Công nghiệp hội nhập như thế nào?
Trong bối cảnh hội nhập, nhiều chính sách phát triển công nghiệp không còn phù hợp và cần phải sửa đổi
Theo Bộ Công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp bình quân hàng năm hiện tăng trên 15%/năm và chiếm tỷ trọng xấp xỉ 40% trong cơ cấu tăng trưởng.
Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định, nền công nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thách thức về chất lượng tăng trưởng, chất lượng nhân lực, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của sản phẩm...
Tại cuộc hội thảo "Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" tổ chức ngày 15/5, do Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Bộ Công nghiệp tổ chức, rất nhiều ý kiến cho rằng, nhiều chính sách phát triển công nghiệp không còn phù hợp và cần phải sửa đổi.
Những bất cập cố hữu
Có tới 72,6% ý kiến doanh nghiệp khi được hỏi đã cho rằng cần phải bổ sung chỉnh sửa các quy hoạch phát triển công nghiệp và lần lượt con số này đối với chính sách khuyến công, bảo hộ hàng hóa - sở hữu trí tuệ là 62,1% và 74,1%.
Tương tự, các ý kiến của doanh nghiệp về việc cần sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất chiếm 89,7%; thuế nội địa 89,7%; thuế xuất khẩu, thủ tục hải quan 77,6%. Những kết quả thăm dò này đều được thu thập từ các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể trực tiếp hoạt động công nghiệp, nơi trực tiếp phát sinh các vấn đề về hoạt động công nghiệp.
Ở góc độ khác, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái, nền công nghiệp Việt Nam hiện đang tồn tại hàng loạt yếu kém cố hữu. Một trong số đó là tỷ lệ lao động trẻ tuy cao, với 60% dân số sinh ra sau 1975 nhưng lao động qua đào tạo chỉ đạt 27% và tỷ lệ thu hút sinh viên vào các trường đại học và cao đẳng hằng năm mới chiếm 20% số thí sinh. Điều này đã dẫn đến năng suất lao động trong kinh tế và công nghiệp đều thấp.
Tiếp đó, trình độ trang bị vốn cho người lao động trong nền kinh tế còn thấp, công nghệ không cao, trình độ xử lý ô nhiễm môi trường của công nghiệp và các khu - cụm công nghiệp còn thấp. Ngoài ra, tỷ lệ đóng góp của các nhân tố khoa học công nghệ xấp xỉ 25%, trong khi chỉ số này của các nước khác giao động từ 40 - 60%.
Theo ông Thái, do những bất cập nói trên và hàng loạt bất cập khác, đã dẫn tới chất lượng tăng trưởng của công nghiệp không cao. Nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giầy, đóng tàu nhìn chung khó giúp cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển mang tính đột phá nếu xét về chất lượng tăng trưởng. Có thể thấy rất rõ điều này qua tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của ngành dệt may chỉ 1,8%.
Hoặc, Khu công nghệ cao của Tp.HCM đón nhận dự án 1 tỷ USD đầu tư của Intel vào lắp ráp và thử nghiệm có quy mô lớn nhất thế giới nhưng nếu xem xét kỹ thì trong 4 công đoạn (nghiên cứu - sản xuất - lắp ráp và phân phối) thì họ chỉ triển khai ở Việt Nam 2 công đoạn cuối.
Tiếp cận chuỗi giá trị
Trước những quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho rằng, rất khó để có thể thay đổi được tình hình hiện tại trong thời gian ngắn khi mà xuất phát điểm của nền công nghiệp bị tụt hậu so với nhiều nước. Các chính sách phát triển công nghiệp lâu nay được hình thành chủ yếu từ 4 quan điểm: quan điểm tự do hóa, quan điểm hỗ trợ, quan điểm chủ động, quan điểm kế hoạch hóa và tương thích với mỗi thời kỳ lịch sử, chính sách công nghiệp phải đi theo cho phù hợp.
PGS. Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp nói: "Việc xây dựng chính sách công nghiệp hiện nay, phải được nhìn nhận dưới cách tiếp cận "chuỗi giá trị" thay vì cách tiếp cận cổ điển như trước đây".
Ông Tuất cho rằng, bối cảnh hội nhập ngày nay làm cho các quốc gia thực hiện công nghiệp hóa về sau như Việt Nam cần phải đồng thời thực hiện các chính sách liên quan đến tất cả các yếu tố của sản xuất, thị trường và cạnh tranh thương mại.
Điều này được hiểu, các yếu tố sản xuất ngày nay đã mở rộng hơn và không achỉ đơn thuần là nguyên vật liệu, lao động, cơ sở vật chất, mà là tất cả những yếu tố tác động tới việc hình thành sản phẩm như: thông tin, công nghệ kỹ thuật, tri thức, bản quyền, phân công và liên kết sản xuất, sự phát triển dịch vụ sản xuất công nghiệp, cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp và nền kinh tế...
Vì vậy, khái niệm công nghiệp hiện nay đã được hòa tan trong một hệ thống rộng lớn của các hoạt động. Sản xuất công nghiệp được nhìn nhận trong một quá trình dài hơn, tổng thể hơn theo một chuỗi: phát minh, ý tưởng, bản quyền; sáng tạo trong thiết kế mẫu mã; sự đóng góp của nguyên vật liệu, tài nguyên; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; sáng kiến quản lý sản xuất; dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thuế quan, vận tải; phân phối, bán hàng tiếp thị và các dịch vụ công nghiệp khác.
Chính sách phải đồng hành với doanh nghiệp!
Nếu xét kỹ ở bình diện hoạch định chính sách công nghiệp thì không ít vấn đề nổi cộm mà tại diễn đàn lần này chưa đề cập tới.
Thứ nhất, trong số hàng chục ngành hàng công nghiệp, hầu hết đều đã có chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể ngành nhưng chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp thì chưa có, theo kiểu "sinh con nhưng chưa sinh cha", mặc dù dự án này đã tiến hành mấy năm. Còn nếu xét hẹp hơn từ mối quan hệ của giữa các quy hoạch ngành và quy hoạch công nghiệp địa phương thì không ít có sự chồng chéo, trùng lặp. Có thể thấy rõ điều này từ việc xây dựng quy hoạch công nghiệp dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh với các quy hoạch công nghiệp địa phương mà tuyến đường này đi qua.
Thứ hai, việc quy hoạch các ngành công nghiệp thường bị phá vỡ bởi các chỉ số dự báo không sát với tình hình bung nở của đầu tư. Ví dụ, tình trạng đầu tư tràn lan thép thành phẩm đã không tuân theo quy hoạch nên hàng loạt dự án ra đời và kéo theo sự dư thừa gấp 2 lần so với tổng nhu cầu.
Thứ ba, mặc dù không thành văn nhưng có một quan điểm ngự trị hàng chục năm liền trong các cơ quan công quyền là chính sách chỉ để quản lý! Vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn xác định chính sách chính là một thứ rào cản cần vượt qua hoặc né, luồn lách khỏi phạm vào cái "bờ dậu" ấy.
Điều này hiển hiện qua kết quả khảo sát 57 ý kiến về chính sách công nghiệp mà các doanh nghiệp mong đợi thì tựu trung, đa số đều mong muốn cải cách các chính sách phát triển công nghiệp như tiếp cận nguồn vốn, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ phát triển nhân lực, hỗ trợ thông tin thị trường, công khai quy hoạch phát triển, phát triển hạ tầng giao thông công nghiệp, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp...
Và như vậy, đến bao giờ mới có một chính sách mà doanh nghiệp cần và mong đợi?
Tuy nhiên, các chuyên gia đều nhận định, nền công nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều thách thức về chất lượng tăng trưởng, chất lượng nhân lực, hiệu quả đầu tư và sức cạnh tranh của sản phẩm...
Tại cuộc hội thảo "Chính sách công nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" tổ chức ngày 15/5, do Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách Bộ Công nghiệp tổ chức, rất nhiều ý kiến cho rằng, nhiều chính sách phát triển công nghiệp không còn phù hợp và cần phải sửa đổi.
Những bất cập cố hữu
Có tới 72,6% ý kiến doanh nghiệp khi được hỏi đã cho rằng cần phải bổ sung chỉnh sửa các quy hoạch phát triển công nghiệp và lần lượt con số này đối với chính sách khuyến công, bảo hộ hàng hóa - sở hữu trí tuệ là 62,1% và 74,1%.
Tương tự, các ý kiến của doanh nghiệp về việc cần sửa đổi, bổ sung chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất chiếm 89,7%; thuế nội địa 89,7%; thuế xuất khẩu, thủ tục hải quan 77,6%. Những kết quả thăm dò này đều được thu thập từ các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể trực tiếp hoạt động công nghiệp, nơi trực tiếp phát sinh các vấn đề về hoạt động công nghiệp.
Ở góc độ khác, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang Thái, nền công nghiệp Việt Nam hiện đang tồn tại hàng loạt yếu kém cố hữu. Một trong số đó là tỷ lệ lao động trẻ tuy cao, với 60% dân số sinh ra sau 1975 nhưng lao động qua đào tạo chỉ đạt 27% và tỷ lệ thu hút sinh viên vào các trường đại học và cao đẳng hằng năm mới chiếm 20% số thí sinh. Điều này đã dẫn đến năng suất lao động trong kinh tế và công nghiệp đều thấp.
Tiếp đó, trình độ trang bị vốn cho người lao động trong nền kinh tế còn thấp, công nghệ không cao, trình độ xử lý ô nhiễm môi trường của công nghiệp và các khu - cụm công nghiệp còn thấp. Ngoài ra, tỷ lệ đóng góp của các nhân tố khoa học công nghệ xấp xỉ 25%, trong khi chỉ số này của các nước khác giao động từ 40 - 60%.
Theo ông Thái, do những bất cập nói trên và hàng loạt bất cập khác, đã dẫn tới chất lượng tăng trưởng của công nghiệp không cao. Nhiều ngành công nghiệp như dệt may, da giầy, đóng tàu nhìn chung khó giúp cho ngành công nghiệp Việt Nam phát triển mang tính đột phá nếu xét về chất lượng tăng trưởng. Có thể thấy rất rõ điều này qua tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của ngành dệt may chỉ 1,8%.
Hoặc, Khu công nghệ cao của Tp.HCM đón nhận dự án 1 tỷ USD đầu tư của Intel vào lắp ráp và thử nghiệm có quy mô lớn nhất thế giới nhưng nếu xem xét kỹ thì trong 4 công đoạn (nghiên cứu - sản xuất - lắp ráp và phân phối) thì họ chỉ triển khai ở Việt Nam 2 công đoạn cuối.
Tiếp cận chuỗi giá trị
Trước những quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho rằng, rất khó để có thể thay đổi được tình hình hiện tại trong thời gian ngắn khi mà xuất phát điểm của nền công nghiệp bị tụt hậu so với nhiều nước. Các chính sách phát triển công nghiệp lâu nay được hình thành chủ yếu từ 4 quan điểm: quan điểm tự do hóa, quan điểm hỗ trợ, quan điểm chủ động, quan điểm kế hoạch hóa và tương thích với mỗi thời kỳ lịch sử, chính sách công nghiệp phải đi theo cho phù hợp.
PGS. Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp nói: "Việc xây dựng chính sách công nghiệp hiện nay, phải được nhìn nhận dưới cách tiếp cận "chuỗi giá trị" thay vì cách tiếp cận cổ điển như trước đây".
Ông Tuất cho rằng, bối cảnh hội nhập ngày nay làm cho các quốc gia thực hiện công nghiệp hóa về sau như Việt Nam cần phải đồng thời thực hiện các chính sách liên quan đến tất cả các yếu tố của sản xuất, thị trường và cạnh tranh thương mại.
Điều này được hiểu, các yếu tố sản xuất ngày nay đã mở rộng hơn và không achỉ đơn thuần là nguyên vật liệu, lao động, cơ sở vật chất, mà là tất cả những yếu tố tác động tới việc hình thành sản phẩm như: thông tin, công nghệ kỹ thuật, tri thức, bản quyền, phân công và liên kết sản xuất, sự phát triển dịch vụ sản xuất công nghiệp, cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp và nền kinh tế...
Vì vậy, khái niệm công nghiệp hiện nay đã được hòa tan trong một hệ thống rộng lớn của các hoạt động. Sản xuất công nghiệp được nhìn nhận trong một quá trình dài hơn, tổng thể hơn theo một chuỗi: phát minh, ý tưởng, bản quyền; sáng tạo trong thiết kế mẫu mã; sự đóng góp của nguyên vật liệu, tài nguyên; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật; sáng kiến quản lý sản xuất; dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thuế quan, vận tải; phân phối, bán hàng tiếp thị và các dịch vụ công nghiệp khác.
Chính sách phải đồng hành với doanh nghiệp!
Nếu xét kỹ ở bình diện hoạch định chính sách công nghiệp thì không ít vấn đề nổi cộm mà tại diễn đàn lần này chưa đề cập tới.
Thứ nhất, trong số hàng chục ngành hàng công nghiệp, hầu hết đều đã có chiến lược phát triển và quy hoạch tổng thể ngành nhưng chiến lược và quy hoạch phát triển công nghiệp thì chưa có, theo kiểu "sinh con nhưng chưa sinh cha", mặc dù dự án này đã tiến hành mấy năm. Còn nếu xét hẹp hơn từ mối quan hệ của giữa các quy hoạch ngành và quy hoạch công nghiệp địa phương thì không ít có sự chồng chéo, trùng lặp. Có thể thấy rõ điều này từ việc xây dựng quy hoạch công nghiệp dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh với các quy hoạch công nghiệp địa phương mà tuyến đường này đi qua.
Thứ hai, việc quy hoạch các ngành công nghiệp thường bị phá vỡ bởi các chỉ số dự báo không sát với tình hình bung nở của đầu tư. Ví dụ, tình trạng đầu tư tràn lan thép thành phẩm đã không tuân theo quy hoạch nên hàng loạt dự án ra đời và kéo theo sự dư thừa gấp 2 lần so với tổng nhu cầu.
Thứ ba, mặc dù không thành văn nhưng có một quan điểm ngự trị hàng chục năm liền trong các cơ quan công quyền là chính sách chỉ để quản lý! Vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn xác định chính sách chính là một thứ rào cản cần vượt qua hoặc né, luồn lách khỏi phạm vào cái "bờ dậu" ấy.
Điều này hiển hiện qua kết quả khảo sát 57 ý kiến về chính sách công nghiệp mà các doanh nghiệp mong đợi thì tựu trung, đa số đều mong muốn cải cách các chính sách phát triển công nghiệp như tiếp cận nguồn vốn, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ phát triển nhân lực, hỗ trợ thông tin thị trường, công khai quy hoạch phát triển, phát triển hạ tầng giao thông công nghiệp, nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp...
Và như vậy, đến bao giờ mới có một chính sách mà doanh nghiệp cần và mong đợi?