Còn nhiều bất đồng trong quan hệ EU-Nga
Các nhà lãnh đạo EU và Nga vừa nhất trí thành lập một cơ cấu cảnh báo sớm về vấn đề năng lượng; EU cam kết ủng hộ Nga gia nhập WTO
Các nhà lãnh đạo EU và Nga vừa nhất trí thành lập một cơ cấu cảnh báo sớm về vấn đề năng lượng; EU cam kết ủng hộ Nga gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Tuy nhiên, hai bên vẫn còn khá nhiều bất đồng và chưa thể đàm phán một hiệp định thay thế Hiệp định đối tác, hợp tác Nga-EU sắp hết hạn vào tháng 12 năm nay.
Đó là những kết quả cơ bản của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) – Nga vừa kết thúc tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Ngoài ra, hai bên còn ký thoả thuận thúc đẩy buôn bán một số sản phẩm thép đồng thời ký một văn bản ghi nhớ về việc tăng cường kiểm soát ma tuý...
Về việc Nga gia nhập WTO, Tổng thống Putin nói rằng cuộc đối thoại đầy khó khăn nhưng mang tính xây dựng và cuối cùng EU cũng cam kết ủng hộ tiến trình này. Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates, Chủ tịch luân phiên của EU cho rằng việc Nga gia nhập WTO không chỉ có lợi cho Nga và EU, mà còn có lợi cho cả thế giới. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho biết, hai bên đã thu hẹp được những bất đồng liên quan tới việc gia nhập WTO của Nga, nhưng vẫn tồn tại bất đồng về chính sách thuế quan xuất khẩu gỗ của Nga. Mặc dù vậy, ông cho rằng bất đồng này "có thể giải quyết được" với nỗ lực chung của hai bên.
Nga và EU là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Trong 8 tháng đầu năm 2007, khối lượng mậu dịch Nga – EU chiếm 51,6% tổng khối lượng mậu dịch của Nga với các nước trên thế giới (cùng kỳ năm 2006 là 55,6%). Trong các nước EU, đối tác kinh tế thương mại chính của Nga là Đức, khối lượng mậu dịch Nga - Đức đạt 31,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Tuy nhiên, trong quan hệ Nga-EU, thâm hụt thương mại đang là một vấn đề nổi cộm. Năm ngoái, thâm hụt cán cân thương mại EU - Nga lên tới trên 68 tỷ Euro. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga, Aleksey Kudrin, trong năm nay số vốn đầu tư vào nền kinh tế Nga vượt quá 50 tỷ USD. Đặc biệt vì có khủng hoảng trên thị trường thế giới, các ngân hàng châu Âu cố gắng tìm các nguồn bổ sung để nâng cao khả năng thanh toán bằng tiền mặt, nên thị trường Nga cũng bị ảnh hưởng.
Một vấn đề được dư luận quan tâm tại hội nghị lần này là phản ứng của Nga trước việc Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga - EU, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã so sánh kế hoạch đặt lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu với cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba hồi năm 1962, lúc Mỹ và Liên Xô đứng bên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân. Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack tuyên bố có “sự khác biệt rõ ràng về mặt lịch sử giữa cuộc khủng hoảng tại Cuba” với kế hoạch nói trên của Mỹ.
Về vấn đề nhân quyền, ông Putin đề xuất thành lập một viện nghiên cứu nhằm đối thoại về vấn đề nhân quyền giữa Nga và EU. Tổng thống Putin đã đề nghị EU phái các quan sát viên tới giám sát cuộc bầu cử Quốc hội Nga vào tháng 12 tới.
Tuy nhiên, EU và Nga vẫn chưa vượt qua được bất đồng về thời gian bắt đầu đàm phán về một hiệp định mới để thay thế Hiệp định đối tác và hợp tác EU - Nga (PCA) sắp hết hạn vào tháng 12 năm nay. Tiến trình đàm phán về một văn kiện mới thay thế PCA, gọi là "Hiệp ước cơ bản", vẫn đang bị Ba Lan phản đối, chủ yếu xung quanh việc Nga cấm nhập thịt và rau của Ba Lan. EU và Nga có ý định đưa những nội dung mới về hợp tác năng lượng vào Hiệp ước cơ bản.
Theo chính sách mới, EU không cho phép một công ty vừa khai thác hoặc sản xuất năng lượng lại vừa phân phối. Nói cách khác, những tập đoàn hùng mạnh như Gazprom của Nga không thể mua cổ phần trong mạng lưới phân phối khí đốt ở châu Âu, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Nga vì nước này cung cấp tới 30% năng lượng và 44% khí đốt nhập khẩu cho EU.
Trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Nga Viktor Khristenko dọa rằng, nếu EU cố tình hạn chế các đối tác Nga, nước này "sẽ điều chỉnh định hướng hợp tác, cho dầu và khí chảy về hướng Đông" để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác.
Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EU Benita Ferrero-Waldner cho biết, các cuộc đàm phán về hiệp định mới giữa hai bên có thể bắt đầu tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Nga trong năm tới, sau cuộc bầu cử Quốc hội Nga vào tháng 12 năm nay và cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3/2008.
Tuy nhiên, hai bên vẫn còn khá nhiều bất đồng và chưa thể đàm phán một hiệp định thay thế Hiệp định đối tác, hợp tác Nga-EU sắp hết hạn vào tháng 12 năm nay.
Đó là những kết quả cơ bản của Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) – Nga vừa kết thúc tại thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Ngoài ra, hai bên còn ký thoả thuận thúc đẩy buôn bán một số sản phẩm thép đồng thời ký một văn bản ghi nhớ về việc tăng cường kiểm soát ma tuý...
Về việc Nga gia nhập WTO, Tổng thống Putin nói rằng cuộc đối thoại đầy khó khăn nhưng mang tính xây dựng và cuối cùng EU cũng cam kết ủng hộ tiến trình này. Thủ tướng Bồ Đào Nha Jose Socrates, Chủ tịch luân phiên của EU cho rằng việc Nga gia nhập WTO không chỉ có lợi cho Nga và EU, mà còn có lợi cho cả thế giới. Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho biết, hai bên đã thu hẹp được những bất đồng liên quan tới việc gia nhập WTO của Nga, nhưng vẫn tồn tại bất đồng về chính sách thuế quan xuất khẩu gỗ của Nga. Mặc dù vậy, ông cho rằng bất đồng này "có thể giải quyết được" với nỗ lực chung của hai bên.
Nga và EU là đối tác thương mại quan trọng của nhau. Trong 8 tháng đầu năm 2007, khối lượng mậu dịch Nga – EU chiếm 51,6% tổng khối lượng mậu dịch của Nga với các nước trên thế giới (cùng kỳ năm 2006 là 55,6%). Trong các nước EU, đối tác kinh tế thương mại chính của Nga là Đức, khối lượng mậu dịch Nga - Đức đạt 31,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2006.
Tuy nhiên, trong quan hệ Nga-EU, thâm hụt thương mại đang là một vấn đề nổi cộm. Năm ngoái, thâm hụt cán cân thương mại EU - Nga lên tới trên 68 tỷ Euro. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nga, Aleksey Kudrin, trong năm nay số vốn đầu tư vào nền kinh tế Nga vượt quá 50 tỷ USD. Đặc biệt vì có khủng hoảng trên thị trường thế giới, các ngân hàng châu Âu cố gắng tìm các nguồn bổ sung để nâng cao khả năng thanh toán bằng tiền mặt, nên thị trường Nga cũng bị ảnh hưởng.
Một vấn đề được dư luận quan tâm tại hội nghị lần này là phản ứng của Nga trước việc Mỹ đang triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh Nga - EU, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã so sánh kế hoạch đặt lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu với cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba hồi năm 1962, lúc Mỹ và Liên Xô đứng bên bờ vực của cuộc chiến tranh hạt nhân. Ngay lập tức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Sean McCormack tuyên bố có “sự khác biệt rõ ràng về mặt lịch sử giữa cuộc khủng hoảng tại Cuba” với kế hoạch nói trên của Mỹ.
Về vấn đề nhân quyền, ông Putin đề xuất thành lập một viện nghiên cứu nhằm đối thoại về vấn đề nhân quyền giữa Nga và EU. Tổng thống Putin đã đề nghị EU phái các quan sát viên tới giám sát cuộc bầu cử Quốc hội Nga vào tháng 12 tới.
Tuy nhiên, EU và Nga vẫn chưa vượt qua được bất đồng về thời gian bắt đầu đàm phán về một hiệp định mới để thay thế Hiệp định đối tác và hợp tác EU - Nga (PCA) sắp hết hạn vào tháng 12 năm nay. Tiến trình đàm phán về một văn kiện mới thay thế PCA, gọi là "Hiệp ước cơ bản", vẫn đang bị Ba Lan phản đối, chủ yếu xung quanh việc Nga cấm nhập thịt và rau của Ba Lan. EU và Nga có ý định đưa những nội dung mới về hợp tác năng lượng vào Hiệp ước cơ bản.
Theo chính sách mới, EU không cho phép một công ty vừa khai thác hoặc sản xuất năng lượng lại vừa phân phối. Nói cách khác, những tập đoàn hùng mạnh như Gazprom của Nga không thể mua cổ phần trong mạng lưới phân phối khí đốt ở châu Âu, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của Nga vì nước này cung cấp tới 30% năng lượng và 44% khí đốt nhập khẩu cho EU.
Trước thềm hội nghị, Bộ trưởng Năng lượng Nga Viktor Khristenko dọa rằng, nếu EU cố tình hạn chế các đối tác Nga, nước này "sẽ điều chỉnh định hướng hợp tác, cho dầu và khí chảy về hướng Đông" để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, Nhật Bản và nhiều nước khác.
Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EU Benita Ferrero-Waldner cho biết, các cuộc đàm phán về hiệp định mới giữa hai bên có thể bắt đầu tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Nga trong năm tới, sau cuộc bầu cử Quốc hội Nga vào tháng 12 năm nay và cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3/2008.