Đã “chốt” 4 bộ trưởng trực tiếp trả lời chất vấn
Trong số 5 vị đã đề xuất, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không được chọn trả lời chất vấn trực tiếp
Trong số 5 vị đã đề xuất, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch không được chọn trả lời chất vấn trực tiếp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói với VnEconomy bên hành lang Quốc hội, sáng 4/6.
Lần này, theo ông Phúc, có tới 435 vị đại biểu tham gia chọn người trả lời chất vấn trực tiếp, qua phiếu thăm dò, là con số cao nhất từ trước đến nay.
Kết quả này là do đoàn thư ký kỳ họp đã đổi mới cách làm, sau khi tiếp thu ý kiến từ báo chí, ông Phúc cho biết. Đó là, không phát phiếu thăm dò cho các đại biểu trên bàn nữa mà giao cho các thư kỳ đoàn và các thư ký đoàn có trách nhiệm thu và ký nhận, như vậy thì biết được ai gửi, ai chưa gửi.
Phải có câu hỏi mới mời chất vấn
Và danh sách bốn vị được lựa chọn là theo kết quả từ cao xuống thấp tại phiếu thăm dò, thưa ông?
Theo kết quả thì chọn từ phiếu cao nhất xuống, nhưng vẫn phải bảo đảm hài hòa kinh tế - xã hội.
Trong nhóm này có 3 bộ trưởng kinh tế, gồm bộ trưởng các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ. Trong hai bộ còn lại thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có số phiếu cao hơn nên được lựa chọn.
Phiếu xin ý kiến có mục dành cho đại biểu đề xuất thêm các vị ngoài danh sách. Vậy ngoài các vị bộ trường trên, thì bộ trưởng nào có nhiều đề xuất chất vấn và trả lời chất vấn?
Thực ra các bộ trưởng đề xuất thêm không nhiều, cao nhất chỉ có 6 ý kiến, với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 sắp hết rồi, nhưng có bộ trưởng chưa bao giờ đăng đàn, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao, dù rất nhiều vấn đề liên quan đến hai bộ này được cử tri và đại biểu cùng quan tâm?
Một nguyên tắc rất quan trọng là khi quyết định chất vấn bộ trưởng nào đó, là phải có đại biểu đặt câu hỏi chất vấn. Nếu không có câu hỏi chất vấn thì sẽ không có cơ sở để bộ trưởng trả lời chất vấn được, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Như vừa rồi, vấn đề thuộc Bộ Xây dựng nổi lên về an toàn, tai nạn rất nhiều, nhưng đại biểu không có chất vấn nào cả, nên không có cơ sở để mời Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời chất vấn nữa.
Cơ sở chọn người chất vấn dựa vào số lượng chất vấn bằng văn bản theo nhiều đại biểu là không hợp lý, vì họ nói đã chất vấn bằng văn bản thì sẽ không nêu lại khi chất vấn trực tiếp nữa?
Không phải. Ngay từ đầu kỳ họp đã có mẫu văn bản để đại biểu đăng ký ý kiến chất vấn, sau 10 ngày thì mới thu lại và không thấy có câu hỏi liên quan thì không chọn được.
Rất mong Thủ tướng trả lời chất vấn
Theo thông lệ thì kỳ họp giữa năm Thủ tướng thường ủy quyền cho một phó thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp, song nhiều đại biều bày tỏ rất muốn Thủ tướng trả lời chất vấn?
Tôi rất mong như thế, rất mong Thủ tướng trả lời chất vấn. Trong thiết kế thì ghi Thủ tướng trả lời những vẫn mở ngoặc đơn là có thể ủy quyền phó thủ tướng. Việc ủy quyền là thẩm quyền của Thủ tướng, còn câu hỏi vẫn là dành cho Thủ tướng. Tôi rất mong Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đề nghị Thủ tướng trả lời chất vấn không?
Trong văn bản gửi đại biểu Quốc hội thì có nội dung đề nghị Thủ tướng trả lời chất vấn, nhưng vẫn có mởi ngoặc đơn là có thể ủy quyền. Rất rộng rãi. Với những vấn đề cần người đứng đầu Chính phủ trả lời thì Thủ tướng trả lời. Cá nhân tôi thì rất mong Thủ tướng trả lời.
Các phiên phó thủ tướng hoặc Thủ tướng đăng đàn được mong đợi nhất, vì khi chưa thỏa mãn trả lời của bộ trưởng thì sẽ tiếp tục chất vấn các vị này, nhưng thời gian trả lời trực tiếp thường rất ít?
Trong chất vấn lần này đã đổi mới, yêu cầu các bộ trưởng không đi vào việc báo cáo thành tích của ngành, không đọc báo cáo mà chỉ 5 phút, còn tập trung vào trả lời chất vấn trực tiếp.
Còn báo cáo của phó thủ tướng thì chỉ 15-20 phút, như thế phần hỏi đáp trực tiếp sẽ dài hơn.
Trong những nhóm vấn đề chất vấn, ông quan tâm vấn đề nào nhất?
Kỳ này các vị bộ trưởng trả lời chất vấn đều liên quan đến vấn đề thời sự. Đó là khi làm sao để hàng hóa Việt Nam khi hội nhập không bị thua thiệt trên thị trường, bảo đảm chất lượng, đủ sức cạnh tranh.
Với Bộ Công Thương thì làm sao khi hàng hóa sản xuất ra có thị trường xuất khẩu, tránh việc như câu chuyện dưa hấu vừa qua. Rồi cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quản lý thị trường tốt, không để hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Khoa học công nghệ thì giúp cho việc làm sao đổi mới công nghệ, để hàng hóa sản xuất ra có giá thành hạ xuống, năng suất, tránh câu chuyện 17 người Việt Nam sản xuất chỉ bằng một ông Singapore. Điều này đòi hỏi phải làm sao để tăng năng suất thì mới cạnh tranh được. Những vấn đề này tôi rất tâm đắc để chất vấn.
Lần này, theo ông Phúc, có tới 435 vị đại biểu tham gia chọn người trả lời chất vấn trực tiếp, qua phiếu thăm dò, là con số cao nhất từ trước đến nay.
Kết quả này là do đoàn thư ký kỳ họp đã đổi mới cách làm, sau khi tiếp thu ý kiến từ báo chí, ông Phúc cho biết. Đó là, không phát phiếu thăm dò cho các đại biểu trên bàn nữa mà giao cho các thư kỳ đoàn và các thư ký đoàn có trách nhiệm thu và ký nhận, như vậy thì biết được ai gửi, ai chưa gửi.
Phải có câu hỏi mới mời chất vấn
Và danh sách bốn vị được lựa chọn là theo kết quả từ cao xuống thấp tại phiếu thăm dò, thưa ông?
Theo kết quả thì chọn từ phiếu cao nhất xuống, nhưng vẫn phải bảo đảm hài hòa kinh tế - xã hội.
Trong nhóm này có 3 bộ trưởng kinh tế, gồm bộ trưởng các bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ. Trong hai bộ còn lại thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có số phiếu cao hơn nên được lựa chọn.
Phiếu xin ý kiến có mục dành cho đại biểu đề xuất thêm các vị ngoài danh sách. Vậy ngoài các vị bộ trường trên, thì bộ trưởng nào có nhiều đề xuất chất vấn và trả lời chất vấn?
Thực ra các bộ trưởng đề xuất thêm không nhiều, cao nhất chỉ có 6 ý kiến, với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 sắp hết rồi, nhưng có bộ trưởng chưa bao giờ đăng đàn, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao, dù rất nhiều vấn đề liên quan đến hai bộ này được cử tri và đại biểu cùng quan tâm?
Một nguyên tắc rất quan trọng là khi quyết định chất vấn bộ trưởng nào đó, là phải có đại biểu đặt câu hỏi chất vấn. Nếu không có câu hỏi chất vấn thì sẽ không có cơ sở để bộ trưởng trả lời chất vấn được, như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Như vừa rồi, vấn đề thuộc Bộ Xây dựng nổi lên về an toàn, tai nạn rất nhiều, nhưng đại biểu không có chất vấn nào cả, nên không có cơ sở để mời Bộ trưởng Bộ Xây dựng trả lời chất vấn nữa.
Cơ sở chọn người chất vấn dựa vào số lượng chất vấn bằng văn bản theo nhiều đại biểu là không hợp lý, vì họ nói đã chất vấn bằng văn bản thì sẽ không nêu lại khi chất vấn trực tiếp nữa?
Không phải. Ngay từ đầu kỳ họp đã có mẫu văn bản để đại biểu đăng ký ý kiến chất vấn, sau 10 ngày thì mới thu lại và không thấy có câu hỏi liên quan thì không chọn được.
Rất mong Thủ tướng trả lời chất vấn
Theo thông lệ thì kỳ họp giữa năm Thủ tướng thường ủy quyền cho một phó thủ tướng trả lời chất vấn trực tiếp, song nhiều đại biều bày tỏ rất muốn Thủ tướng trả lời chất vấn?
Tôi rất mong như thế, rất mong Thủ tướng trả lời chất vấn. Trong thiết kế thì ghi Thủ tướng trả lời những vẫn mở ngoặc đơn là có thể ủy quyền phó thủ tướng. Việc ủy quyền là thẩm quyền của Thủ tướng, còn câu hỏi vẫn là dành cho Thủ tướng. Tôi rất mong Thủ tướng sẽ trả lời chất vấn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đề nghị Thủ tướng trả lời chất vấn không?
Trong văn bản gửi đại biểu Quốc hội thì có nội dung đề nghị Thủ tướng trả lời chất vấn, nhưng vẫn có mởi ngoặc đơn là có thể ủy quyền. Rất rộng rãi. Với những vấn đề cần người đứng đầu Chính phủ trả lời thì Thủ tướng trả lời. Cá nhân tôi thì rất mong Thủ tướng trả lời.
Các phiên phó thủ tướng hoặc Thủ tướng đăng đàn được mong đợi nhất, vì khi chưa thỏa mãn trả lời của bộ trưởng thì sẽ tiếp tục chất vấn các vị này, nhưng thời gian trả lời trực tiếp thường rất ít?
Trong chất vấn lần này đã đổi mới, yêu cầu các bộ trưởng không đi vào việc báo cáo thành tích của ngành, không đọc báo cáo mà chỉ 5 phút, còn tập trung vào trả lời chất vấn trực tiếp.
Còn báo cáo của phó thủ tướng thì chỉ 15-20 phút, như thế phần hỏi đáp trực tiếp sẽ dài hơn.
Trong những nhóm vấn đề chất vấn, ông quan tâm vấn đề nào nhất?
Kỳ này các vị bộ trưởng trả lời chất vấn đều liên quan đến vấn đề thời sự. Đó là khi làm sao để hàng hóa Việt Nam khi hội nhập không bị thua thiệt trên thị trường, bảo đảm chất lượng, đủ sức cạnh tranh.
Với Bộ Công Thương thì làm sao khi hàng hóa sản xuất ra có thị trường xuất khẩu, tránh việc như câu chuyện dưa hấu vừa qua. Rồi cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm quản lý thị trường tốt, không để hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Khoa học công nghệ thì giúp cho việc làm sao đổi mới công nghệ, để hàng hóa sản xuất ra có giá thành hạ xuống, năng suất, tránh câu chuyện 17 người Việt Nam sản xuất chỉ bằng một ông Singapore. Điều này đòi hỏi phải làm sao để tăng năng suất thì mới cạnh tranh được. Những vấn đề này tôi rất tâm đắc để chất vấn.