CPI cuối năm tăng ở mức nào?
Các cơ quan điều hành đã chuyển mục tiêu sang một cụm từ kém định lượng hơn: khống chế lạm phát ở mức một con số
Viễn cảnh kiềm chế lạm phát cả năm 2010 ở mức 7-8% dường như chỉ còn là ảo ảnh. Các cơ quan điều hành đã chuyển mục tiêu sang một cụm từ kém định lượng hơn: khống chế lạm phát ở mức một con số.
Trong lúc này, rất ít chuyên gia về giá cả thị trường đủ “dũng cảm” gắn uy tín của mình với bất kỳ mức dự báo nào, mà khả năng chính xác bỗng trở nên khá mong manh.
Nhận định trước đó của TS. Vũ Đình Ánh về khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cuối năm sẽ tái diễn như năm 2009, ở kịch bản cơ bản, hay như cuối năm 2007, với kịch bản xấu, là dự báo gần như duy nhất lúc này tỏ ra còn “cửa” để hiện thực.
Cụ thể, nếu 2 tháng tới, chỉ số giá tiêu dùng tăng như cuối năm 2009, ở mức khoảng 2%, CPI cả năm 2010 sẽ ở quanh mức 9-9,5%; thêm 3% như 2 tháng cuối năm 2007, CPI cả năm sẽ là 2 con số.
Khoan nói đến tính chính xác của các mức dự báo kể trên, những điều chỉnh mới đây cho thấy áp lực đang tăng lên đối với giá cả thị trường trên thực tế.
Về tiền tệ, tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 10/2010 ước tăng 22,5% so với cuối năm 2009, chỉ còn cách chỉ tiêu kế hoạch một khoảng rất ngắn; trong khi đó tổng phương tiện thanh toán cũng đã tăng 21,29% trong cùng so sánh, vượt so với mục tiêu 20% đặt ra.
Theo lý thuyết tiền tệ, rõ ràng việc tăng cung tiền sẽ dẫn đến biến động ở tăng trưởng và lạm phát (trong trường hợp vòng quay tiền tệ không thay đổi). Với khả năng GDP chỉ tăng thêm 0,2 điểm phần trăm trong năm nay, lạm phát cơ bản có thể đã không còn diễn biến đúng như tính toán trước đó.
Nhìn về phía cầu tiêu dùng và đầu tư, tăng trưởng tổng mức bán lẻ đạt 25,1% tại tháng 10/2010 so với cùng kỳ đã xác lập chu kỳ giảm liên tiếp từ sau tháng 5 đến nay. Nhưng ngược lại, vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng năm 2010 so với cùng kỳ đã tăng 19,8%, “bốc” hơn con số 13,4% trong 6 tháng đầu năm.
Đến lúc này, các khoản chi lớn phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hay thiệt hại do lũ lụt kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận… chưa dễ xác định được mức độ ảnh hưởng đến giá cả tiêu dùng.
Trong khi đó, sản xuất đang đứng trước giai đoạn có nhiều thay đổi, lãi suất cơ bản vừa tăng lên 9% cho thấy chu kỳ sản xuất tới đây sẽ phải chịu thêm chi phí vốn, nhưng dường như mức độ chưa dừng lại ở đó.
Theo thông tin chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh lên mức 10,17%/năm vào ngày 3/11, nhưng cho đến thời điểm này, có nguồn tin cho biết con số đã cao hơn.
Bồi thêm áp lực tăng giá lên các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, tỷ giá VND/USD tăng mạnh trong thời gian gần đây. Cùng với các kỷ lục giá mới của USD, biến động với biên độ lớn của vàng “thổi” sạch sự ổn định tâm lý trên thị trường.
Hàng loạt các mặt hàng thiết yếu bắt đầu tăng giá và không dễ xác định đâu là tăng giá thật và đâu là giá tâm lý. Nhìn vào “phối cảnh” thị trường, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống và rau xanh ghi nhận những mức giá mới cao hơn với thịt lợn, thịt bò, rau quả tươi…
Trong khi đó, giá thóc, gạo tháng 10 tại miền Bắc đã tăng khoảng 500 đồng/kg so với tháng 9; tại miền Nam, giá lúa Hè Thu tăng 300-400 đồng/kg, gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm tăng 535 đồng/kg; gạo 25% tấm tăng 200 đồng/kg.
Rõ nhất là các nhóm hàng chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá. Ngay từ đầu tháng 11, hàng loạt mặt hàng như gas, thép, thuốc chữa bệnh, sữa… đã được điều chỉnh giá lên mức cao hơn. Với gas, giá bán đã tăng hơn khoảng 25-26 nghìn đồng/bình 12kg; thép tăng thêm từ 150-300 nghìn đồng/tấn…
Dù sao, trở lại với nhìn nhận của TS. Vũ Đình Ánh, trong hai tháng nữa, vẫn có những xác suất để lạm phát được khống chế ở mức thấp hơn, nếu các giải pháp mới đây được thực hiện triệt để và điều kiện thị trường thuận lợi.
Trong lúc này, rất ít chuyên gia về giá cả thị trường đủ “dũng cảm” gắn uy tín của mình với bất kỳ mức dự báo nào, mà khả năng chính xác bỗng trở nên khá mong manh.
Nhận định trước đó của TS. Vũ Đình Ánh về khả năng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cuối năm sẽ tái diễn như năm 2009, ở kịch bản cơ bản, hay như cuối năm 2007, với kịch bản xấu, là dự báo gần như duy nhất lúc này tỏ ra còn “cửa” để hiện thực.
Cụ thể, nếu 2 tháng tới, chỉ số giá tiêu dùng tăng như cuối năm 2009, ở mức khoảng 2%, CPI cả năm 2010 sẽ ở quanh mức 9-9,5%; thêm 3% như 2 tháng cuối năm 2007, CPI cả năm sẽ là 2 con số.
Khoan nói đến tính chính xác của các mức dự báo kể trên, những điều chỉnh mới đây cho thấy áp lực đang tăng lên đối với giá cả thị trường trên thực tế.
Về tiền tệ, tín dụng đối với nền kinh tế đến cuối tháng 10/2010 ước tăng 22,5% so với cuối năm 2009, chỉ còn cách chỉ tiêu kế hoạch một khoảng rất ngắn; trong khi đó tổng phương tiện thanh toán cũng đã tăng 21,29% trong cùng so sánh, vượt so với mục tiêu 20% đặt ra.
Theo lý thuyết tiền tệ, rõ ràng việc tăng cung tiền sẽ dẫn đến biến động ở tăng trưởng và lạm phát (trong trường hợp vòng quay tiền tệ không thay đổi). Với khả năng GDP chỉ tăng thêm 0,2 điểm phần trăm trong năm nay, lạm phát cơ bản có thể đã không còn diễn biến đúng như tính toán trước đó.
Nhìn về phía cầu tiêu dùng và đầu tư, tăng trưởng tổng mức bán lẻ đạt 25,1% tại tháng 10/2010 so với cùng kỳ đã xác lập chu kỳ giảm liên tiếp từ sau tháng 5 đến nay. Nhưng ngược lại, vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng năm 2010 so với cùng kỳ đã tăng 19,8%, “bốc” hơn con số 13,4% trong 6 tháng đầu năm.
Đến lúc này, các khoản chi lớn phục vụ Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hay thiệt hại do lũ lụt kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận… chưa dễ xác định được mức độ ảnh hưởng đến giá cả tiêu dùng.
Trong khi đó, sản xuất đang đứng trước giai đoạn có nhiều thay đổi, lãi suất cơ bản vừa tăng lên 9% cho thấy chu kỳ sản xuất tới đây sẽ phải chịu thêm chi phí vốn, nhưng dường như mức độ chưa dừng lại ở đó.
Theo thông tin chính thức từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng mạnh lên mức 10,17%/năm vào ngày 3/11, nhưng cho đến thời điểm này, có nguồn tin cho biết con số đã cao hơn.
Bồi thêm áp lực tăng giá lên các nguyên liệu đầu vào nhập khẩu, tỷ giá VND/USD tăng mạnh trong thời gian gần đây. Cùng với các kỷ lục giá mới của USD, biến động với biên độ lớn của vàng “thổi” sạch sự ổn định tâm lý trên thị trường.
Hàng loạt các mặt hàng thiết yếu bắt đầu tăng giá và không dễ xác định đâu là tăng giá thật và đâu là giá tâm lý. Nhìn vào “phối cảnh” thị trường, giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống và rau xanh ghi nhận những mức giá mới cao hơn với thịt lợn, thịt bò, rau quả tươi…
Trong khi đó, giá thóc, gạo tháng 10 tại miền Bắc đã tăng khoảng 500 đồng/kg so với tháng 9; tại miền Nam, giá lúa Hè Thu tăng 300-400 đồng/kg, gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm tăng 535 đồng/kg; gạo 25% tấm tăng 200 đồng/kg.
Rõ nhất là các nhóm hàng chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá. Ngay từ đầu tháng 11, hàng loạt mặt hàng như gas, thép, thuốc chữa bệnh, sữa… đã được điều chỉnh giá lên mức cao hơn. Với gas, giá bán đã tăng hơn khoảng 25-26 nghìn đồng/bình 12kg; thép tăng thêm từ 150-300 nghìn đồng/tấn…
Dù sao, trở lại với nhìn nhận của TS. Vũ Đình Ánh, trong hai tháng nữa, vẫn có những xác suất để lạm phát được khống chế ở mức thấp hơn, nếu các giải pháp mới đây được thực hiện triệt để và điều kiện thị trường thuận lợi.