“Cuộc chiến” lãng mạn của vàng
Ngân hàng Nhà nước đã nắm phần thắng lớn, với hàng trăm tỷ đồng lãi chỉ trong vòng chưa đầy một tháng
Ngày 16/4, Ngân hàng Nhà nước tiến hành phiên đấu thầu vàng miếng thứ 7, đưa thị trường này trở thành cuộc chiến lãng mạn nhất từ trước đến nay. Ngân hàng Nhà nước đã nắm phần thắng lớn, với hàng trăm tỷ đồng lãi thu về chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.
Từ phiên đấu thầu đầu tiên với 24 nghìn lượng vàng bị ế, đến các phiên sau, bán chạy vèo vèo với hàng tấn vàng được tung ra thị trường, Ngân hàng Nhà nước tỏ ra là một nhà kinh doanh thượng thặng, khi lúc rắn, lúc mềm khá nhuần nhị trong kinh doanh vàng, cho dù Ngân hàng Nhà nước luôn khẳng định rằng không vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi có doanh nghiệp kinh doanh vàng, mở mắt qua đêm đã thấy bốc hơi hàng tỷ đồng.
Nếu như tại phiên đấu thầu vàng đầu tiên hôm 28/3, mức giá được đưa ra cao đến mức chỉ có 2/21 tổ chức tham gia trong phiên đấu thầu trúng thầu và Ngân hàng Nhà nước cũng thể hiện rõ một thái độ khủng khỉnh không cần phải “đắt hàng”. Thì sau 5 phiên liên tiếp thắng lớn, tại phiên thứ 7, mức giá được chào bán mềm đến mức bất ngờ, khi chỉ có 38,67 triệu đồng mỗi lượng, tuy vẫn cao hơn thế giới gần 5 triệu đồng, nhưng thấp hơn gần triệu đồng so với giá bán trong nước, trong khi các phiên trước đó, giá sàn chỉ thấp hơn một vài trăm nghìn đồng, có lần chỉ thấp hơn vài chục nghìn đồng so với thị trường ở cùng thời điểm.
Dĩ nhiên, tổng số lượng được mang ra chào bán chỉ là 26.000 lượng, bằng một nửa số lượng chào bán tại phiên thứ 6. Và mặc dù thị trường vàng thế giới lao dốc, diễn biến khó lường, 11 đơn vị vẫn quyết định mua vàng của Ngân hàng Nhà nước tại phiên thứ 7, với tổng số lượng trúng thầu 25.700 lượng.
Dồn dập tiến hành 7 phiên đấu thầu, với trung bình 3 ngày lại có một phiên, cuộc chiến mang tên vàng mỗi lúc một... im ắng khi phần thắng luôn nghiêng về một phía là Ngân hàng Nhà nước.
Nhiều doanh nghiệp, và cả một số chuyên gia cũng thể hiện sự bất mãn không giấu, khi cho rằng càng đấu thầu thì giá vàng trong nước càng gia tăng cách biệt với giá vàng thế giới, ở thế độc quyền nhập khẩu, sản xuất, định giá, Ngân hàng Nhà nước đã hưởng lợi lớn từ việc đấu thầu và là người kinh doanh vàng chứ không phải là người bình ổn giá.
Rồi với việc mua thấp bán cao như thời gian vừa qua, doanh nghiệp chưa thấy được quyết tâm bình ổn giá của Ngân hàng Nhà nước...
Thực tế, về phần mình, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa khi nào muốn bình ổn giá, mà chỉ đơn giản là thị trường thiếu cung vàng, thì Ngân hàng Nhà nước đưa vàng ra, để khẳng định cơ quan này thừa lực để can thiệp thị trường, còn việc doanh nghiệp có mua được hay không, là chuyện của doanh nghiệp.
Mục tiêu trước hết của Ngân hàng Nhà nước là nhằm định hướng, dẫn dắt thị trường, Ngân hàng Nhà nước không đặt mục tiêu lợi nhuận. Khi can thiệp trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước cũng phải tuân thủ các quy định liên quan tới an toàn dự trữ ngoại hối quốc gia.
Trong thông cáo phát đi hôm 12/4, Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng trong bối cảnh thị trường thế giới biến động phức tạp, khó lường, các phiên đấu thầu đã giúp tăng cung, và giảm áp lực mua trên thị trường. Thời gian tới sẽ liên tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn nhằm mục tiêu bình ổn thị trường vàng.
Có thể nói, với 7 phiên đấu thầu vàng như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được sự trách nhiệm trong bảo toàn dự trữ ngoại hối quốc gia, tất nhiên, những nghiệt ngã và ngậm ngùi mà bên thua cuộc phải nhận, là điều không thể thiếu vắng trong mọi cuộc chiến. Còn việc phải đưa được giá trong nước sát với giá vàng thế giới, thì ít nhất, trong thời điểm hiện tại, là “không tưởng”.
Nửa năm trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, khi trả lời trước Quốc hội, luôn cho rằng không có lý do để kéo giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới và cũng không cần thiết phải bình ổn thị trường này và nhận định này của ông Bình, đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của đại biểu Quốc hội.
Chính vì vậy, lý do đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước đề cập đến khi bắt đầu chính thức thực hiện các phiên đấu thầu vàng, là để thi hành theo chỉ đạo từ Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu bình ổn thị trường này.
Một điểm cộng nữa cho Ngân hàng Nhà nước là hàng trăm tỷ đồng lãi từ vàng mà Ngân hàng Nhà nước tạo ra được từ các phiên đấu thầu vừa qua, nếu số tiền này hoàn toàn chảy vào “túi” Nhà nước. Nhất là trong bối cảnh mà dự trữ vàng của các nước trong mấy ngày qua đã bốc hơi hàng chục tỷ USD.
Từ phiên đấu thầu đầu tiên với 24 nghìn lượng vàng bị ế, đến các phiên sau, bán chạy vèo vèo với hàng tấn vàng được tung ra thị trường, Ngân hàng Nhà nước tỏ ra là một nhà kinh doanh thượng thặng, khi lúc rắn, lúc mềm khá nhuần nhị trong kinh doanh vàng, cho dù Ngân hàng Nhà nước luôn khẳng định rằng không vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi có doanh nghiệp kinh doanh vàng, mở mắt qua đêm đã thấy bốc hơi hàng tỷ đồng.
Nếu như tại phiên đấu thầu vàng đầu tiên hôm 28/3, mức giá được đưa ra cao đến mức chỉ có 2/21 tổ chức tham gia trong phiên đấu thầu trúng thầu và Ngân hàng Nhà nước cũng thể hiện rõ một thái độ khủng khỉnh không cần phải “đắt hàng”. Thì sau 5 phiên liên tiếp thắng lớn, tại phiên thứ 7, mức giá được chào bán mềm đến mức bất ngờ, khi chỉ có 38,67 triệu đồng mỗi lượng, tuy vẫn cao hơn thế giới gần 5 triệu đồng, nhưng thấp hơn gần triệu đồng so với giá bán trong nước, trong khi các phiên trước đó, giá sàn chỉ thấp hơn một vài trăm nghìn đồng, có lần chỉ thấp hơn vài chục nghìn đồng so với thị trường ở cùng thời điểm.
Dĩ nhiên, tổng số lượng được mang ra chào bán chỉ là 26.000 lượng, bằng một nửa số lượng chào bán tại phiên thứ 6. Và mặc dù thị trường vàng thế giới lao dốc, diễn biến khó lường, 11 đơn vị vẫn quyết định mua vàng của Ngân hàng Nhà nước tại phiên thứ 7, với tổng số lượng trúng thầu 25.700 lượng.
Dồn dập tiến hành 7 phiên đấu thầu, với trung bình 3 ngày lại có một phiên, cuộc chiến mang tên vàng mỗi lúc một... im ắng khi phần thắng luôn nghiêng về một phía là Ngân hàng Nhà nước.
Nhiều doanh nghiệp, và cả một số chuyên gia cũng thể hiện sự bất mãn không giấu, khi cho rằng càng đấu thầu thì giá vàng trong nước càng gia tăng cách biệt với giá vàng thế giới, ở thế độc quyền nhập khẩu, sản xuất, định giá, Ngân hàng Nhà nước đã hưởng lợi lớn từ việc đấu thầu và là người kinh doanh vàng chứ không phải là người bình ổn giá.
Rồi với việc mua thấp bán cao như thời gian vừa qua, doanh nghiệp chưa thấy được quyết tâm bình ổn giá của Ngân hàng Nhà nước...
Thực tế, về phần mình, Ngân hàng Nhà nước cũng chưa khi nào muốn bình ổn giá, mà chỉ đơn giản là thị trường thiếu cung vàng, thì Ngân hàng Nhà nước đưa vàng ra, để khẳng định cơ quan này thừa lực để can thiệp thị trường, còn việc doanh nghiệp có mua được hay không, là chuyện của doanh nghiệp.
Mục tiêu trước hết của Ngân hàng Nhà nước là nhằm định hướng, dẫn dắt thị trường, Ngân hàng Nhà nước không đặt mục tiêu lợi nhuận. Khi can thiệp trên thị trường, Ngân hàng Nhà nước cũng phải tuân thủ các quy định liên quan tới an toàn dự trữ ngoại hối quốc gia.
Trong thông cáo phát đi hôm 12/4, Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng trong bối cảnh thị trường thế giới biến động phức tạp, khó lường, các phiên đấu thầu đã giúp tăng cung, và giảm áp lực mua trên thị trường. Thời gian tới sẽ liên tục tổ chức các phiên đấu thầu với khối lượng đủ lớn nhằm mục tiêu bình ổn thị trường vàng.
Có thể nói, với 7 phiên đấu thầu vàng như vậy, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện được sự trách nhiệm trong bảo toàn dự trữ ngoại hối quốc gia, tất nhiên, những nghiệt ngã và ngậm ngùi mà bên thua cuộc phải nhận, là điều không thể thiếu vắng trong mọi cuộc chiến. Còn việc phải đưa được giá trong nước sát với giá vàng thế giới, thì ít nhất, trong thời điểm hiện tại, là “không tưởng”.
Nửa năm trước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, khi trả lời trước Quốc hội, luôn cho rằng không có lý do để kéo giá vàng trong nước liên thông với giá vàng thế giới và cũng không cần thiết phải bình ổn thị trường này và nhận định này của ông Bình, đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của đại biểu Quốc hội.
Chính vì vậy, lý do đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước đề cập đến khi bắt đầu chính thức thực hiện các phiên đấu thầu vàng, là để thi hành theo chỉ đạo từ Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu bình ổn thị trường này.
Một điểm cộng nữa cho Ngân hàng Nhà nước là hàng trăm tỷ đồng lãi từ vàng mà Ngân hàng Nhà nước tạo ra được từ các phiên đấu thầu vừa qua, nếu số tiền này hoàn toàn chảy vào “túi” Nhà nước. Nhất là trong bối cảnh mà dự trữ vàng của các nước trong mấy ngày qua đã bốc hơi hàng chục tỷ USD.