Đa dạng hóa thị trường lao động cho người nghèo
Từ năm 2010 sẽ triển khai rộng rãi đề án xuất khẩu lao động tại 61 huyện nghèo
Theo ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), ngoài khoản 3.173 tỷ đồng dành làm vốn tín dụng ưu đãi, Chính phủ sẽ dành 1.542 tỷ đồng để hỗ trợ về đào tạo ngoại ngữ, tiền ăn ở đi lại cho người đi xuất khẩu lao động từ 61 huyện nghèo.
Ông Quỳnh cũng khẳng định sẽ xem xét từng hợp đồng lao động ở tất cả các thị trường sao cho phù hợp với điều kiện của người nghèo.
Thưa ông, khi nào ngành lao động khởi động đề án xuất khẩu lao động tại 61 huyện nghèo? Sẽ thí điểm địa phương nào trước?
Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Bộ Tài chính đang chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính cũng như cùng với các bộ, ngành liên quan xúc tiến việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án và hướng dẫn các địa phương có các huyện nghèo thành lập tiểu ban chỉ đạo tại các huyện.
Từ nay đến hết năm 2009 sẽ làm thí điểm và từ năm 2010 sẽ thực hiện triển khai rộng rãi đề án này. Ngay trong tháng 5, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chọn 3 địa phương, dự kiến là Thanh Hóa, Yên Bái và Quảng Ngãi để thí điểm triển khai đề án, từ đó rút kinh nghiệm và mở rộng ra các huyện nghèo tại địa phương khác.
Việc thực hiện đề án chắc chắn sẽ gặp khó khăn, kể cả về trình độ người lao động, khoảng cách địa lý... Cục sẽ khắc phục bằng cách nào để đạt được mục tiêu đề ra?
Khi nghiên cứu xây dựng đề án, chúng tôi cũng đã nhận thấy mặt bằng về văn hóa, về nghề nghiệp của lao động tại 61 huyện nghèo là thấp hơn so với mặt bằng chung các địa phương khác.
Chính vì vậy, đề án mới tính đến việc hỗ trợ người lao động về đào tạo, trong đó có cả đào tạo về văn hóa, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, hỗ trợ cả về học phí, tiền ăn, ở đi lại đối với những người nghèo tại 61 huyện nghèo. Những người không thuộc diện nghèo tại các huyện này cũng được hỗ trợ học phí để học nghề.
Dự kiến là việc dạy nghề cho lao động 61 huyện nghèo sẽ mất thời gian nhiều hơn so với người lao động ở các nơi khác. Chúng tôi tính rằng, thời gian đào tạo được hỗ trợ theo các chính sách trong đề án tối đa là 12 tháng. Tất nhiên, tùy từng loại nghề, từng thị trường thời gian đào tạo sẽ khác nhau.
Trong quá trình thực hiện, sẽ nghiên cứu, phát hiện và tháo gỡ dần những vấn đề phát sinh. Vì vậy, trong giai đoạn thực hiện thí điểm, chúng ta sẽ phải nghiên cứu thật kỹ, triển khai thật bảo đảm để rút kinh nghiệm.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay, mục tiêu đặt ra là đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài từ nay đến hết năm 2010 liệu có khả thi?
Do tình hình khủng hoảng tài chính nên thị trường đang khó khăn nhưng theo dự báo, vào cuối năm nay và sang 2010, kinh tế có thể ổn định và phát triển trở lại. Mục tiêu 10.000 lao động từ nay đến năm 2010 theo tôi nếu thị trường ổn định trở lại thì có thể thực hiện được.
Tất nhiên, để đạt được các mục tiêu mà Đề án đặt ra, phải có bước đột phá trong công tác đào tạo nghề cho người lao động trong thời gian tới. Việc này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 5/2009. Khi bắt đầu triển khai thí điểm, sẽ tuyển chọn những người lao động có các điều kiện để tham gia chương trình và sẽ xúc tiến đào tạo ngay.
Theo cơ chế của Đề án, sau khi địa phương giới thiệu người, doanh nghiệp tuyển chọn thì cơ quan quản lý sẽ phối hợp cùng với doanh nghiệp và các trường nghề sẽ đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng.
Do đó, vai trò của địa phương, đặc biệt là vai trò của các tiểu ban chỉ đạo cấp huyện là rất quan trọng trong việc triển khai Đề án tại cơ sở. Cấp huyện sẽ là cơ quan phổ biến, tuyên truyền cho người lao động biết về Chương trình để họ tham gia và giới thiệu những người lao động có đủ điều kiện để DN lựa chọn đưa đi đào tạo.
Có những tiêu chí gì cho các doanh nghiệp được Cục “chọn mặt gửi vàng” tham gia chương trình này?
Hiện tiêu chí này đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng. Những nguyên tắc mà chúng tôi đề xuất với Bộ là, bước đầu sẽ chọn một số doanh nghiệp mạnh, có năng lực đã đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải có hợp đồng bảo lãnh an toàn đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường nào được đưa vào kế hoạch đối với người lao động tại huyện nghèo, thưa ông?
Hiện nay, về mặt Nhà nước, chúng ta có chương trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Đây là thị trường rất tốt và sẽ dành tỷ lệ đáng kể cho người lao động tại các huyện nghèo tham gia.
Trước mắt chúng tôi đang tập trung thí điểm vào thị trường Libya, thị trường này đang có nhu cầu nhận một số lượng lao động tương đối lớn. Tất nhiên không chỉ có Libya, Nhật Bản hay Hàn Quốc mà sẽ đa dạng hóa thị trường. Ở tất cả các thị trường, chúng ta cũng phải xem xét từng hợp đồng để sao cho phù hợp với điều kiện của người nghèo.
Ông Quỳnh cũng khẳng định sẽ xem xét từng hợp đồng lao động ở tất cả các thị trường sao cho phù hợp với điều kiện của người nghèo.
Thưa ông, khi nào ngành lao động khởi động đề án xuất khẩu lao động tại 61 huyện nghèo? Sẽ thí điểm địa phương nào trước?
Hiện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cùng Bộ Tài chính đang chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính cũng như cùng với các bộ, ngành liên quan xúc tiến việc thành lập ban chỉ đạo thực hiện đề án và hướng dẫn các địa phương có các huyện nghèo thành lập tiểu ban chỉ đạo tại các huyện.
Từ nay đến hết năm 2009 sẽ làm thí điểm và từ năm 2010 sẽ thực hiện triển khai rộng rãi đề án này. Ngay trong tháng 5, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ chọn 3 địa phương, dự kiến là Thanh Hóa, Yên Bái và Quảng Ngãi để thí điểm triển khai đề án, từ đó rút kinh nghiệm và mở rộng ra các huyện nghèo tại địa phương khác.
Việc thực hiện đề án chắc chắn sẽ gặp khó khăn, kể cả về trình độ người lao động, khoảng cách địa lý... Cục sẽ khắc phục bằng cách nào để đạt được mục tiêu đề ra?
Khi nghiên cứu xây dựng đề án, chúng tôi cũng đã nhận thấy mặt bằng về văn hóa, về nghề nghiệp của lao động tại 61 huyện nghèo là thấp hơn so với mặt bằng chung các địa phương khác.
Chính vì vậy, đề án mới tính đến việc hỗ trợ người lao động về đào tạo, trong đó có cả đào tạo về văn hóa, đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, hỗ trợ cả về học phí, tiền ăn, ở đi lại đối với những người nghèo tại 61 huyện nghèo. Những người không thuộc diện nghèo tại các huyện này cũng được hỗ trợ học phí để học nghề.
Dự kiến là việc dạy nghề cho lao động 61 huyện nghèo sẽ mất thời gian nhiều hơn so với người lao động ở các nơi khác. Chúng tôi tính rằng, thời gian đào tạo được hỗ trợ theo các chính sách trong đề án tối đa là 12 tháng. Tất nhiên, tùy từng loại nghề, từng thị trường thời gian đào tạo sẽ khác nhau.
Trong quá trình thực hiện, sẽ nghiên cứu, phát hiện và tháo gỡ dần những vấn đề phát sinh. Vì vậy, trong giai đoạn thực hiện thí điểm, chúng ta sẽ phải nghiên cứu thật kỹ, triển khai thật bảo đảm để rút kinh nghiệm.
Trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay, mục tiêu đặt ra là đưa 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài từ nay đến hết năm 2010 liệu có khả thi?
Do tình hình khủng hoảng tài chính nên thị trường đang khó khăn nhưng theo dự báo, vào cuối năm nay và sang 2010, kinh tế có thể ổn định và phát triển trở lại. Mục tiêu 10.000 lao động từ nay đến năm 2010 theo tôi nếu thị trường ổn định trở lại thì có thể thực hiện được.
Tất nhiên, để đạt được các mục tiêu mà Đề án đặt ra, phải có bước đột phá trong công tác đào tạo nghề cho người lao động trong thời gian tới. Việc này sẽ được thực hiện ngay trong tháng 5/2009. Khi bắt đầu triển khai thí điểm, sẽ tuyển chọn những người lao động có các điều kiện để tham gia chương trình và sẽ xúc tiến đào tạo ngay.
Theo cơ chế của Đề án, sau khi địa phương giới thiệu người, doanh nghiệp tuyển chọn thì cơ quan quản lý sẽ phối hợp cùng với doanh nghiệp và các trường nghề sẽ đào tạo tập trung tại các cơ sở đào tạo đảm bảo chất lượng.
Do đó, vai trò của địa phương, đặc biệt là vai trò của các tiểu ban chỉ đạo cấp huyện là rất quan trọng trong việc triển khai Đề án tại cơ sở. Cấp huyện sẽ là cơ quan phổ biến, tuyên truyền cho người lao động biết về Chương trình để họ tham gia và giới thiệu những người lao động có đủ điều kiện để DN lựa chọn đưa đi đào tạo.
Có những tiêu chí gì cho các doanh nghiệp được Cục “chọn mặt gửi vàng” tham gia chương trình này?
Hiện tiêu chí này đang được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng. Những nguyên tắc mà chúng tôi đề xuất với Bộ là, bước đầu sẽ chọn một số doanh nghiệp mạnh, có năng lực đã đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài và có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý lao động. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng phải có hợp đồng bảo lãnh an toàn đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Thị trường nào được đưa vào kế hoạch đối với người lao động tại huyện nghèo, thưa ông?
Hiện nay, về mặt Nhà nước, chúng ta có chương trình đưa lao động sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Đây là thị trường rất tốt và sẽ dành tỷ lệ đáng kể cho người lao động tại các huyện nghèo tham gia.
Trước mắt chúng tôi đang tập trung thí điểm vào thị trường Libya, thị trường này đang có nhu cầu nhận một số lượng lao động tương đối lớn. Tất nhiên không chỉ có Libya, Nhật Bản hay Hàn Quốc mà sẽ đa dạng hóa thị trường. Ở tất cả các thị trường, chúng ta cũng phải xem xét từng hợp đồng để sao cho phù hợp với điều kiện của người nghèo.