bớt các trung gian và những chi phí phát sinh không cần thiết.