Có điện, muốn phát đâu có dễ!
Câu chuyện điện “ế”, thiếu nguồn, mà không được huy động đang khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng
Câu chuyện điện “ế”, thiếu nguồn, mà không được huy động đang khiến nhiều nhà đầu tư nản lòng.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đang đốc thúc tiến độ để kịp đưa vào một loạt các nhà máy nhiệt điện.
Trong tháng 5 và tháng 6 tới, ít nhất sẽ có 2 tổ máy của Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 (300 MW) và 2 tổ máy Nhiệt điện Cà Mau 2 (500MW) sẽ hoà lưới đóng điện quốc gia, cung cấp tối đa trên 20 triệu kWh/ngày cho hệ thống.
Song, trong khi nguồn điện không dư dả, thì việc có được huy động tối đa để phát điện các tổ máy trên hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào lệnh điều độ của EVN.
Cao nhất chỉ được huy động 70% công suất
Nhà máy điện Cà Mau 1 (công suất tối đa 720MW) phát điện tổ máy số 1 từ tháng 4.2007, hoà lưới đồng bộ cả 3 tổ máy (gồm 2 turbin khí và 1 turbin hơi) vào ngày 20.3.2008, được xem là nguồn điện quan trọng cứu mùa khô 2008.
Với sản lượng điện có thể phát tối đa 17,2 triệu kWh/ngày, nhưng ngay cả lúc thiếu điện trầm trọng nhất, theo Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau 1- đơn vị vận hành nhà máy thì Trung tâm Điều độ Quốc gia (Ao) thuộc EVN cũng chỉ huy động từ 50-70% sản lượng.
Trong tháng 5, tuần từ 9-15/5, sản lượng điện dự kiến huy động của Ao ngày cao nhất (13/5) là 12,1 triệu kWh, công suất cao nhất cùng ngày là 507 MW, nhưng thực tế huy động chỉ đạt 10,4 triệu kWh và công suất đạt 433 MW.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó tổng giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau cho biết: “Việc huy động non tải công suất khiến hiệu quả của nhà máy giảm sút rõ rệt. Trong ngày, EVN cũng chỉ huy động công suất cao vào 2 giờ cao điểm sáng (từ 9-11h) và 2 giờ cao điểm tối (từ 17-19h) với mức huy động là 360 MW (bằng 50% công suất thiết kế). Các giờ thấp điểm và giờ bình thường, công suất huy động bằng nửa giờ cao điểm”.
Việc phát ít điện Cà Mau, theo tính toán của Công ty Truyền tải điện 4 thì còn khiến tổn thất điện trên đường dây tăng lên do việc cấp điện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào lưới điện từ Tp.HCM về Cà Mau. Nếu tải ngược điện từ Cà Mau đi thì tổn thất điện có thể giảm tới 1 triệu kWh/tháng.
Hiện nay, do thiếu điện, Cà Mau là địa phương bị thiệt hại nặng nề do bị cắt điện triền miên. Nhiều người không lý giải được vì sao điện vẫn thiếu, mà nguồn có lại không được huy động.
Ông Tuấn khẳng định: cứ cho là giá điện Cà Mau cao do giá nhiên liệu khí hiện tính theo giá dầu. Nhưng EVN đang thiếu điện và phải nhập điện từ Trung Quốc. Việc nhập điện làm tăng nhập siêu, nếu tính toán đầy đủ cả việc phải đầu tư đường dây truyền tải để nhập điện thì chưa chắc đã cao hơn giá điện Cà Mau.
Trong khi Nhà máy điện Cà Mau 1 còn chưa được huy động hết công suất, thì nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại khi Petro Vietnam sắp đưa vào ít nhất là 800MW của nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và Cà Mau 2. Tình trạng lãng phí nguồn điện sẽ diễn ra, khi mà các nhà máy nhiệt điện sẽ không thể được huy động cao vào thời điểm các hồ thuỷ điện đã bắt đầu có nước về.
Khó tìm tiếng nói chung
EVN đã nhiều lần than lỗ vì phải mua điện ngoài ngành giá cao. Theo tính toán của ngành này, trong tháng 5, nhu cầu cả hệ thống khoảng 6,8 tỉ kWh thì phát từ các nguồn nhiệt điện vẫn chiếm ưu thế (5,1 tỉ kWh), còn lại 1,77 tỉ được huy động từ thủy điện.
Chỉ riêng mua điện của Nhà máy điện Cà Mau 1, do giá khí được tính theo giá dầu, nên vào thời điểm hiện tại giá khí đã lên tới hơn 7 UScent/1 triệu BTU. Giá điện ăn theo giá khí có thời điểm đã vượt ngưỡng 8 UScent/kWh.
Nếu so sánh với giá điện mua của các nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2-2, Phú Mỹ 3 đều khoảng 4,2 UScent/kWh, hay giá điện mua Trung Quốc khoảng 4,5 UScent/kWh, thì giá điện càng cao sẽ càng khó được huy động.
Trong khi giá bán điện bình quân của EVN hiện nay chỉ khoảng 5,3 UScent/kWh, thì càng phát nhiều nguồn điện giá thành cao, EVN sẽ cầm chắc lỗ.
Một quan chức của EVN không giấu giếm khi cho rằng: “Việc tính toán để huy động cao các nguồn nhiệt điện giá rẻ, chờ đến khi nước về để phát thuỷ điện là cách mà năm nào EVN cũng áp dụng để hạn chế tối đa phải phát các nguồn giá thành cao. Chính vì vậy, các nguồn nhiệt điện phải đưa vào đúng tiến độ trước mùa khô mới có ý nghĩa.
Đứng về phương diện kinh doanh mà nói, để tối đa hoá lợi ích, trong bối cảnh giá điện chưa được tăng, thì không một doanh nghiệp nào ở vị trí của EVN lại không có cách hành xử như vậy.
Nhất là EVN có đầy đủ “công cụ” trong tay là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, hệ thống truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Sẽ không tìm được tiếng nói chung khi mà các nhà đầu tư ngoài EVN không bán cho EVN cũng chẳng bán được cho ai!
* Tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về tình hình cung ứng điện mùa khô 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Mục tiêu số 1 trong mùa khô năm nay vẫn là ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu điện, nhất là điện cho sản xuất và sinh hoạt thiết yếu. Vì vậy, kể cả mua điện giá cao, sản xuất điện bằng dầu DO thì ngành điện cũng phải làm.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trong buổi làm việc với EVN ngày 22/4, cũng chỉ thị: “Bằng mọi giá, EVN phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cố gắng đảm bảo điện ở mức cao nhất. EVN phải chủ động quan hệ với các đối tác để có đủ nguồn cung cấp cho quốc gia, tính toán vận hành hợp lý theo yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu kinh tế”.
Việc có thêm nguồn điện để cung ứng điện cho mùa khô, trong khi bản thân EVN đang thiếu nguồn trầm trọng thì dù giá nào, EVN cũng không thể coi nhẹ. Đằng này, chỉ vì lợi ích cục bộ mà EVN đã từ chối mua điện vì sợ lỗ, thiếu điện nhưng thà cắt điện để giảm lỗ, xem nhẹ quyền lợi của khách hàng phải chịu cảnh sống chung với cắt điện.
Điều này hình như không giống với chức năng của một tập đoàn kinh tế được nhà nước giao tiền của để làm nhiệm vụ cân đối cung - cầu điện cho đất nước.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) đang đốc thúc tiến độ để kịp đưa vào một loạt các nhà máy nhiệt điện.
Trong tháng 5 và tháng 6 tới, ít nhất sẽ có 2 tổ máy của Nhiệt điện Nhơn Trạch 1 (300 MW) và 2 tổ máy Nhiệt điện Cà Mau 2 (500MW) sẽ hoà lưới đóng điện quốc gia, cung cấp tối đa trên 20 triệu kWh/ngày cho hệ thống.
Song, trong khi nguồn điện không dư dả, thì việc có được huy động tối đa để phát điện các tổ máy trên hay không lại hoàn toàn phụ thuộc vào lệnh điều độ của EVN.
Cao nhất chỉ được huy động 70% công suất
Nhà máy điện Cà Mau 1 (công suất tối đa 720MW) phát điện tổ máy số 1 từ tháng 4.2007, hoà lưới đồng bộ cả 3 tổ máy (gồm 2 turbin khí và 1 turbin hơi) vào ngày 20.3.2008, được xem là nguồn điện quan trọng cứu mùa khô 2008.
Với sản lượng điện có thể phát tối đa 17,2 triệu kWh/ngày, nhưng ngay cả lúc thiếu điện trầm trọng nhất, theo Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau 1- đơn vị vận hành nhà máy thì Trung tâm Điều độ Quốc gia (Ao) thuộc EVN cũng chỉ huy động từ 50-70% sản lượng.
Trong tháng 5, tuần từ 9-15/5, sản lượng điện dự kiến huy động của Ao ngày cao nhất (13/5) là 12,1 triệu kWh, công suất cao nhất cùng ngày là 507 MW, nhưng thực tế huy động chỉ đạt 10,4 triệu kWh và công suất đạt 433 MW.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó tổng giám đốc Công ty Điện lực Dầu khí Cà Mau cho biết: “Việc huy động non tải công suất khiến hiệu quả của nhà máy giảm sút rõ rệt. Trong ngày, EVN cũng chỉ huy động công suất cao vào 2 giờ cao điểm sáng (từ 9-11h) và 2 giờ cao điểm tối (từ 17-19h) với mức huy động là 360 MW (bằng 50% công suất thiết kế). Các giờ thấp điểm và giờ bình thường, công suất huy động bằng nửa giờ cao điểm”.
Việc phát ít điện Cà Mau, theo tính toán của Công ty Truyền tải điện 4 thì còn khiến tổn thất điện trên đường dây tăng lên do việc cấp điện chủ yếu vẫn phụ thuộc vào lưới điện từ Tp.HCM về Cà Mau. Nếu tải ngược điện từ Cà Mau đi thì tổn thất điện có thể giảm tới 1 triệu kWh/tháng.
Hiện nay, do thiếu điện, Cà Mau là địa phương bị thiệt hại nặng nề do bị cắt điện triền miên. Nhiều người không lý giải được vì sao điện vẫn thiếu, mà nguồn có lại không được huy động.
Ông Tuấn khẳng định: cứ cho là giá điện Cà Mau cao do giá nhiên liệu khí hiện tính theo giá dầu. Nhưng EVN đang thiếu điện và phải nhập điện từ Trung Quốc. Việc nhập điện làm tăng nhập siêu, nếu tính toán đầy đủ cả việc phải đầu tư đường dây truyền tải để nhập điện thì chưa chắc đã cao hơn giá điện Cà Mau.
Trong khi Nhà máy điện Cà Mau 1 còn chưa được huy động hết công suất, thì nhiều ý kiến tỏ ra quan ngại khi Petro Vietnam sắp đưa vào ít nhất là 800MW của nhiệt điện Nhơn Trạch 1 và Cà Mau 2. Tình trạng lãng phí nguồn điện sẽ diễn ra, khi mà các nhà máy nhiệt điện sẽ không thể được huy động cao vào thời điểm các hồ thuỷ điện đã bắt đầu có nước về.
Khó tìm tiếng nói chung
EVN đã nhiều lần than lỗ vì phải mua điện ngoài ngành giá cao. Theo tính toán của ngành này, trong tháng 5, nhu cầu cả hệ thống khoảng 6,8 tỉ kWh thì phát từ các nguồn nhiệt điện vẫn chiếm ưu thế (5,1 tỉ kWh), còn lại 1,77 tỉ được huy động từ thủy điện.
Chỉ riêng mua điện của Nhà máy điện Cà Mau 1, do giá khí được tính theo giá dầu, nên vào thời điểm hiện tại giá khí đã lên tới hơn 7 UScent/1 triệu BTU. Giá điện ăn theo giá khí có thời điểm đã vượt ngưỡng 8 UScent/kWh.
Nếu so sánh với giá điện mua của các nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2-2, Phú Mỹ 3 đều khoảng 4,2 UScent/kWh, hay giá điện mua Trung Quốc khoảng 4,5 UScent/kWh, thì giá điện càng cao sẽ càng khó được huy động.
Trong khi giá bán điện bình quân của EVN hiện nay chỉ khoảng 5,3 UScent/kWh, thì càng phát nhiều nguồn điện giá thành cao, EVN sẽ cầm chắc lỗ.
Một quan chức của EVN không giấu giếm khi cho rằng: “Việc tính toán để huy động cao các nguồn nhiệt điện giá rẻ, chờ đến khi nước về để phát thuỷ điện là cách mà năm nào EVN cũng áp dụng để hạn chế tối đa phải phát các nguồn giá thành cao. Chính vì vậy, các nguồn nhiệt điện phải đưa vào đúng tiến độ trước mùa khô mới có ý nghĩa.
Đứng về phương diện kinh doanh mà nói, để tối đa hoá lợi ích, trong bối cảnh giá điện chưa được tăng, thì không một doanh nghiệp nào ở vị trí của EVN lại không có cách hành xử như vậy.
Nhất là EVN có đầy đủ “công cụ” trong tay là Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, hệ thống truyền tải, phân phối và bán lẻ điện. Sẽ không tìm được tiếng nói chung khi mà các nhà đầu tư ngoài EVN không bán cho EVN cũng chẳng bán được cho ai!
* Tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về tình hình cung ứng điện mùa khô 2008, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: “Mục tiêu số 1 trong mùa khô năm nay vẫn là ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu điện, nhất là điện cho sản xuất và sinh hoạt thiết yếu. Vì vậy, kể cả mua điện giá cao, sản xuất điện bằng dầu DO thì ngành điện cũng phải làm.
Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trong buổi làm việc với EVN ngày 22/4, cũng chỉ thị: “Bằng mọi giá, EVN phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cố gắng đảm bảo điện ở mức cao nhất. EVN phải chủ động quan hệ với các đối tác để có đủ nguồn cung cấp cho quốc gia, tính toán vận hành hợp lý theo yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu kinh tế”.
Việc có thêm nguồn điện để cung ứng điện cho mùa khô, trong khi bản thân EVN đang thiếu nguồn trầm trọng thì dù giá nào, EVN cũng không thể coi nhẹ. Đằng này, chỉ vì lợi ích cục bộ mà EVN đã từ chối mua điện vì sợ lỗ, thiếu điện nhưng thà cắt điện để giảm lỗ, xem nhẹ quyền lợi của khách hàng phải chịu cảnh sống chung với cắt điện.
Điều này hình như không giống với chức năng của một tập đoàn kinh tế được nhà nước giao tiền của để làm nhiệm vụ cân đối cung - cầu điện cho đất nước.