Rớt 9%, vàng có phiên giảm giá mạnh nhất kể từ 1983
Phiên giảm giá “vô tiền khoáng hậu” vào đêm qua của giá vàng là kết quả của một đợt bán tháo vàng khổng lồ
“Bốc hơi” 125 USD/oz trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá vàng đã có phiên giảm giá tồi tệ nhất trong lịch sử xét về giá trị tuyệt đối. Nếu xét về giá trị tương đối, thì mức sụt 9% trong phiên này cũng là mạnh nhất kể từ đầu thập niên 1980 tới nay.
Phiên giảm giá “vô tiền khoáng hậu” vào đêm qua của vàng là kết quả của một đợt bán tháo vàng khổng lồ khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào kim loại quý và muốn đi tìm những tài sản có thể đem lại cho họ mức lợi nhuận lớn hơn.
Các thị trường hàng hóa cơ bản và chứng khoán toàn cầu đồng loạt lao dốc trong phiên ngày hôm qua. Nhưng cú sụt giảm lớn nhất đã diễn ra trên thị trường kim loại quý, nơi giá vàng chạm mức thấp nhất trong 2 năm. Giá bạc bị “gọt” mất trên 12%, giá bạch kim mất 5,7%, và giá palladium sụt gần 7,7%.
Theo hãng tin Reuters, tốc độ sụt giảm của giá vàng trong phiên hôm qua, nối tiếp phiên giảm trên 5% vào thứ Sáu tuần trước, đã khiến các nhà đầu tư lâu năm - những người xem vàng như một tài sản chống lạm phát và rủi ro hàng đầu - không khỏi ngạc nhiên.
Mức giảm tuyệt đối trong phiên này của giá vàng vượt xa mức giảm ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 22/1/1980, một ngày sau khi giá vàng lập kỷ lục ở thời điểm đó là mức 850 USD/oz do cú sốc dầu lửa, kết quả của việc Liên Xô can thiệp vào Afghanistan và cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran.
Tính về tỷ lệ phần trăm, vàng hôm qua đã có phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 1983. Trong hai phiên vừa qua, giá vàng đã sụt tổng cộng khoảng 210 USD/oz, tương đương mức giảm khoảng 5,3 triệu đồng/lượng.
Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay giảm 124,4 USD/oz, tương đương giảm 8,4%, còn 1.353,6 USD/oz. Trước đó, giá vàng có thời điểm giảm xuống còn 1.336 USD/oz, tương đương giảm khoảng 9%.
Trên thị trường giao sau, giá vàng giao tháng 6 chốt phiên với mức giảm 140,3 USD/oz, còn 1.361,1 USD/oz. Reuters cho biết, khối lượng giao dịch trên thị trường vàng giao sau của Mỹ tăng bùng nổ, đạt mức kỷ lục trên 700.000 lô, gấp khoảng 4 lần so với mức trung bình của 30 ngày.
Hai phiên giảm “kinh hoàng” vừa qua của giá vàng không hề là kết quả của sự thay đổi đột ngột nào liên quan tới kinh tế vĩ mô, mặc dù thời gian qua, đã có một vài nhân tố giúp vàng duy trì sự tăng giá, bất chấp những kênh đầu tư khác như chứng khoán “cất cánh”.
Tuần trước, giới đầu tư đã bắt đầu bán tháo vàng sau khi có tin Ngân hàng Trung ương Cyprus có thể sẽ bán ra dự trữ vàng để có tiền cứu các ngân hàng, đẩy giá vàng tuột khỏi ngưỡng 1.500 USD/oz. Tuy vậy, không có nhiều nhà phân tích xem việc Cyprus bán vàng sẽ mở màn cho một đợt xả vàng của các ngân hàng trung ương.
“Áp lực từ kế hoạch bán vàng của Cyprus chỉ là một trong những nhân tố. Nhưng khi một con gà bắt đầu chạy khỏi chuồng, thì cả đàn cũng lao theo”, ông Robert Richardson, nhà giao dịch cao cấp thuộc hãng môi giới W. D. Latimer của Canada, đánh giá.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu thị trường giá lên (bull) kéo dài suốt 12 năm qua của vàng đã đi vào hồi kết. Hiện giá vàng đang ở ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 2/2011 và đã mất khoảng một nửa mức tăng đạt được từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. So với đỉnh cao kỷ lục 1.920,3 USD/oz đạt được vào tháng 9/2011, giá vàng hiện giảm khoảng 550 USD/oz.
Những tín hiệu gần đây về việc các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đang tiến gần tới quyết định kết thúc chính sách nới lỏng định lượng cũng gây nhiều bất lợi cho vàng. Trong mấy năm qua, giá vàng tăng cao được phần nhiều là dựa vào các chương trình bơm tiền gây kỳ vọng lạm phát của FED.
Hôm qua, hai vụ nổ đã xảy ra trong một cuộc chạy đua marathon ở Boston, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 23 người khác bị thương. Giá vàng đã tăng nhẹ trước tin này, nhưng giảm mạnh trở lại sau đó.
Thị trường tài chính toàn cầu đã chịu ảnh hưởng bất lợi từ những diễn biến trên thị trường vàng nói riêng và hàng hóa cơ bản nói chung trong phiên hôm qua. Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, chỉ số Standard & Poor’s GSCI, thước đo của 24 loại hàng hóa cơ bản đã giảm 2,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11/2012.
Chỉ số MSCI All-Country World của thị trường chứng khoán toàn cầu giảm 1,8%, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall giảm 2,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11. Trong đó, dẫn đầu sự sụt giảm của thị trường là các cổ phiếu liên quan tới hàng hóa cơ bản.
Reuters dẫn lời ông David Govett, người đứng đầu mảng kim loại quý thuộc công ty Marex Spectron ở London, cho biết, việc “thanh lý” vàng diễn ra trên mọi ngóc ngách của thị trường trong phiên đêm qua. Các quỹ tín thác, các nhà đầu cơ, và thậm chí cả những người nắm giữ vàng vật chất ở hai thị trường vàng lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng bán vàng.
“Thị trường chỉ nghĩ duy nhất một việc là phải tháo chạy”, ông Govett nhận xét.
Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua tiếp tục bán ròng vàng, nhưng mức bán không lớn như trong phiên thứ Sáu tuần trước. Phiên này, quỹ bán 4,3 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.454,3 tấn vàng. Tuần trước, quỹ này bán 46,7 tấn vàng.
Nhà đầu cơ tỷ phú John Paulson hiện là cổ đông lớn nhất của SPDR Gold Trust. Chắc chắn, phiên giảm kỷ lục đêm qua của giá vàng đã gây thiệt hại lớn cho ông Paulson.
Phiên giảm giá “vô tiền khoáng hậu” vào đêm qua của vàng là kết quả của một đợt bán tháo vàng khổng lồ khi các nhà đầu tư mất niềm tin vào kim loại quý và muốn đi tìm những tài sản có thể đem lại cho họ mức lợi nhuận lớn hơn.
Các thị trường hàng hóa cơ bản và chứng khoán toàn cầu đồng loạt lao dốc trong phiên ngày hôm qua. Nhưng cú sụt giảm lớn nhất đã diễn ra trên thị trường kim loại quý, nơi giá vàng chạm mức thấp nhất trong 2 năm. Giá bạc bị “gọt” mất trên 12%, giá bạch kim mất 5,7%, và giá palladium sụt gần 7,7%.
Theo hãng tin Reuters, tốc độ sụt giảm của giá vàng trong phiên hôm qua, nối tiếp phiên giảm trên 5% vào thứ Sáu tuần trước, đã khiến các nhà đầu tư lâu năm - những người xem vàng như một tài sản chống lạm phát và rủi ro hàng đầu - không khỏi ngạc nhiên.
Mức giảm tuyệt đối trong phiên này của giá vàng vượt xa mức giảm ghi nhận trong phiên giao dịch ngày 22/1/1980, một ngày sau khi giá vàng lập kỷ lục ở thời điểm đó là mức 850 USD/oz do cú sốc dầu lửa, kết quả của việc Liên Xô can thiệp vào Afghanistan và cuộc cách mạng Hồi giáo ở Iran.
Tính về tỷ lệ phần trăm, vàng hôm qua đã có phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 1983. Trong hai phiên vừa qua, giá vàng đã sụt tổng cộng khoảng 210 USD/oz, tương đương mức giảm khoảng 5,3 triệu đồng/lượng.
Lúc đóng cửa, giá vàng giao ngay giảm 124,4 USD/oz, tương đương giảm 8,4%, còn 1.353,6 USD/oz. Trước đó, giá vàng có thời điểm giảm xuống còn 1.336 USD/oz, tương đương giảm khoảng 9%.
Trên thị trường giao sau, giá vàng giao tháng 6 chốt phiên với mức giảm 140,3 USD/oz, còn 1.361,1 USD/oz. Reuters cho biết, khối lượng giao dịch trên thị trường vàng giao sau của Mỹ tăng bùng nổ, đạt mức kỷ lục trên 700.000 lô, gấp khoảng 4 lần so với mức trung bình của 30 ngày.
Hai phiên giảm “kinh hoàng” vừa qua của giá vàng không hề là kết quả của sự thay đổi đột ngột nào liên quan tới kinh tế vĩ mô, mặc dù thời gian qua, đã có một vài nhân tố giúp vàng duy trì sự tăng giá, bất chấp những kênh đầu tư khác như chứng khoán “cất cánh”.
Tuần trước, giới đầu tư đã bắt đầu bán tháo vàng sau khi có tin Ngân hàng Trung ương Cyprus có thể sẽ bán ra dự trữ vàng để có tiền cứu các ngân hàng, đẩy giá vàng tuột khỏi ngưỡng 1.500 USD/oz. Tuy vậy, không có nhiều nhà phân tích xem việc Cyprus bán vàng sẽ mở màn cho một đợt xả vàng của các ngân hàng trung ương.
“Áp lực từ kế hoạch bán vàng của Cyprus chỉ là một trong những nhân tố. Nhưng khi một con gà bắt đầu chạy khỏi chuồng, thì cả đàn cũng lao theo”, ông Robert Richardson, nhà giao dịch cao cấp thuộc hãng môi giới W. D. Latimer của Canada, đánh giá.
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu thị trường giá lên (bull) kéo dài suốt 12 năm qua của vàng đã đi vào hồi kết. Hiện giá vàng đang ở ngưỡng thấp nhất kể từ tháng 2/2011 và đã mất khoảng một nửa mức tăng đạt được từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. So với đỉnh cao kỷ lục 1.920,3 USD/oz đạt được vào tháng 9/2011, giá vàng hiện giảm khoảng 550 USD/oz.
Những tín hiệu gần đây về việc các quan chức của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể đang tiến gần tới quyết định kết thúc chính sách nới lỏng định lượng cũng gây nhiều bất lợi cho vàng. Trong mấy năm qua, giá vàng tăng cao được phần nhiều là dựa vào các chương trình bơm tiền gây kỳ vọng lạm phát của FED.
Hôm qua, hai vụ nổ đã xảy ra trong một cuộc chạy đua marathon ở Boston, khiến ít nhất 2 người thiệt mạng và 23 người khác bị thương. Giá vàng đã tăng nhẹ trước tin này, nhưng giảm mạnh trở lại sau đó.
Thị trường tài chính toàn cầu đã chịu ảnh hưởng bất lợi từ những diễn biến trên thị trường vàng nói riêng và hàng hóa cơ bản nói chung trong phiên hôm qua. Theo số liệu của hãng tin Bloomberg, chỉ số Standard & Poor’s GSCI, thước đo của 24 loại hàng hóa cơ bản đã giảm 2,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11/2012.
Chỉ số MSCI All-Country World của thị trường chứng khoán toàn cầu giảm 1,8%, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Phố Wall giảm 2,3%, mạnh nhất kể từ tháng 11. Trong đó, dẫn đầu sự sụt giảm của thị trường là các cổ phiếu liên quan tới hàng hóa cơ bản.
Reuters dẫn lời ông David Govett, người đứng đầu mảng kim loại quý thuộc công ty Marex Spectron ở London, cho biết, việc “thanh lý” vàng diễn ra trên mọi ngóc ngách của thị trường trong phiên đêm qua. Các quỹ tín thác, các nhà đầu cơ, và thậm chí cả những người nắm giữ vàng vật chất ở hai thị trường vàng lớn nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng bán vàng.
“Thị trường chỉ nghĩ duy nhất một việc là phải tháo chạy”, ông Govett nhận xét.
Quỹ tín thác vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust hôm qua tiếp tục bán ròng vàng, nhưng mức bán không lớn như trong phiên thứ Sáu tuần trước. Phiên này, quỹ bán 4,3 tấn vàng, giảm khối lượng nắm giữ còn 1.454,3 tấn vàng. Tuần trước, quỹ này bán 46,7 tấn vàng.
Nhà đầu cơ tỷ phú John Paulson hiện là cổ đông lớn nhất của SPDR Gold Trust. Chắc chắn, phiên giảm kỷ lục đêm qua của giá vàng đã gây thiệt hại lớn cho ông Paulson.