Bộ trưởng Bộ Y tế: Giá thuốc không tăng theo giá ngoại tệ
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời chất vấn về quản lý giá thuốc và những vấn đề bức xúc liên quan đến ngành y tế
“Không có chuyện tháng này ngoại tệ, Đô la, hối đoái tăng thì giá thuốc lại tăng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 22/11.
Không nằm ngoài dự đoán, quản lý giá thuốc và quá tải trầm trọng tại các bệnh viện vẫn là những vấn đề được nhiều đại biểu “xoay” vị “tư lệnh” ngành y tế.
“Chúng tôi cũng day dứt lắm”
Đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) dẫn thông tin cho rằng mỗi khi giá ngoại tệ biến động các hãng dược thường vin vào để nâng giá dược phẩm trước rồi kê khai sau. Nhưng thực tế các loại dược liệu, sản phẩm thuốc luôn được tích cóp, mua bán và thanh toán trước khi được tung ra thị trường khá lâu.
“Theo Bộ trưởng việc này có đúng hay không và Bộ trưởng cho biết tỷ lệ khi Đô la, Euro tăng thì tỷ lệ giá thuốc tăng so với giá ngoại tệ là bao nhiêu phần trăm”, đại biểu Kim Anh chất vấn.
"Đấu thầu thuốc là đầu năm đấu thầu cho cả năm, với người trúng thầu ngoại tệ lên thì anh thiệt, xuống thì anh được. Do vậy, không có chuyện tháng này ngoại tệ, đôla, hối đoái tăng thì giá thuốc lại tăng mà giá đó cố định cả năm”, Bộ trưởng khẳng định.
Cũng liên quan đến quản lý giá thuốc, đại biểu Lê Thị Nguyệt đã chất vấn thẳng trách nhiệm của Bộ trưởng về việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Theo trả lời của Bộ trưởng thì mức giá tăng trung bình của 11 mặt hàng thiết yếu trong 10 tháng qua và năm 2009 là 8,6% nhưng giá thuốc chỉ tăng 3.2%.
"Vấn đề này Tổng cục Thống kê đã ký tên, đóng dấu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký tên, đóng dấu và báo cáo trước Chính phủ. Tất nhiên các đồng chí đó phải chịu trách nhiệm với số liệu này trước pháp luật và trước Quốc hội", Bộ trưởng nói.
Nêu thực trạng có những người đi nước ngoài về xách nửa vali thuốc mới phát minh có thể bán với giá cao và độc quyền phối hợp với nhau nâng giá từ ngoài biên giới nâng giá vào, Bộ trưởng nói: “Chúng tôi cũng day dứt lắm, và sẽ tìm các biện pháp để thực hiện trách nhiệm quản lý giá”.
Chấm dứt nằm ghép chỉ là “chuyện tầm phào”
Khác với nhiều vị đại biểu khác, đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) chỉ hỏi Bộ trưởng Triệu duy nhất một vấn đề.
Đó là trong lần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa 12, Bộ trưởng có hứa trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng sẽ chỉ đạo giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện công, chấm dứt tình trạng một giường bệnh có 2 đến 3 bệnh nhân. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này là thời điểm sắp mãn khóa và kết thúc nhiệm kỳ của Bộ trưởng, việc giảm tải không những không đạt mà còn trầm trọng hơn. Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào với việc thực hiện lời hứa của mình trước Quốc hội, trước cử tri?
Hội trường rộ lên tiếng cười khi Bộ trưởng Triệu trả lời rằng: “Vấn đề này thực ra chỉ là một câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi”.
Bộ trưởng Bộ Y tế chưa bao giờ nói trước cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội và hội nghị ở Bộ Y tế cũng như hội nghị ở các tỉnh rằng chấm dứt nằm ghép trong 2 năm, 3 năm hay 4 năm, ông Triệu quả quyết.
Sau đó Bộ trưởng giải thích cụ thể, trong gỡ băng ghi âm kỳ họp thứ hai của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tấn Tuân, đoàn Khánh Hòa có hỏi nếu ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo như hiện nay thì Bộ trưởng có thực hiện được trong 2-3 năm nữa chấm dứt tình trạng nằm ghép 2-3 người/1 giường bệnh không?
Bộ Y tế trả lời là Bộ vẫn quyết tâm, kiên trì, bằng nhiều biện pháp nhưng nếu Quốc hội và Chính phủ không cấp đủ tiền như kế hoạch thì các biện pháp phục vụ y tế cũng chỉ là tạm thời và không vững chắc, khó có thể thực hiện được. “Tức là Bộ Y tế sẽ quyết tâm giảm được bao nhiêu để dân đỡ khổ bấy nhiêu. Còn 2 năm, 3 năm hay 10 năm là tùy từng bệnh viện”, Bộ trưởng giải thích cặn kẽ hơn.
Nêu ví dụ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thanh Nhàn… chỉ sau hơn một năm đã không còn nằm ghép, song người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết, có những bệnh viện có khi 5 năm, 7 năm, 10 năm nữa cũng chưa có thể chấm dứt nằm ghép.
“Cho nên hôm nay, trên truyền hình trực tiếp, tôi có thể nói với toàn dân là Bộ Y tế rất quyết tâm để chấm dứt nằm ghép sớm chừng nào thì bệnh nhân, người dân đỡ khổ chừng ấy. Còn hứa 2 năm, 3 năm hay 4 năm thì chưa bao giờ nói, một lần nữa xin nói lại cho rõ”.
Khác với phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương trước đó được nhiều đại biểu nhận xét là “hơi buồn”, phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Triệu nhiều lần khiến hội trường rộ lên tiếng cười vì những ví von, so sánh, vốn hay được Bộ trưởng Triệu sử dụng. “Nói chung phần trả lời của Bộ trưởng tương đối suôn sẻ, vui”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét.
Không nằm ngoài dự đoán, quản lý giá thuốc và quá tải trầm trọng tại các bệnh viện vẫn là những vấn đề được nhiều đại biểu “xoay” vị “tư lệnh” ngành y tế.
“Chúng tôi cũng day dứt lắm”
Đại biểu Dương Kim Anh (Trà Vinh) dẫn thông tin cho rằng mỗi khi giá ngoại tệ biến động các hãng dược thường vin vào để nâng giá dược phẩm trước rồi kê khai sau. Nhưng thực tế các loại dược liệu, sản phẩm thuốc luôn được tích cóp, mua bán và thanh toán trước khi được tung ra thị trường khá lâu.
“Theo Bộ trưởng việc này có đúng hay không và Bộ trưởng cho biết tỷ lệ khi Đô la, Euro tăng thì tỷ lệ giá thuốc tăng so với giá ngoại tệ là bao nhiêu phần trăm”, đại biểu Kim Anh chất vấn.
"Đấu thầu thuốc là đầu năm đấu thầu cho cả năm, với người trúng thầu ngoại tệ lên thì anh thiệt, xuống thì anh được. Do vậy, không có chuyện tháng này ngoại tệ, đôla, hối đoái tăng thì giá thuốc lại tăng mà giá đó cố định cả năm”, Bộ trưởng khẳng định.
Cũng liên quan đến quản lý giá thuốc, đại biểu Lê Thị Nguyệt đã chất vấn thẳng trách nhiệm của Bộ trưởng về việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.
Theo trả lời của Bộ trưởng thì mức giá tăng trung bình của 11 mặt hàng thiết yếu trong 10 tháng qua và năm 2009 là 8,6% nhưng giá thuốc chỉ tăng 3.2%.
"Vấn đề này Tổng cục Thống kê đã ký tên, đóng dấu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký tên, đóng dấu và báo cáo trước Chính phủ. Tất nhiên các đồng chí đó phải chịu trách nhiệm với số liệu này trước pháp luật và trước Quốc hội", Bộ trưởng nói.
Nêu thực trạng có những người đi nước ngoài về xách nửa vali thuốc mới phát minh có thể bán với giá cao và độc quyền phối hợp với nhau nâng giá từ ngoài biên giới nâng giá vào, Bộ trưởng nói: “Chúng tôi cũng day dứt lắm, và sẽ tìm các biện pháp để thực hiện trách nhiệm quản lý giá”.
Chấm dứt nằm ghép chỉ là “chuyện tầm phào”
Khác với nhiều vị đại biểu khác, đại biểu Trần Thị Kim Phương (Hà Nội) chỉ hỏi Bộ trưởng Triệu duy nhất một vấn đề.
Đó là trong lần trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội Khóa 12, Bộ trưởng có hứa trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng sẽ chỉ đạo giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện công, chấm dứt tình trạng một giường bệnh có 2 đến 3 bệnh nhân. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này là thời điểm sắp mãn khóa và kết thúc nhiệm kỳ của Bộ trưởng, việc giảm tải không những không đạt mà còn trầm trọng hơn. Vậy trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào với việc thực hiện lời hứa của mình trước Quốc hội, trước cử tri?
Hội trường rộ lên tiếng cười khi Bộ trưởng Triệu trả lời rằng: “Vấn đề này thực ra chỉ là một câu chuyện truyền miệng tầm phào thôi”.
Bộ trưởng Bộ Y tế chưa bao giờ nói trước cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Quốc hội và hội nghị ở Bộ Y tế cũng như hội nghị ở các tỉnh rằng chấm dứt nằm ghép trong 2 năm, 3 năm hay 4 năm, ông Triệu quả quyết.
Sau đó Bộ trưởng giải thích cụ thể, trong gỡ băng ghi âm kỳ họp thứ hai của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Tấn Tuân, đoàn Khánh Hòa có hỏi nếu ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo như hiện nay thì Bộ trưởng có thực hiện được trong 2-3 năm nữa chấm dứt tình trạng nằm ghép 2-3 người/1 giường bệnh không?
Bộ Y tế trả lời là Bộ vẫn quyết tâm, kiên trì, bằng nhiều biện pháp nhưng nếu Quốc hội và Chính phủ không cấp đủ tiền như kế hoạch thì các biện pháp phục vụ y tế cũng chỉ là tạm thời và không vững chắc, khó có thể thực hiện được. “Tức là Bộ Y tế sẽ quyết tâm giảm được bao nhiêu để dân đỡ khổ bấy nhiêu. Còn 2 năm, 3 năm hay 10 năm là tùy từng bệnh viện”, Bộ trưởng giải thích cặn kẽ hơn.
Nêu ví dụ Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Thanh Nhàn… chỉ sau hơn một năm đã không còn nằm ghép, song người đứng đầu ngành y tế cũng cho biết, có những bệnh viện có khi 5 năm, 7 năm, 10 năm nữa cũng chưa có thể chấm dứt nằm ghép.
“Cho nên hôm nay, trên truyền hình trực tiếp, tôi có thể nói với toàn dân là Bộ Y tế rất quyết tâm để chấm dứt nằm ghép sớm chừng nào thì bệnh nhân, người dân đỡ khổ chừng ấy. Còn hứa 2 năm, 3 năm hay 4 năm thì chưa bao giờ nói, một lần nữa xin nói lại cho rõ”.
Khác với phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương trước đó được nhiều đại biểu nhận xét là “hơi buồn”, phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Triệu nhiều lần khiến hội trường rộ lên tiếng cười vì những ví von, so sánh, vốn hay được Bộ trưởng Triệu sử dụng. “Nói chung phần trả lời của Bộ trưởng tương đối suôn sẻ, vui”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhận xét.