CPI tháng 8 có thể không tăng nhiều
Mặc dù giá xăng dầu tăng, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2008 được dự báo sẽ không tăng nhiều
Tổ Điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương) vừa cho biết, mặc dù giá xăng dầu tăng, nhưng dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong tháng 8/2008 sẽ không tăng nhiều, khi chỉ vào khoảng 1,5-1,8%.
Tuy nhiên, mức tăng này vẫn cao hơn mức tăng 1,13% của tháng 7.
Cơ sở để đưa ra nhận định trên là do giá lương thực vẫn tiếp tục xu hướng giảm và giá nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng giảm nhẹ, nhờ tỷ giá USD/VND giảm mạnh. Diễn biến giá cả trong các tháng 7 - 8 khác so với các tháng 2 - 3, đó là giá lương thực, thực phẩm đang trong xu hướng giảm. Giá các mặt hàng như nhà ở, vật liệu xây dựng... cũng khá ổn định và khó tăng thêm do giá đã ở mức khá cao.
Theo cách tính CPI hiện nay, giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng tới 42,85% trong rổ hàng hoá. Cho nên với diễn biến này, dự báo CPI các tháng còn lại trong năm có thể trong khoảng 1-1,5%. Dự báo lạm phát cả năm 2008 đạt khoảng 28-30%.
Mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào cuối kỳ tính CPI nhưng đợt tăng giá xăng dầu hơn 30% vào đầu kỳ vẫn khiến nhóm dịch vụ giao thông, bưu chính viễn thông tăng mạnh.
Quyết định điều chỉnh giảm 1.000 đồng/lít đối với xăng A92 và dầu hoả được đưa ra bởi giá dầu thô thế giới đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, giá các sản phẩm xăng, dầu lại không giảm tương ứng với tỷ lệ giảm của giá dầu thô, đặc biệt là dầu mazut có tỷ lệ giảm thấp nhất là 7%.
Với giá bán 18.000 đồng/lít đối với xăng A92 và 19.000 đồng/lít đối với dầu hoả như hiện nay thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã có lãi. Quyết định điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu là một động thái tích cực của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tác động của việc điều chỉnh giá xăng đối với chỉ số CPI trong tháng 8 này là không nhiều, vì đợt giảm giá lần này không nhiều bằng đợt tăng giá xăng ngày 21/7 vừa qua.
Hiện nay, giá xăng, dầu hoả đã giảm 5%, mức độ chỉ bằng 1/6 mức tăng trong tháng 7 vừa qua.
Chính vì vậy, các chuyên gia của Bộ Công Thương dự báo giá xăng giảm sẽ không tác động trực tiếp lên CPI tháng 8. Nhưng dù chỉ giảm 1.000 đồng/lít so với trước đó, những tác động tích cực từ việc giảm giá xăng đối với CPI sẽ thể hiện rõ hơn trong vài tháng tới, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI tháng 9 và hỗ trợ cho đà giảm của CPI. Bài toán giá xăng dầu trong nước là một bài toán có nhiều biến số khác nhau, chứ không chỉ căn cứ vào giá dầu thô trên thị trường thế giới.
Vì vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, việc điều hành kinh tế trong thời gian tới vẫn phải tập trung vào 3 mục tiêu là kiềm chế lạm phát, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và an sinh xã hội. Ngoài ra trong mọi hoàn cảnh chúng ta vẫn phải đảm bảo an ninh năng lượng.
Tuy nhiên, mức tăng này vẫn cao hơn mức tăng 1,13% của tháng 7.
Cơ sở để đưa ra nhận định trên là do giá lương thực vẫn tiếp tục xu hướng giảm và giá nhiều mặt hàng tiêu dùng khác cũng giảm nhẹ, nhờ tỷ giá USD/VND giảm mạnh. Diễn biến giá cả trong các tháng 7 - 8 khác so với các tháng 2 - 3, đó là giá lương thực, thực phẩm đang trong xu hướng giảm. Giá các mặt hàng như nhà ở, vật liệu xây dựng... cũng khá ổn định và khó tăng thêm do giá đã ở mức khá cao.
Theo cách tính CPI hiện nay, giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng tới 42,85% trong rổ hàng hoá. Cho nên với diễn biến này, dự báo CPI các tháng còn lại trong năm có thể trong khoảng 1-1,5%. Dự báo lạm phát cả năm 2008 đạt khoảng 28-30%.
Mặc dù giá xăng dầu được điều chỉnh giảm vào cuối kỳ tính CPI nhưng đợt tăng giá xăng dầu hơn 30% vào đầu kỳ vẫn khiến nhóm dịch vụ giao thông, bưu chính viễn thông tăng mạnh.
Quyết định điều chỉnh giảm 1.000 đồng/lít đối với xăng A92 và dầu hoả được đưa ra bởi giá dầu thô thế giới đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên, giá các sản phẩm xăng, dầu lại không giảm tương ứng với tỷ lệ giảm của giá dầu thô, đặc biệt là dầu mazut có tỷ lệ giảm thấp nhất là 7%.
Với giá bán 18.000 đồng/lít đối với xăng A92 và 19.000 đồng/lít đối với dầu hoả như hiện nay thì các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã có lãi. Quyết định điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu là một động thái tích cực của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, tác động của việc điều chỉnh giá xăng đối với chỉ số CPI trong tháng 8 này là không nhiều, vì đợt giảm giá lần này không nhiều bằng đợt tăng giá xăng ngày 21/7 vừa qua.
Hiện nay, giá xăng, dầu hoả đã giảm 5%, mức độ chỉ bằng 1/6 mức tăng trong tháng 7 vừa qua.
Chính vì vậy, các chuyên gia của Bộ Công Thương dự báo giá xăng giảm sẽ không tác động trực tiếp lên CPI tháng 8. Nhưng dù chỉ giảm 1.000 đồng/lít so với trước đó, những tác động tích cực từ việc giảm giá xăng đối với CPI sẽ thể hiện rõ hơn trong vài tháng tới, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến CPI tháng 9 và hỗ trợ cho đà giảm của CPI. Bài toán giá xăng dầu trong nước là một bài toán có nhiều biến số khác nhau, chứ không chỉ căn cứ vào giá dầu thô trên thị trường thế giới.
Vì vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, việc điều hành kinh tế trong thời gian tới vẫn phải tập trung vào 3 mục tiêu là kiềm chế lạm phát, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và an sinh xã hội. Ngoài ra trong mọi hoàn cảnh chúng ta vẫn phải đảm bảo an ninh năng lượng.