Cử tri Cà Mau gửi gắm gì tới Quốc hội?
Rất khác với nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, người dân Cà Mau có thể đến gặp đại biểu của họ mà không cần giấy mời
Có thể không có điều kiện theo dõi và góp ý cho hoạt động của Quốc hội, nhưng những gì kiến nghị ở địa phương chưa giải quyết được thì cử tri "méc" đại biểu Quốc hội, đó chính là gửi gắm sự tin tưởng của họ.
Đây là lời Bí thư Huyện ủy Huyện U minh, ông Lê Thanh Triều, sau cuộc tiếp xúc cử tri xã Khánh Hội của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn và đại biểu Trương Thị Yến Linh.
Rất khác với nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, người dân ở đây có thể đến gặp đại biểu của họ mà không cần giấy mời. Họ cũng không đề cập quá nhiều đến những vấn đề mang tính vĩ mô. Họ phản ánh với các vị do họ bầu ra những vấn đề phát sinh từ chính cuộc sống đời thường của họ, từ việc nông thủy sản bị tư thương ép giá cho đến việc hoàn thiện hạ tầng nông thôn…
Một số cô bác gia đình chính sách sau khi nhận quà thăm hỏi từ đại biểu Trần Văn cũng phản ánh những khó khăn trong đời sống của mình, từ miếng đất, cái nhà. Tất cả đều được đại biểu Văn ghi chép, trao đổi với các vị có trách nhiệm trong xã, trong huyện, có mặt tại buổi tiếp xúc.
Ông Văn chia sẻ, đây là những vấn đề được lặp lại ở hầu hết các buổi gặp gỡ bà con cô bác trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản chưa thể giải quyết rốt ráo đề nghị của bà con chính là nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn rất hạn hẹp do nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và chuẩn bị được ký kết, kể cả TPP và giá dầu thô giảm mạnh, nợ công ở mức cao.
Ông Văn cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn đầu tư trung hạn của ngân sách nhà nước sẽ vào khoảng trên 1.600 nghìn tỷ, tăng đáng kể so với 5 năm trước đó, chưa kể đến trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn ODA và tín dụng ưu đãi khác.
Đặc biệt, Chính phủ dự kiến sẽ tập trung nguồn lực cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới bên cạnh 21 chương trình mục tiêu do ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương. Tại kỳ họp thứ 10 khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua 2 chương trình mục tiêu quốc gia này.
Một vấn đề khác cũng được đại biểu Trần Văn đặc biệt quan tâm trong đợt tiếp xúc cử tri lần này là sự sụt giảm xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản - vốn là thế mạnh của Cà Mau.
Doanh nhân Ngô Quốc Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt cho biết, năm 2015 xuất khẩu của công ty giảm hơn 30% về giá trị và hơn 20% về sản lượng.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này nằm ở nghịch lý giá xuất khẩu ở các thị trường đều giảm nhưng giá tôm nguyên liệu trong nước lại tăng. Và vùng nguyên liệu vẫn hết sức bấp bênh, trong khi sự lũng đoạn của thương lái Trung Quốc vẫn là nỗi lo canh cánh.
Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn chứ không phải của riêng Quốc Việt, ông Tuấn cho biết.
Trao đổi về hướng tháo gỡ khó khăn, đại biểu Trần Văn cũng ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của Quốc Việt trong tổ chức sản xuất, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất và cùng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng Đất Mũi hỗ trợ toàn diện cho nông dân ở hai huyện Ngọc Hiển và Đầm Dơi nuôi tôm sinh thái, nuôi công nghiệp, phòng tránh dịch bệnh, năng suất cao, bảo vệ môi trường, hướng tới đạt chuẩn ASC.
Ông Văn cũng gợi mở hướng xuất khẩu sang thị trường Nga - một thị trường được cho là tiềm năng nhưng đường đi của doanh nghiệp còn không ít gập ghềnh.
Trong trách nhiệm của mình, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau và cá nhân tôi sẽ cùng chung tay góp sức để các sản phẩm thủy sản đạt chuẩn có thể chạm được tới các thị trường tiềm năng, ông Văn "hứa".
Đại biểu Trần Văn trao quà cho gia đình chính sách tại xã Khánh Hội, huyện U Minh (Cà Mau) - Ảnh: TC
Đây là lời Bí thư Huyện ủy Huyện U minh, ông Lê Thanh Triều, sau cuộc tiếp xúc cử tri xã Khánh Hội của Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Trần Văn và đại biểu Trương Thị Yến Linh.
Rất khác với nhiều cuộc tiếp xúc cử tri ở Hà Nội, người dân ở đây có thể đến gặp đại biểu của họ mà không cần giấy mời. Họ cũng không đề cập quá nhiều đến những vấn đề mang tính vĩ mô. Họ phản ánh với các vị do họ bầu ra những vấn đề phát sinh từ chính cuộc sống đời thường của họ, từ việc nông thủy sản bị tư thương ép giá cho đến việc hoàn thiện hạ tầng nông thôn…
Một số cô bác gia đình chính sách sau khi nhận quà thăm hỏi từ đại biểu Trần Văn cũng phản ánh những khó khăn trong đời sống của mình, từ miếng đất, cái nhà. Tất cả đều được đại biểu Văn ghi chép, trao đổi với các vị có trách nhiệm trong xã, trong huyện, có mặt tại buổi tiếp xúc.
Ông Văn chia sẻ, đây là những vấn đề được lặp lại ở hầu hết các buổi gặp gỡ bà con cô bác trước mỗi kỳ họp Quốc hội. Nhưng một trong những nguyên nhân cơ bản chưa thể giải quyết rốt ráo đề nghị của bà con chính là nguồn vốn cho đầu tư phát triển còn rất hạn hẹp do nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm nhanh trong bối cảnh nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và chuẩn bị được ký kết, kể cả TPP và giá dầu thô giảm mạnh, nợ công ở mức cao.
Ông Văn cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn đầu tư trung hạn của ngân sách nhà nước sẽ vào khoảng trên 1.600 nghìn tỷ, tăng đáng kể so với 5 năm trước đó, chưa kể đến trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn ODA và tín dụng ưu đãi khác.
Đặc biệt, Chính phủ dự kiến sẽ tập trung nguồn lực cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và Xây dựng nông thôn mới bên cạnh 21 chương trình mục tiêu do ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương. Tại kỳ họp thứ 10 khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới đây, Quốc hội sẽ thảo luận và thông qua 2 chương trình mục tiêu quốc gia này.
Một vấn đề khác cũng được đại biểu Trần Văn đặc biệt quan tâm trong đợt tiếp xúc cử tri lần này là sự sụt giảm xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản - vốn là thế mạnh của Cà Mau.
Doanh nhân Ngô Quốc Tuấn, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH kinh doanh chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Quốc Việt cho biết, năm 2015 xuất khẩu của công ty giảm hơn 30% về giá trị và hơn 20% về sản lượng.
Nguyên nhân của sự sụt giảm này nằm ở nghịch lý giá xuất khẩu ở các thị trường đều giảm nhưng giá tôm nguyên liệu trong nước lại tăng. Và vùng nguyên liệu vẫn hết sức bấp bênh, trong khi sự lũng đoạn của thương lái Trung Quốc vẫn là nỗi lo canh cánh.
Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn chứ không phải của riêng Quốc Việt, ông Tuấn cho biết.
Trao đổi về hướng tháo gỡ khó khăn, đại biểu Trần Văn cũng ghi nhận những nỗ lực vượt bậc của Quốc Việt trong tổ chức sản xuất, không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất và cùng với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban quản lý rừng Đất Mũi hỗ trợ toàn diện cho nông dân ở hai huyện Ngọc Hiển và Đầm Dơi nuôi tôm sinh thái, nuôi công nghiệp, phòng tránh dịch bệnh, năng suất cao, bảo vệ môi trường, hướng tới đạt chuẩn ASC.
Ông Văn cũng gợi mở hướng xuất khẩu sang thị trường Nga - một thị trường được cho là tiềm năng nhưng đường đi của doanh nghiệp còn không ít gập ghềnh.
Trong trách nhiệm của mình, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cà Mau và cá nhân tôi sẽ cùng chung tay góp sức để các sản phẩm thủy sản đạt chuẩn có thể chạm được tới các thị trường tiềm năng, ông Văn "hứa".
Đại biểu Trần Văn trao quà cho gia đình chính sách tại xã Khánh Hội, huyện U Minh (Cà Mau) - Ảnh: TC