Bộ Y tế nói gì về giá thuốc?
Theo đánh giá của Bộ Y tế, với việc quản lý chặt chẽ , trong thời gian qua, thị trường dược phẩm cơ bản được duy trì ổn định
“Một số trường hợp cá biệt không thực hiện đúng các quy định về quản lý giá thuốc, qua thanh tra kiểm tra phát hiện đều được xử lý nghiêm”, Bộ trưởng Bộ Y tế vừa trả lời (bằng văn bản) chất vấn của đại biểu Quốc hội về quản lý giá thuốc.
Quản lý giá nói chung và giá thuốc nói riêng là một trong những vấn đề khiến nhiều đại biểu hết sức sốt ruột, nhất là khi chỉ tiêu lạm phát năm nay đã vượt "trần" Quốc hội quyết.
Trả lời đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) về trách nhiệm của Bộ Y tế trong quản lý giá thuốc, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã theo dõi sát sao và chỉ đạo liên bộ Y tế - Tài chính - Công Thương tích cực triển khai việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh.
Tất cả các khâu, các đối tượng kinh doanh thuốc từ nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc đều được quản lý thông qua các biện pháp kê khai, kê khai lại, niêm yết giá thuốc. Các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ. “Bộ Y tế đã phối hợp và chỉ đạo hệ thống thanh tra, các sở y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý giá thuốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”, văn bản trả lời chất vấn nêu rõ.
Theo đánh giá của Bộ, với việc quản lý chặt chẽ như trên, trong thời gian qua, thị trường dược phẩm cơ bản được duy trì ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cao cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế trong các năm qua đều thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng. So với chỉ số giá tiêu dùng chung của xã hội thì chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm y tế có tỷ lệ giảm dần: đến năm 2008, 2009 và 10 tháng qua của năm 2010 bằng hoặc dưới 1/2 so với chỉ số giá tiêu dùng và luôn đứng thứ 7 - 9 so với 11 mặt hàng trọng yếu khác, Bộ trưởng Y tế dẫn chứng.
Tuy nhiên, “tư lệnh” ngành y tế cũng thừa nhận vẫn còn một số mặt hàng có giá trúng thầu cao, một số nhà thuốc tại bệnh viện bán giá cao hơn giá ngoài thị trường… “Tỷ lệ tăng giá so vơi tổng số mặt hàng thuốc trên thị trường không cao nhưng đã gây bức xúc dư luận”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Bộ Y tế cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý dược đã tạm dừng cấp số đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu của 12 cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký thuốc và cơ sở nhập khẩu thuốc.
Tạm dừng gia hạn cấp giấy phép hoạt động về thuốc, nguyên liệu làm thuốc của 10 công ty nước ngoài chưa tiến hành kê khai bổ sung giá các mặt hàng lưu hành trên thị trường và đang tiến hành các thủ tục rút giấy phép hoạt động của 1 công ty nước ngoài.
Đồng thời, chuyển Sở Y tế Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính 5 cơ sở y tế và Sở Y tế Hà Nội xử lý vi phạm 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc vi phạm về giá thuốc, các quy định liên quan.
Nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý giá thuốc, Bộ Y tế cho biết dự kiến sẽ ban hành trong năm 2010 một số văn bản sửa đổi một số quy định về đấu thầu thuốc, khuyến mại trong kinh doanh thuốc, thí điểm quy định về thặng số buôn bán thuốc do ngân sách Nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế chi trả…
Đại biểu Huỳnh Nghĩa cho biết, ông không thỏa mãn với nội dung trả lời này. Vì, thực tế giá thuốc tăng đang thực sự “chồng chất” khó khăn cho người bệnh.
Và, gần một nửa trong số 15 chất vấn bằng văn bản đã được gửi đến Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cũng cho thấy “bức tranh” về giá thuốc không được lạc quan như trả lời của Bộ trưởng.
Đại biểu Danh Út nêu thực tế giá bán của cùng loại thuốc chênh nhau từ 5 đến 7 lần. Bên cạnh đó bảo hiểm xã hội là nơi chi tiền thuốc lại không được tham gia định giá thuốc và đấu thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện.
Còn theo đại biểu Vũ Hồng Anh thì Thanh tra Chính phủ phát hiện trong quản lý, lưu thông thuốc quốc gia có việc dự trữ vượt ra khỏi danh mục và quá số lượng quy định. “ Điều này khiến tiền Nhà nước đầu tư cho y tế có hiện tượng bị sử dụng sai mục đích”.
Vào đầu tuần sau - tuần làm việc cuối cùng - của kỳ họp Quốc hội thứ tám, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cùng với ba vị bộ trưởng khác sẽ đăng đàn trước Quốc hội. Và, quản lý sản xuất, chất lượng và giá thuốc cũng nằm trong nhóm vấn đề Quốc hội sẽ tập trung chất vấn người đứng đầu ngành y tế.
Quản lý giá nói chung và giá thuốc nói riêng là một trong những vấn đề khiến nhiều đại biểu hết sức sốt ruột, nhất là khi chỉ tiêu lạm phát năm nay đã vượt "trần" Quốc hội quyết.
Trả lời đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) về trách nhiệm của Bộ Y tế trong quản lý giá thuốc, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cho biết, trong thời gian qua, Chính phủ đã theo dõi sát sao và chỉ đạo liên bộ Y tế - Tài chính - Công Thương tích cực triển khai việc quản lý chặt chẽ thị trường thuốc chữa bệnh.
Tất cả các khâu, các đối tượng kinh doanh thuốc từ nhập khẩu, sản xuất, bán buôn, bán lẻ thuốc đều được quản lý thông qua các biện pháp kê khai, kê khai lại, niêm yết giá thuốc. Các nhà thuốc bệnh viện phải thực hiện quy định về thặng số bán lẻ. “Bộ Y tế đã phối hợp và chỉ đạo hệ thống thanh tra, các sở y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định quản lý giá thuốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”, văn bản trả lời chất vấn nêu rõ.
Theo đánh giá của Bộ, với việc quản lý chặt chẽ như trên, trong thời gian qua, thị trường dược phẩm cơ bản được duy trì ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột biến, đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng cao cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế trong các năm qua đều thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng. So với chỉ số giá tiêu dùng chung của xã hội thì chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm y tế có tỷ lệ giảm dần: đến năm 2008, 2009 và 10 tháng qua của năm 2010 bằng hoặc dưới 1/2 so với chỉ số giá tiêu dùng và luôn đứng thứ 7 - 9 so với 11 mặt hàng trọng yếu khác, Bộ trưởng Y tế dẫn chứng.
Tuy nhiên, “tư lệnh” ngành y tế cũng thừa nhận vẫn còn một số mặt hàng có giá trúng thầu cao, một số nhà thuốc tại bệnh viện bán giá cao hơn giá ngoài thị trường… “Tỷ lệ tăng giá so vơi tổng số mặt hàng thuốc trên thị trường không cao nhưng đã gây bức xúc dư luận”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Bộ Y tế cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục Quản lý dược đã tạm dừng cấp số đăng ký hoặc giấy phép nhập khẩu của 12 cơ sở sản xuất, cơ sở đứng tên đăng ký thuốc và cơ sở nhập khẩu thuốc.
Tạm dừng gia hạn cấp giấy phép hoạt động về thuốc, nguyên liệu làm thuốc của 10 công ty nước ngoài chưa tiến hành kê khai bổ sung giá các mặt hàng lưu hành trên thị trường và đang tiến hành các thủ tục rút giấy phép hoạt động của 1 công ty nước ngoài.
Đồng thời, chuyển Sở Y tế Tp.HCM xử lý vi phạm hành chính 5 cơ sở y tế và Sở Y tế Hà Nội xử lý vi phạm 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc vi phạm về giá thuốc, các quy định liên quan.
Nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý giá thuốc, Bộ Y tế cho biết dự kiến sẽ ban hành trong năm 2010 một số văn bản sửa đổi một số quy định về đấu thầu thuốc, khuyến mại trong kinh doanh thuốc, thí điểm quy định về thặng số buôn bán thuốc do ngân sách Nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế chi trả…
Đại biểu Huỳnh Nghĩa cho biết, ông không thỏa mãn với nội dung trả lời này. Vì, thực tế giá thuốc tăng đang thực sự “chồng chất” khó khăn cho người bệnh.
Và, gần một nửa trong số 15 chất vấn bằng văn bản đã được gửi đến Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cũng cho thấy “bức tranh” về giá thuốc không được lạc quan như trả lời của Bộ trưởng.
Đại biểu Danh Út nêu thực tế giá bán của cùng loại thuốc chênh nhau từ 5 đến 7 lần. Bên cạnh đó bảo hiểm xã hội là nơi chi tiền thuốc lại không được tham gia định giá thuốc và đấu thầu cung ứng thuốc vào bệnh viện.
Còn theo đại biểu Vũ Hồng Anh thì Thanh tra Chính phủ phát hiện trong quản lý, lưu thông thuốc quốc gia có việc dự trữ vượt ra khỏi danh mục và quá số lượng quy định. “ Điều này khiến tiền Nhà nước đầu tư cho y tế có hiện tượng bị sử dụng sai mục đích”.
Vào đầu tuần sau - tuần làm việc cuối cùng - của kỳ họp Quốc hội thứ tám, Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu cùng với ba vị bộ trưởng khác sẽ đăng đàn trước Quốc hội. Và, quản lý sản xuất, chất lượng và giá thuốc cũng nằm trong nhóm vấn đề Quốc hội sẽ tập trung chất vấn người đứng đầu ngành y tế.