Quản lý giá thuốc: Yếu cơ chế hay yếu trách nhiệm?
Giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy, chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát giá thuốc
Ngoài thị trường giá thuốc đang tăng chóng mặt, trong nghị trường đại biểu đề nghị truy trách nhiệm, song giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho thấy, chưa có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát giá thuốc.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội tuần qua, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai cho rằng giá thuốc đang “nhảy múa”, nhất là biệt dược thì đã "cao đến mức mà người dân không thể chịu xiết".
“Đây là một vấn đề bức xúc mà trong nhiều kỳ họp vừa qua, chúng ta có nêu lên nhưng quá trình giải quyết hiện nay còn rất chậm”, bà Mai nhấn mạnh. Đồng thời đề nghị làm rõ xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm chính khi để giá thuốc tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân.
Kết quả giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc triển khai thực hiện Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế và Nghị quyết số 18/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh xã hội hóa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân vừa gửi đến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này cũng nhận định “công tác quản lý Nhà nước về giá thuốc còn thiếu tính chủ động, có nhiều hạn chế”
Theo đó, hiện thị trường dược Việt Nam có trên 22.000 mặt hàng thuốc đã được cấp số lưu hành, trong khi phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu sản xuất thuốc và trên 50% thuốc thành phẩm “nên giá thuốc tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường nguyên liệu và giá thuốc quốc tế”.
Trong khi, Bộ Y tế chưa thực hiện được việc công bố giá tối đa đối với loại thuốc do ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả, dẫn tới “thiếu cơ sở pháp lý để các địa phương áp dụng khi đấu thầu thuốc”.
Bên cạnh đó thì lực lượng thanh tra y tế thiếu cả về số lượng và chất lượng nên việc tổ chức thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược còn hạn chế; việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuốc và giá thuốc chưa nghiêm và chưa đủ sức răn đe. Thực tế cho thấy nhiều thông tin về tăng giá thuốc do báo chí phát hiện trước và cảnh báo với các nhà quản lý, báo cáo nêu rõ.
Sát ngày kỳ họp Quốc hội thứ tám khai mạc, tại phiên giải trình về quản lý giá thuốc của Bộ Y tế trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó chủ nhiệm Đặng Như Lợi đã đặt vấn đề về số tiền Bảo hiểm xã hội chi cho tiền thuốc và vì sao nơi chi tiền mua thuốc lại không được tham gia định giá thuốc?
Theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu thì trước đây Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế, sau đó Chính phủ phân công chuyển sang thuộc Bảo hiểm xã hội. Nhưng, “Bộ Y tế ủng hộ sự có mặt của cơ quan bảo hiểm xã hội trong hội đồng đấu thầu thuốc cung ứng vào bệnh viện”.
Báo cáo giám sát đã nhấn mạnh tình trạng chưa có cơ chế để cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm soát giá thuốc, trong khi hàng năm cơ quan này phải chi trả một số lượng lớn tiền thuốc cho các bệnh viện, năm 2009 khoảng 9.500 tỷ đồng, (năm 2010 dự kiến 13.000 tỷ đồng) “mà không biết là đắt hay rẻ và có đúng giá hay không”, vì hiện tại mới chỉ có cơ quan bảo hiểm xã hội của 13/63 tỉnh thành được tham gia vào quá trình đấu thầu thuốc.
Đã thế, rất ít bệnh viện thực hiện phương thức thanh toán theo ca bệnh nên khó có thể kiểm soát được tình trạng lạm dụng thuốc, nhất là thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng.
Liên quan đến trách nhiệm của các bộ như nhiều đại biểu đã phân tích, Ủy ban Về các vấn đề xã hội nêu rõ, “pháp luật hiện hành đã giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát hoạt động cạnh tranh về giá thuốc, song thực tế hầu như không thực hiện được vì Bộ Y tế chưa cung cấp được thông tin cụ thể về thị phần, thị trường và các thông tin liên quan”.
Phân tích nguyên nhân, cơ quan giám sát cho rằng, ngoài lý do biến động về tỷ giá ngoại tệ vì 90% nguyên liệu sản xuất thuốc là nhập khẩu, việc tăng giá bất hợp lý (từ 150 – 300%) một số rất ít loại thuốc (trong đó có khoảng 500 loại thuốc thông dụng) tại một số bệnh viện, dù đã qua đấu thầu, chủ yếu là do các quy định về đấu thầu thuốc (Thông tư 10) chưa chặt chẽ và không phù hợp. “Do Bộ Y tế chưa thực hiện quy định của Luật dược về công bố định kỳ giá tối đa với thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, vì vậy thiếu căn cứ để quyết định trúng thầu”, báo cáo viết.
Tăng giá thuốc, theo giám sát, cũng còn do tình trạng chi hoa hồng trong khi mua bán thuốc, cho bác sỹ kê đơn thuốc (cả cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước lẫn tư nhân). Báo cáo nêu, theo ý kiến một số chuyên gia y tế, mức chi hoa hồng cho bác sỹ kê đơn toa thuốc chuyên dụng, thuốc biệt dược khoảng 30% và được tính vào giá thuốc. Nguyên nhân của việc này là “do cơ chế quản lý giá chưa chặt cũng như sự xuống cấp về y đức của một số thầy thuốc”.
Ủy ban Về các vấn đề xã hội kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực y tế. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định đã lạc hậu về công khai giá thuốc, đấu thầu thuốc, giám sát giá thuốc và đặc biệt là “nghiên cứu, chỉ đạo bổ sung, sửa đổi bổ sung các quy định để có căn cứ pháp lý về giá thuốc khi xét thầu, bảo đảm tính công khai minh bạch giá, hạn chế các công ty kinh doanh dược trung gian và hạn chế tình trạng hoa hồng cho các thầy thuốc”.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai đề nghị Chính phủ phải xem và đề xuất Quốc hội để sớm sửa một số điều không hợp lý trong Luật Dược để giúp các cơ quan có thể điều hành tốt hơn trong vấn đề quản lý giá thuốc. Đồng thời sớm có một lộ trình quy định về đấu thầu, nhập khẩu và có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý giá thuốc.
Phát biểu tại phiên thảo luận về kinh tế, xã hội tuần qua, đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai cho rằng giá thuốc đang “nhảy múa”, nhất là biệt dược thì đã "cao đến mức mà người dân không thể chịu xiết".
“Đây là một vấn đề bức xúc mà trong nhiều kỳ họp vừa qua, chúng ta có nêu lên nhưng quá trình giải quyết hiện nay còn rất chậm”, bà Mai nhấn mạnh. Đồng thời đề nghị làm rõ xem ai sẽ phải chịu trách nhiệm chính khi để giá thuốc tăng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống người dân.
Kết quả giám sát của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc triển khai thực hiện Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế và Nghị quyết số 18/2008 của Quốc hội về đẩy mạnh xã hội hóa nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân vừa gửi đến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này cũng nhận định “công tác quản lý Nhà nước về giá thuốc còn thiếu tính chủ động, có nhiều hạn chế”
Theo đó, hiện thị trường dược Việt Nam có trên 22.000 mặt hàng thuốc đã được cấp số lưu hành, trong khi phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu sản xuất thuốc và trên 50% thuốc thành phẩm “nên giá thuốc tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thị trường nguyên liệu và giá thuốc quốc tế”.
Trong khi, Bộ Y tế chưa thực hiện được việc công bố giá tối đa đối với loại thuốc do ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế chi trả, dẫn tới “thiếu cơ sở pháp lý để các địa phương áp dụng khi đấu thầu thuốc”.
Bên cạnh đó thì lực lượng thanh tra y tế thiếu cả về số lượng và chất lượng nên việc tổ chức thanh kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh dược còn hạn chế; việc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về thuốc và giá thuốc chưa nghiêm và chưa đủ sức răn đe. Thực tế cho thấy nhiều thông tin về tăng giá thuốc do báo chí phát hiện trước và cảnh báo với các nhà quản lý, báo cáo nêu rõ.
Sát ngày kỳ họp Quốc hội thứ tám khai mạc, tại phiên giải trình về quản lý giá thuốc của Bộ Y tế trước Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Phó chủ nhiệm Đặng Như Lợi đã đặt vấn đề về số tiền Bảo hiểm xã hội chi cho tiền thuốc và vì sao nơi chi tiền mua thuốc lại không được tham gia định giá thuốc?
Theo giải thích của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu thì trước đây Bảo hiểm y tế thuộc Bộ Y tế, sau đó Chính phủ phân công chuyển sang thuộc Bảo hiểm xã hội. Nhưng, “Bộ Y tế ủng hộ sự có mặt của cơ quan bảo hiểm xã hội trong hội đồng đấu thầu thuốc cung ứng vào bệnh viện”.
Báo cáo giám sát đã nhấn mạnh tình trạng chưa có cơ chế để cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm soát giá thuốc, trong khi hàng năm cơ quan này phải chi trả một số lượng lớn tiền thuốc cho các bệnh viện, năm 2009 khoảng 9.500 tỷ đồng, (năm 2010 dự kiến 13.000 tỷ đồng) “mà không biết là đắt hay rẻ và có đúng giá hay không”, vì hiện tại mới chỉ có cơ quan bảo hiểm xã hội của 13/63 tỉnh thành được tham gia vào quá trình đấu thầu thuốc.
Đã thế, rất ít bệnh viện thực hiện phương thức thanh toán theo ca bệnh nên khó có thể kiểm soát được tình trạng lạm dụng thuốc, nhất là thuốc biệt dược, thuốc chuyên dụng.
Liên quan đến trách nhiệm của các bộ như nhiều đại biểu đã phân tích, Ủy ban Về các vấn đề xã hội nêu rõ, “pháp luật hiện hành đã giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm giám sát, kiểm soát hoạt động cạnh tranh về giá thuốc, song thực tế hầu như không thực hiện được vì Bộ Y tế chưa cung cấp được thông tin cụ thể về thị phần, thị trường và các thông tin liên quan”.
Phân tích nguyên nhân, cơ quan giám sát cho rằng, ngoài lý do biến động về tỷ giá ngoại tệ vì 90% nguyên liệu sản xuất thuốc là nhập khẩu, việc tăng giá bất hợp lý (từ 150 – 300%) một số rất ít loại thuốc (trong đó có khoảng 500 loại thuốc thông dụng) tại một số bệnh viện, dù đã qua đấu thầu, chủ yếu là do các quy định về đấu thầu thuốc (Thông tư 10) chưa chặt chẽ và không phù hợp. “Do Bộ Y tế chưa thực hiện quy định của Luật dược về công bố định kỳ giá tối đa với thuốc do quỹ bảo hiểm y tế chi trả, vì vậy thiếu căn cứ để quyết định trúng thầu”, báo cáo viết.
Tăng giá thuốc, theo giám sát, cũng còn do tình trạng chi hoa hồng trong khi mua bán thuốc, cho bác sỹ kê đơn thuốc (cả cơ sở khám chữa bệnh Nhà nước lẫn tư nhân). Báo cáo nêu, theo ý kiến một số chuyên gia y tế, mức chi hoa hồng cho bác sỹ kê đơn toa thuốc chuyên dụng, thuốc biệt dược khoảng 30% và được tính vào giá thuốc. Nguyên nhân của việc này là “do cơ chế quản lý giá chưa chặt cũng như sự xuống cấp về y đức của một số thầy thuốc”.
Ủy ban Về các vấn đề xã hội kiến nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc tổ chức thực hiện pháp luật thuộc lĩnh vực y tế. Đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định đã lạc hậu về công khai giá thuốc, đấu thầu thuốc, giám sát giá thuốc và đặc biệt là “nghiên cứu, chỉ đạo bổ sung, sửa đổi bổ sung các quy định để có căn cứ pháp lý về giá thuốc khi xét thầu, bảo đảm tính công khai minh bạch giá, hạn chế các công ty kinh doanh dược trung gian và hạn chế tình trạng hoa hồng cho các thầy thuốc”.
Còn đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai đề nghị Chính phủ phải xem và đề xuất Quốc hội để sớm sửa một số điều không hợp lý trong Luật Dược để giúp các cơ quan có thể điều hành tốt hơn trong vấn đề quản lý giá thuốc. Đồng thời sớm có một lộ trình quy định về đấu thầu, nhập khẩu và có những biện pháp xử lý mạnh tay đối với các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý giá thuốc.